Năng suất cỏ

Một phần của tài liệu đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại hai tỉnh bắc Cạn và vĩnh phúc (Trang 110)

III. Đóng góp mới của Đề tài

4.2.2.1. Năng suất cỏ

Chúng tôi bắt đầu tiến hành nghiên cứu cỏ VA06 (P.americanum) vào ngày 16/05/2008 tại xã An Tƣờng với hộ gia đình anh Lê Văn Ngọt và anh Lê Văn Hải.

Nhà ông Lê Văn Hải cỏ VA06 đƣợc trồng trên đất ruộng ngô. Tại đây đất thuộc loại đất tốt, kết quả phân tích đất đƣợc trình bày trong bảng 4.16.

Bảng 4.16. Kết quả phân tích mẫu đất

Địa điểm lấy mẫu pHKCl N (%) P2O5 (%) K2O (%) OM (%)

Lê Văn Ngọt 5,39 0,112 0,18 0,36 2,82 Lê Văn Hải 5,19 0,187 0,37 0,35 5,06

Cỏ khi trồng bón phân chuồng 1,5 tấn /sào, sau mỗi lứa cắt bón 3- 5kg phân đạm/ sào hay 10 kg phân tổng hợp/ sào. Sau mỗi lần cắt tƣới ƣớt toàn phần. Mùa hè 40 ngày cắt 1 lứa, mùa đông 2 tháng cắt 1 lứa. Tổng cả năm có thể cắt 7 lứa, năng suất mùa hè là 8 - 10kg/m2, mùa đông từ 5 - 8kg/m2

(đây là số liệu cắt thử nghiệm của chúng tôi - hè 2 lần, mùa đông 4 lần). Năng suất trung bình 1 năm trên 500 tấn tƣơi/ ha. Ông Hải còn dùng 1 mẫu đất để trồng 2 vụ ngô và 1 vụ đỗ tƣơng, 2 vụ ngô đạt 28,5 tấn thân lá ngô chín sáp, nếu lấy hạt là 2,5 tấn/ vụ.

Ông Lê Văn Ngọt trồng cỏ Voi (Pennisetum purpureum), cỏ đƣợc trồng trên đất ruộng ngô cũ, khi trồng có bón phân chuồng 1 tấn/ sào, tƣới ngập sau

cắt. Một năm cắt 6 lứa, chúng tôi cắt thử 2 lứa mùa hè năng suất dao động từ 5,3 - 5,8kg/m2, mùa đông 4,8kg/m2

. Năng suất 1 năm trên 300 tấn tƣơi/ ha.

4.2.2.2. Chất lượng cỏ

Để đánh giá chất lƣợng cỏ trồng, chúng tôi lấy mẫu cỏ của 2 gia đình ông Hải và ông Ngọt (tháng 6/ 2008). Kết quả phân tích đƣợc trình bày trong bảng 4.17.

Bảng 4.17: Thành phần hóa học cỏ

Tên cỏ VCK (%) Prôtêin (%) Lipit (%) Đƣờng (%) Xơ (%)

Cỏ VA06 9,53 1,43 0,02 0,03 3,64

Cỏ voi 9,11 1,57 0,07 0,09 3,98

Từ kết quả bảng 4.17 cho thấy, cỏ trồng ở đây có tỷ lệ % vật chất khô rất thấp (9,11- 9,53%). Tỷ lệ % prôtêin, lipit, đƣờng khử đều thấp. Giữa 2 loại cỏ thì cỏ Voi nhà ông Ngọt có tốt hơn cỏ VA06 nhà ông Hải. Xơ trong cỏ 2 gia đình là tƣơng đƣơng.

4.3. Thực trạng về khai thác thức ăn hiện nay của từng địa phƣơng

4.3.1. Thực trạng về khai thác

Gia đình ông Trịnh Đình Hòa xã Dƣơng Quang thị xã Bắc Kạn nuôi bò từ năm 2003, mới đầu nuôi có 8 con. Phƣơng thức chăn nuôi của gia đình là thả bò vào rừng (rừng mỡ, bạch đàn, keo) chiều tối đƣa về chuồng. Trong mùa đông cho ăn thêm rơm, và một số loại cây cỏ khác nhƣ thân chuối, lá chít, lau, lá vầu, lá nứa... Đến năm 2006 trồng 0,6 ha cỏ voi và là thức ăn bổ sung thêm trong mùa đông, mùa hè không dùng đến. Những con đẻ, con ốm đƣợc ăn thêm cháo.

Về hiệu quả kinh tế: Đến năm 2008, tổng số bò gia đình mua vào 11 con (gồm 1 con đực 15 triệu đồng + 2 nái 14 triệu đồng mua 2007), tổng số tiền mua là 53 triệu. Số con đã bán đến 2008 là 11 con (thu 33 triệu), hiện còn 12 con giá trị khoảng 56 triệu (29tr

+ 9con x 3tr). Nhƣ vậy bình quân trong 6 năm chăn nuôi gia đình đã thu là: 56tr + 33tr - 53tr = 36 triệu, mỗi năm thu từ chăn nuôi là 6 triệu. Theo ông Hòa, bò từ khi đẻ ra đến khi bán là 3 tuổi, đạt khoảng 110 - 120kg hơi, nhƣ vậy bình quân mỗi năm một con tăng đƣợc 38kg.

