3.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh nằm ở phía Đông đảo Cái Bầu cách thị trấn Cái Rồng gần 20km.
Xã có toạ độ địa lý: 21o
3’35” đến 21o12’22” vĩ độ Bắc; 107o25’45” đến 107o41’15” kinh độ Đông.
Về địa giới hành chính xã Vạn Yên nằm trên ba đảo: Đảo Cái Bầu, Sâu Nam và Trà Ngọ. Phía Bắc giáp xã Đại Bình, xã Đầm Hà và xã Cái Chiên - huyện Quảng Hà. Phía Đông giáp xã Thanh Lân - huyện Cô Tô. Phía Đông và Đông Nam giáp thị trấn Cô Tô - huyện Cô Tô. Phía Nam giáp xã Minh Châu, xã Bản Sen - huyện Vân Đồn. Phía Tây Nam giáp xã Hạ Long - huyện Vân Đồn. Phía Tây giáp xã Đoàn Kết, xã Bình Dân và xã đài Xuyên - huyện Vân Đồn.
- Đặc điểm địa hình: Xã Vạn Yên có độ cao từ 0-425m so với mực nƣớc biển. Độ dốc từ dƣới 15o
đến 35o. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp từ 100-425m chiếm (67%) trong tổng số 10.151,42ha diện tích đất tự nhiên. Đất lâm nghiệp chiếm 6.974,90ha, trong đó diện tích núi đá chiếm 1.223ha nằm phía nam đảo Trà Ngọ.
- Đặc điểm khí hậu:Xã Vạn Yên nằm trong vùng khí hậu Hải Dƣơng, đƣợc chia làm 2 mùa trong năm là mùa khô và mùa mƣa. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5-10, lƣợng mƣa chiếm 90%, tháng 7 có lƣợng mƣa lớn nhất (571mm). Mùa khô từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 2.200-2.600mm. Nhiệt độ trung bình năm 22,6o
C, nhiệt độ tối cao 36o
C, tối thấp 4,6o
C. Độ ẩm bình quân năm là 82%. Lƣợng bốc hơi bình quân năm 950mm. Hàng năm xã chịu ảnh hƣởng của hai
lƣợng gió chính là Đông nam và Đông Bắc, ngoài ra còn chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây Nam và bão.
- Đặc điểm đất đai: Đất đai chủ yếu là Feralít vùng đồi có màu vàng, đỏ, nâu vàng… Đất này rất thích hợp cho nhiều loài cây trồng nhƣ: Thông mã vĩ, Keo tai tƣợng, Keo lai, Trám, cây ăn quả…
3.3.2. Đặc điểm dân sinh kinh tế xã hội
- Số dân: Tính đến hết năm 2007, xã có 297 hộ với 1.357 khẩu. số lao động là 722 lao động, lao động nữ 48,8% và lao động nam 52,2% còn lại là ngƣời già và trẻ nhỏ.
- Dân tộc: Cả xã có 5 dân tộc sinh sống gồm dân tộc Kinh, Dao, Sán Dìu, Hoa và Tày. Trong đó dân tộc Kinh chiếm 64%, tiếp theo là dân tộc Dao (16%) và các dân tộc còn lại là 20%.
- Thu nhập: Chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản hải sản.
- Trình độ văn hoá: Xã có 1 trƣờng tiểu học và trung học cơ sở. Trình độ văn hoá toàn xã tính đến hết năm 2007 số học hết cấp II chiếm 44,5%, cấp III chiếm 16,4%, trình độ cao đẳng và đại học chiếm 1,6% và còn lại là trình độ cấp I hoặc chƣa đến tuổi đi học (không có ngƣời mù chữ).
- Cơ sở hạ tầng: Xã có đƣờng tỉnh lộ 334 chạy từ huyện đến xã thông ra cảng Vạn Hoa. Giao thông đƣờng thuỷ khá thuận lợi nên việc giao thông đi lại dễ dàng. Xã chƣa có chợ, nhƣng đã có đƣờng điện quốc gia tới trung tâm xã.
- Tình hình gây trồng mây trong địa bàn: Trƣớc kia ngƣời dân trong xã chƣa có khái niệm trồng mây, họ chỉ biết khai thác mây tự nhiên trong rừng. Nhƣng vài năm gần đây khi mà nguồn nguyên liệu Song Mây tự nhiên cạn kiệt, thêm vào đó đƣợc sự hỗ trợ của dự án Lâm sản ngoài gỗ, trong đó có phục tráng rừng mây thì ngƣời dân trong xã mới biết đƣợc kỹ thuật gây trồng Song Mây.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN