Các thảm cỏ trồng trong vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại hai tỉnh bắc Cạn và vĩnh phúc (Trang 104 - 105)

III. Đóng góp mới của Đề tài

4.1.5.Các thảm cỏ trồng trong vùng nghiên cứu

Sau khi thu thập các loài cây cỏ trồng đƣợc khai thác làm thức ăn gia súc bao gồm cỏ Voi, thân cây Ngô, Rơm, cây Lạc, và Sắn chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu về thành phần hóa học nhƣ vật chất khô, prôtêin tổng số, đƣờng tổng số và chất xơ. Kết quả phân tích đƣợc trình bày ở bảng 4.12.

Bảng 4.12:Thành phần hóa học và giá trị dinh dƣỡng của một số loài cỏ trồng

TT Tên loài Tên Việt Nam VCK % Prôtêin (%) Đƣờng (%) Chất xơ (%)

1 Pennisetum purpureum Cỏ Voi 10,59 1.73 0.08 3.27

2 Zea mays L Cây Ngô 26,09 3.41 1.24 7.34

3 Orysa sativa L. Lúa (rơm) 83,62 2,86 1,06 39,01 4 Arachis hypogea L Cây Lạc 25,80 4.95 0.53 12.08 5 P.maxinum jacq.var.liconi Cỏ Sữa 23,09 2,28 0,49 7,98

Qua số liệu bảng 4.12 chúng tôi thấy vật chất khô của các cây cỏ trồng đƣợc dùng làm thức ăn gia súc có sự chênh lệch rất lớn về chất lƣợng. Rơm có tỉ lệ vật

chất khô rất cao 83,62% còn cỏ Voi có tỉ lệ thấp nhất là 10,59%. Các cây cỏ khác dao động từ 23,09 đến 26,09%.

Hàm lƣợng prôtêin của cây Lạc là cao nhất (4,95%), thấp nhất là cỏ Voi (1,73%), các cây cỏ khác dao động từ 2,28 đến 3,41%;

Hàm lƣợng đƣờng tổng số của các cây cỏ trồng nhìn chung là thấp, dao động từ 0,08 đến 1,24%. Lƣợng chất xơ của rơm khá cao 39,01%, cỏ Voi có tỉ lệ chất xơ thấp nhất 3,27%, các cây cỏ nhƣ cỏ Sữa, Ngô, Lạc có tỉ lệ xơ dao động từ 7,34% đến 12,08%. So sánh giữa 2 loài cỏ trồng là Cỏ sữa và Cỏ voi ta thấy, cỏ sữa về chất lƣợng tốt hơn cỏ voi rất nhiều.

So sánh kết quả thu đƣợc từ hai bảng 4.10 và 4.12 ta thấy, các loài cỏ trồng và các loài cỏ tự nhiên thì các chỉ tiêu quan trọng ở cỏ tự nhiên đều cao hơn cỏ trồng, nhiều loài nhƣ Cỏ lá tre, Cỏ vừng, Cỏ chít về vật chất khô và prôtêin còn cao hơn cây Ngô và cây Lạc.

Tóm lại: Các loài cây cỏ trồng ở các điểm nghiên cứu đều có thể sử dụng là thức ăn cho gia súc rất tốt, đặc biệt là rơm có một số chỉ tiêu quan trọng còn cao hơn cỏ Voi nên có thể tận dụng làm thức ăn trong mùa khô.

Một phần của tài liệu đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại hai tỉnh bắc Cạn và vĩnh phúc (Trang 104 - 105)