Nghiên cứu về thành phần loài

Một phần của tài liệu đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại hai tỉnh bắc Cạn và vĩnh phúc (Trang 26 - 27)

III. Đóng góp mới của Đề tài

1.3.1.Nghiên cứu về thành phần loài

Nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nghiên cứu đƣợc tiến hành từ lâu trên thế giới. Ngƣời ta có thể nghiên cứu thành phần loài ở từng vùng hay trên từng thảm thực vật khác nhau. Đối với loại hình đồng cỏ, thảo nguyên, ở Liên Xô (cũ), có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài thực vật trong đồng cỏ, thảo nguyên đã công bố nhƣ: Alekhin (1904), Vƣsotxki (1915), Graxits (1927), Sennhicop (1938), Creepva (1978), … Nói chung, theo các tác giả thì ở mỗi một vùng sinh thái xác định sẽ hình thành các thảm thực vật đặc trƣng, cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa chúng là thành phần loài và dạng sống, đó là chỉ tiêu quan trọng của các công trình nghiên cứu về thực vật.

Việt Nam, những nghiên cứu về thành phần loài trong đồng cỏ, savan hoặc một số loại hình thuộc thảo khác mới chỉ đƣợc tiến hành từ những năm 1950 trở về đây. Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu thành phần loài trong đồng cỏ nhƣ:

Hoàng Chung (1980) nghiên cứu thành phần loài và dạng sống của đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam đã đƣa ra bảng phân loại các kiểu đồng cỏ, savan, thảo nguyên. Tác giả đã công bố thành phần loài thu đƣợc là 233 loài thuộc 54 họ và 44 chi. Trong cuốn “Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam” năm 2004 là 79 họ, 402 loài [11].

Dƣơng Hữu Thời (1981) đã công bố công trình “Đồng cỏ Bắc Việt Nam”, tác giả đã đề cập khá đầy đủ về loại hình đồng cỏ của vùng này với sự phân chia 5 vùng đồng cỏ bắc Việt Nam [31].

Dƣơng Hữu Thời, Nguyễn Ngọc Chất, Hoàng Chung, Phạm Quang Anh (1969), khi nghiên cứu thành phần loài đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã gọi đây là đồng cỏ [30].

Khi nghiên cứu về loại hình sa van, các tác giả: Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964), đã nghiên cứu thành phần loài của thảm thực vật ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) đã gọi loại hình này là Savan cỏ [17].

Nguyễn Thế Hƣng, Hoàng Chung (1995), khi nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, sinh vật học của savan Quảng Ninh và các mô hình sử dụng, đã phát hiện đƣợc 60 họ với 131 loài thực vật khác nhau [14].

Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997), nghiên cứu thành phần loài, dạng sống của savan bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái đã phát hiện đƣợc 123 loài thuộc 47 họ khác nhau [13]…

Một phần của tài liệu đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại hai tỉnh bắc Cạn và vĩnh phúc (Trang 26 - 27)