Giải pháp về xã hội và môi trƣờng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình mấy nếp (calamus tetradactylus Hance) ở vùng núi phía Bắc làm cơ sở để phát triển mở rộng (Trang 100)

Từ dự toán trồng 1ha cây Mây nếp đã thu hút đƣợc 160công lao động. Theo dự án 661, phát triển Song Mây đến năm 2010 là 80.000ha thì thu hút lƣợng công lao động sẽ rất lớn tới 12.800.000 công phục vụ cho gây trồng. Ngoài ra, tạo đƣợc việc làm cho rất nhiều làng nghề, doanh nghiệp và các cơ sở có liên quan đến Song Mây.

Việc trồng Song Mây luôn gắn với việc bảo vệ và phát triển rừng, vì trồng Song Mây dƣới tán rừng phải giữ đƣợc tàn che của rừng từ 0,3-0,5, phải giữ lại những cây gỗ có giá trị để làm giá thể leo cho Song Mây. Ngoài ra, Song Mây dƣới tán rừng làm tăng độ che phủ của rừng, tạo ra nhiều tầng tán trong rừng, góp phần đáng kể việc chống xói mòn rửa trôi đất, tăng cƣờng tích luỹ sinh khối hấp phụ khí CO2… vì thế góp phần bảo vệ môi trƣờng đáng kể.

Cần khuyến khích cộng đồng xây dựng mô hình trên diện tích rừng cộng đồng từ đó làm tăng chức năng quản lý của cộng đồng và tăng thu nhập từ việc trồng Song Mây.

Khuyến khích các hộ bảo vệ rừng thông qua phát triển các mô hình trồng Mây dƣới tán rừng. Mặt khác cần khuyến khích các hộ phát triển mô hình tạo ra vùng nguyên liệu và thông qua đó xây dựng các mô hình hoặc cho tham quan học tập các mô hình điển hình nhằm mở rộng diện tích trên quy mô lớn.

Chƣơng 5.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đã phân tích có thể rút ra một số kết luận sau đây: 1) Đánh giá các mô hình trồng phân tán trong vƣờn hộ ở Ba Vì – Hà Tây (cũ).

- Trong 6 mô hình thuộc 6 xã Khánh Thƣợng, Minh Quang, Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Phú Mãn và xã Phú Cát tại Hà Nội chủ yếu là trồng phân tán bao quanh vƣờn hộ, với các kỹ thuật khái quát nhƣ sau:

+ Tiêu chuẩn cây giống có chiều cao trên 20cm khỏe mạnh, không sâu bệnh. + Đất trồng thƣờng ở chân và sƣờn đồi với độ dốc thấp kích thƣớc hố 30x30x30cm. Mật độ trồng từ 1-2 hàng, hàng cách hàng từ 1-2,5m; cây cách cây từ 1-3m.

+ Thời vụ trồng từ tháng 5 đến tháng 6, hầu hết các mô hình trồng không bón lót, đồng thời cũng không chăm sóc cho những năm tiếp theo.

+ Giá thể cho Mây leo, chủ yếu là cây Xoan, Keo tai tƣợng, Mít, Xoài… có chiều cao từ 5-12m, độ tàn che 0,2-0,5.

+ Khai thác Mây theo phƣơng thức khai thác chọn, tiêu chuẩn cây khai thác từ 2,5m trở lên, thời gian khai thác chủ yếu vào mùa khô (từ tháng 10 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau)

+ Trong 6 mô hình đã điều tra ở Hà Tây (cũ), có 3 mô hình ở các xã Minh Quang, Khánh Thƣợng và Phú Cát có khả năng sinh trƣởng và sinh sản cao hơn các xã Xuân Sơn, Thanh Mỹ và xã Phú Mãn.

2) Ảnh hƣởng của một số nhân tố đến sinh trƣởng của cây Mây nếp sau 1 năm gây trồng tại xã Khánh Thƣợng – Ba Vì – Hà Tây (cũ)

- Ảnh hƣởng về mật độ: Sau 1 năm trồng với mật độ 1.650bụi/ha cây Mây sinh trƣởng và sinh sản cao hơn mật độ 3.300 bụi/ha.

- Ảnh hƣởng độ tàn che: Cả 2 độ tàn che chƣa có sự khác nhau rõ ràng về sinh trƣởng đƣờng kính gốc. Khả năng sinh trƣởng và sinh sản của cây Mây nếp trồng ở độ tàn che 0,3 tỏ ra phù hợp hơn so với độ tàn che 0,5.

- Ảnh hƣởng của phân bón: Sau 1 năm trồng bón 0,2kg NPK (5-10-3)/gốc hoặc 0,2kg phân Lân/gốc tốt hơn bón Đạm và không bón. Bón Đạm trong giai đoạn đầu

không những không thúc đẩy khả năng sinh trƣởng mà làm cho cây sinh trƣởng kém hơn là không bón.

- Ảnh hƣởng của số lần chăm sóc: Sau 1 năm trồng với 4 lần chăm sóc/năm cho sinh trƣởng và sinh sản cao hơn hẳn so với 2 lần chăm sóc/năm.

3) Ảnh hƣởng của một số nhân tố đến khả năng sinh trƣởng của Mây nếp sau 4 năm trồng ở Bắc Kạn

+ Ảnh hƣởng của mật độ: Sau 4 năm trồng mật độ 3.300 bụi/ha cho khả năng sinh trƣởng và sinh sản cao hơn trồng ở mật độ 1.650bụi/ha.

+ Ảnh hƣởng của độ tàn che: Sau 4 năm trồng ở độ tàn che 0,6 Mây nếp có khả năng sinh trƣởng và sinh sản cao hơn hẳn độ tàn che 0,4.

+ Ảnh hƣởng của phân bón: Bón 0,2kg NPK/bụi cho khả năng sinh trƣởng và sinh sản cao hơn hẳn so với bón lƣợng 0,1kg NPK/bụi hoặc không bón.

+ Ảnh hƣởng của mật độ và độ tàn che: Sau 4 năm trồng mật độ và độ tàn che đã ảnh hƣởng rõ rệt đến khả năng sinh trƣởng cũng nhƣ khả năng sinh sản của Mây nếp trồng ở mật độ 3.300 cây/ha dƣới độ tàn che 0,6 cho khả năng sinh trƣởng và sinh sản cao hơn trồng ở mật độ 1.650bụi/ha và độ tàn che 0,4.

+ Ảnh hƣởng tổng hợp giữa mật độ, độ tàn che và phân bón: Khi kết hợp 3 yếu tố mật độ, độ tàn che và phân bón thì công thức bón phân 0,2kg/bụi ảnh hƣởng mạnh hơn các công thức khác. Điển hình là công thức MĐ2T4-2 (mật độ 3.300 bụi/ha, độ tàn che 0,4 và bón 0,2kg NPK/bụi) cho khả năng sinh trƣởng và sinh sản là cao nhất.

4) Đánh giá các mô hình ở Quảng Ninh

Bằng phƣơng thức làm giàu rừng theo rạch cây Mây nếp đƣợc trồng dƣới rừng thứ sinh nghèo kiệt ở Vân Đồn - Quảng Ninh với mật độ từ 700-750cụm/ha (3cây/cụm) ở độ tàn che 0,5 cho khả năng sinh trƣởng và sinh sản tốt hơn ở độ tàn che 0,6-0,7.

5) Hiệu quả các mô hình điển hình

Với mô hình trồng Mây nếp điển hình ở Bắc Kạn có thể khai thác vào năm thứ 5 sau khi trồng, thu hoạch năm thứ 5 có thể hoàn đƣợc 2/3 tổng kinh phí đầu tƣ trong 5 năm. Năm thứ 6 có thể hoàn trả hết kinh phí đầu tƣ và có thể thu đƣợc khoảng hơn 1 triệu/ha và từ năm thứ 7 trở đi thu nhập từ 8 đến trên 12 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, trồng Mây nếp dƣới tán rừng còn giữ đƣợc độ che phủ của rừng từ 0,4-0,5, đảm bảo cho việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái, chống xói mòn, giữ nƣớc…

5.2. Tồn tại và kiến nghị

5.2.1. Tồn tại

- Do đề tài kế thừa các mô hình đã có trong thực tế nên còn nhiều vấn đề tồn tại về mặt khoa học nhƣ tiêu chuẩn cây con đem trồng, độ tàn che, loại đất, loại và lƣợng phân bón, kỹ thuật chăm sóc ...

- Thời gian theo dõi các mô hình, thí nghiệm ngắn, chƣa đánh giá hết tiềm năng về năng suất của từng mô hình nên tính chính xác và hiệu quả chƣa cao.

- Chƣa có hƣớng dẫn kỹ thuật hoặc quy trình quy phạm trồng Mây.

- Chƣa đánh giá đƣợc tiềm năng về khả năng chống xói đất, khả năng giữ nƣớc và cải thiện môi trƣờng...

5.2.2. Kiến nghị

Từ những tồn tại trên đề tài có một số kiến nghị sau:

- Cần tiếp tục theo dõi, đánh giá mô hình trong những năm tiếp theo để có kết luận chính xác.

- Cần có nhiều nghiên cứu mang tính sâu, rộng về tiêu chuẩn cây giống đem trồng, độ tàn che, mật độ, hàm lƣợng của các loại phân bón, kỹ thuật chăm sóc ... trên các điều kiện lập địa khác nhau để làm cơ sở cho việc hƣớng dẫn kỹ thuật cũng nhƣ quy trình trồng Mây.

- Cần có những nghiên cứu về đặc điểm kinh tế - xã hội, làm căn cứ đề xuất giải pháp kinh tế - xã hội cho vùng trồng cây Mây nếp.

- Cần đánh giá cụ thể, chính xác hiệu quả cả về kinh tế đến hiệu quả xã hội và môi trƣờng mà mô hình mang lại và làm cơ sở để phát triển mở rộng.

- Nhà nƣớc cần có chính sách ƣu tiên về vốn đầu tƣ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và nâng cao dân trí để tạo điều kiện cho ngƣời dân miền núi có thêm thu nhập, nâng cao đời sống giảm những tác động xấu vào rừng.

- Tuy kết quả trong phạm vi nghiên cứu này còn nhiều hạn chế, nhƣng những cơ sở khoa học đã phân tích có thể áp dụng mở rộng trong những điều kiện tƣơng tự, nên cần phải khuyến khích mở rộng các mô hình trong các trƣơng trình khuyến Lâm để đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu của thực tế sản xuất hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Trong nƣớc

1. Báo điện tử Lao Động số (200), Xuất khẩu mây tre đan: Thừa nguồn lực, thiếu thương hiệN, Ngày 30/08/2008.

2. Báo điện tử Tổ Quốc – khoa học công nghệ 2020 xuất khẩu Lâm sản ngoài gỗ đạt 800 triệu USD/năm, Ngày 11/06/2007.

3. Bộ lâm nghiệp (1992), Hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng cây mây nếp, Hà Nội. 4. Bộ lâm nghiệp (1992), Hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng cây song mật, Hà Nội.

5. Bộ lâm nghiệp (1994), Hướng dẫn trồng một số loài cây rừng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2006), Quyết định về phê duyệt chiến lược phát triển cây lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2020.

7.Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Quyết định về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2008.

8. Nguyễn Ngọc Bình, Phạm Đức Tuấn (2000), Trồng cây nông nghiệp, dược liệu và đặc sản dưới tán rừng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

9. Vũ Văn Dũng (1990), Báo cáo kết quả thực hiện đề tài: Điều tra thành phần phân bố, đặc tính sinh thái và tiến hành thí nghiệm gieo trồng một số loài Song Mây có giá trị kinh tế và làm hàng xuất khẩu, Viện Điều tra quy hoạch.

10. Vũ Văn Dũng, Jenne De Beer, Phạm Xuân Phƣơng, An Văn Bẩy (2002), Tổng quan ngành lâm sản ngoài gỗ, Hà Nội.

11. Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cƣờng (1996), Gây trồng và phát triển song mây, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

12. Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cƣờng (2000), Gây trông và phát triển Song Mây. NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

13.Phạm Văn Điển (2005), Bảo tồn và phát triển thực vật cho Lâm sản ngoài gỗ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

14.Phạm Văn Điển (2006), Nghiên cứu chọn giống và biện pháp kỹ thuật trong thâm canh Mây tại một số vùng sinh thái, Đề cƣơng đề tài KHCN cấp bộ năm 2006 – 2010.

15.Lê Ngọc Hạnh, Bước đầu tìm hiểu một biện pháp kỹ thuật rút ngắn thời gian tạo giống Mây nếp (C. tetradactylus).

16. Lê Thu Hiền và các cộng sự (2009), Xây dựng mô hình trồng mây nếp trong vườn hộ và dưới tán rừng ở Bắc Kạn, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Khoa học Lâm nghiệp. 17.Lê Thu Hiền và cộng sự (2001), Thiết lập mô hình trồng Song mật Calamus Platyacanthus Warb.ex Becc) và Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) dưới một số trạng thái rừng phục hồi, Báo cáo đề tài NCKH cấp bộ năm 2001.

18. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam tập 1, tập 2, tập 3, Tái bản lần thứ 2. Nhà xuất bản trẻ.

19. Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Trƣơng (2002), Kỹ thuật trồng một số loài cây đặc sản, Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

20. Trần Công Huyền (2007), Song Mây thời hội nhập, Báo điện tử báo kinh tế nông thôn, thứ năm ngày 13/9/2007.

21.Nguyễn Quang Khải (1999), “Báo cáo kết quả dự án: “Nghiên cứu phân bố địa lý, khí hậu và điều kiện thích hợp cho sự nảy mầm của 5 loài Song Mây có gía trị kinh tế cao ở Vịêt Nam”.

22. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Văn Tuấn (2001), Tin học ứng dụng trong Lâm Nghiệp, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

23. Nguyễn Tử Kim, Lê Thu Hiền, Lƣu Quốc Thành (2004), Báo cáo tổng kết đề tài Thiết lập mô hình kỹ thuật trồng Song mật và mây nếp dưới một số trạng thái rừng phục hồi, Viện khoa học Lâm nghiệp.

24. Trần Ngọc Lân (1999), Phát triển bền vững vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên và vườn Quốc gia, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

25. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Quang Việt, Nguyễn Quang Khải (2004), Song Mây nguồn tài nguyên quý của Việt Nam, Hà Nội.

26. Phạm Minh Nguyệt (1986), Gây trồng, thu hoạch, bảo quản và chế biến Song Mây,

Tổng luận và chuyên khảo khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, số 2.

27. Phan sinh (2004), Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan của Việt Nam,

Bản tin lâm sản ngoài gỗ, số 1.

28. Nguễn Huy Sơn, Phan Văn Thắng (2007), Tài liệu tham khảo kỹ thuật phục tráng Mây, tháng 3/2007.

29. Nguyễn Ngọc Tân, Trần Hồ Quang (1994), Nhân giống cây Song mật Calamus platyacanthus Warb bằng phương pháp nuôi cấy mô.Trong quyển nhân giống sinh dưỡng một số loài cây rừng, Viện khoa học Lâm nghiệp – SAREC, Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng, 1994.

30. Nguyễn Chí Thanh, Lê Văn Nông (19950, Nghiên cứu bảo quản Song Mây, Báo cáo kết quả đề mục nghiên cứu thuộc đề tài KC 07-08 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. 31. Nguyễn Minh Thanh (2007), Một số đặc điểm sinh học và phương pháp bảo quản hạt giống Mây nếp, Tạp chí NN&PTNT số 01/2008.

32. Nguyễn Minh Thanh (2008), chuyên đề 1 , Báo cáo chuyên đề nghên cứu sinh.

33.Nguyễn Nghĩa Thìn (1993), Song mây nguồn gen quý mặt hàng có gía trị cần được nghiên cứu và phát triển.

Tiếng nƣớc ngoài

34. Chen Qing (2000), Mineral nutrition for seedling growwth of C. D. research on rattans in china – Internation Plant Genetic Resources Institute.

35. J Dransfield và N. manokaran (1994), Plant Resources of South – East Asia, No 6, Rattans, PROSEA – Bogor Indonesia.

36. J.Dransfield và N.Manokaran (1988), Tài nguyên thực vật Đông Nam Á - tập 6.

Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Prosea.

37. John Dransfield, Florention O. Tesoro and N.Manokaran (2002), Rantan Current research issuse and prospects for conservation and sustainable devenlopment. FAO. 38. J Dransfield, J…. (1979). A manual of the Kalay Penisula. Malayan Forest records No 29. Forest Department, Kuala Lumpur, 270pp.

39. Julian Evans (1992), Plantation forest in the tropics, Clarendon Press Oxford.

40.D.A.Gilmuor và Nguyễn Văn Sản (1999), Quản lý vùng đệm ở Việt Nam. IUCN, tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế, Cục Kiểm lâm.

41. Manokaran, N… (1985), Biological and ecological considerations pertinet to the silviculture of rattans. In: Wong, K.M & Manokaran, N. (Editors): Proceedings of the rattan seminar, Kuala Lumpur, 2-4) October 1984. The Rattan Information Centre, Forets Resaerch Instituti, Kepong. Phƣơng pháp. 95 – 105.

42. J.K. Rawat, D.C Khanduri (1998). The status of bamboo and rattan in India, Forest Research InstuteIndia.

43. K. Sounthone (2004) Submitted by the forestry Research Ceter, Lao PDR. Country on rattan contribute to preproject Proposal to the ITTO.

44.Do Anh Tuan (2001), Influences of conservation initatives on livelihood of local coMĐunities and their attitutes towards conservation policy, A casetydy of Pu Mat nature reserve, Vietnam school of inviroment, Resource and Development Bangkok, Thailand.

45. Whitmore, TC 1973. Palms of Malaya. Oxford University Press, London.132p.

46. Xu Hangcan, YinGuangtian (2000) Distribution and utilization of rattans in China. The Concultative Group on International Agricultrural Research CGIAR).

47. Xu Hangcan, Zhong Huifu, Fu shisheng (2000), Growth and phenology of C.tetradactylus. Research on rattan in China – Internation Plant Genatic Resources Institute.

48. H.C.Xu, A.N.Rao, B.S. Zeng and G.T.Yin (2000), Research on Rattans in China,

IPGRI.

49. Prosea, Plant Resources of South-East Asia 6, nhà xuất bản nông nghiệp Agricultural publishing House.

1. Phụ biểu 01: Kết quả phân tích một số tính chất chủ yếu của đất nơi trồng Mây nếp TT PD Độ sâu lấy mẫu (cm) Độ ẩm (%) Dung Trọng (g/cm3) pH KCl Mùn % Đạm % C/N Dễ tiêu (mg.kg- 1) Thành phần cơ giới P2O5 K2O 2 - 0.02 0.02 - 0.002 < 0.002 1 0-10 31.06 1.123 4.17 1.84 0.104 10.25 198.09 263.79 11.59 16.45 71.96 11-30 35.68 1.081 4.15 1.33 0.068 11.38 120.18 79.93 9.53 12.34 78.13 2 0-10 14.16 1.340 4.09 1.82 0.085 12.42 287.80 289.40 63.31 22.42 14.27 11-30 12.99 1.324 4.00 1.57 0.087 10.42 292.83 294.90 57.03 22.51 20.46 3 0-10 17.37 1.356 3.91 1.83 0.095 11.21 13.82 210.91 61.32 14.25 24.43 11-30 19.19 1.387 3.85 1.51 0.057 15.20 10.19 167.46 59.28 14.25 26.47

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá một số mô hình mấy nếp (calamus tetradactylus Hance) ở vùng núi phía Bắc làm cơ sở để phát triển mở rộng (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)