Gia đình ông Lê Văn Hỏa xã Phƣơng Linh huyện Bạch Thông, bắt đầu nuôi bò từ 2005, khởi đầu nuôi 3 con, phƣơng thức chăn nuôi cũng là thả bò trên đồi và

trong rừng phục hồi tự nhiên (suốt cả mùa hè và mùa đông) tối cho về chuồng. Gia đình đã trồng cỏ voi từ cuối 2004 với diện tích 0,7 ha, chỉ sử dụng trong mùa đông khi thiếu cỏ. Mùa đông còn cho ăn thêm rơm, thân chuối.

Về hiệu quả kinh tế: mua vào 3 con năm 2005, đến 2008 đã bán 2 con, chết 1 con và hiện còn 7 con. Giá bán mỗi con là 3 triệu. Nhƣ vậy tổng thu của gia đình về mô hình chăn nuôi bò là tăng lên 7 con trong 4 năm, với giá địa phƣơng 3 triệu đồng/ con thì thu đƣợc 21 triệu đồng, mỗi năm thu hơn 5 triệu.

Gia đình ông Hoàng Văn Toán xã Hà Hiệu huyện Ba Bể, nuôi bò từ năm 2005, số lƣợng lúc đầu là 3 con, đến 2006 mua thêm 4 con, tổng số là 7 con. Phƣơng thức nuôi cũng là thả lên đồi, rừng quanh năm. Hàng ngày bò có thể đi xa tới 4km (với độ dốc của rừng là 30- 350), tối cho về chuồng. Mùa đông cho ăn thêm rơm, thân lá ngô, thân chuối, ít cỏ voi. Năm 2007 trồng cỏ voi với diện tích khoảng 1000m2

, chỉ cho con ốm hoặc đẻ ăn thêm.

Hiệu quả kinh tế: Đến cuối 2008, gia đình đã bán 7 con thu 21 triệu (đủ trả vốn mua ban đầu) hiện còn 7 con (trong đó 3 con sắp đẻ). Tổng số tiền thu đạt khoảng 24 triệu đồng, mỗi năm thu khoảng 6 triệu đồng.

Gia đình ông Đặng Văn Hải xã Đại Tự tỉnh Vĩnh Phúc. Bắt đầu nuôi bò từ năm 1984, số lƣợng lúc đầu là 26 con. Thƣờng xuyên mua vào và bán ra mỗi năm trung bình 23 con. Phƣơng thức nuôi là chăn thả quanh năm ngoài bãi ven sông Hồng, tối cho về chuồng. Nguồn thức ăn dồi dào do thiên nhiên ƣu đãi (phù xa hàng năm của sông Hồng, rất thuận lợi cho cây cỏ làm thức ăn cho gia súc phát triển). Mùa đông cho ăn thêm thức ăn dạng bột trị giá 2000 đồng/ con/ ngày. Bình quân nếu cho ăn thêm tăng 15 kg/ con/ tháng, không cho ăn thêm thức ăn bổ sung tăng 10 kg/ con / tháng.

Hiệu quả kinh tế: Tháng 10/ 2008 bán 23 con lãi 80 triệu đồng, bình quân lãi 300.000 đồng /tháng /con.

Gia đình ông Lê văn Hải xã An Tƣờng, Vĩnh Phúc nuôi bò sữa từ 2006, nay có 21 con, có 6 con bê + bò tơ, 15 con cho sữa trong đó 10 đang cho sữa, 5 con cạn. Tổng sữa hàng ngày là 150 kg, thức ăn bình quân 30kg cỏ tƣơi, mùa đông 15kg cỏ

tƣơi và 10 kg cỏ khô hay ủ ƣớp, bã bia 7kg/ con / ngày. Bột cho bò sữa là 4kg/ 10 bò sữa, bò cạn là 2kg/ con. Tổng chi trong 1 ngày của đàn bò nhà ông Hải là:

Thức ăn bột: Bò sữa = 349.600đ/ ngày Bò cạn 2 x 5 x 4600đ /kg = 46.000đ/ ngày Bã bia: 7kg x 21con x 1000đ = 147.000đ/ ngày Cỏ (tính cỏ tƣơi): 30kg x 21con

x 250đ / kg = 157.500đ/ ngày Tổng chi là: 349.600đ + 46.000đ + 147.000đ + 157.500đ = 700.100đ / ngày Tổng thu từ sữa là: 150kg x 7.500đ = 1.125.000đ/ ngày Lãi hàng ngày: 1.125.000đ - 700.100đ = 424.900đ / ngày Nếu bò sữa 1 năm cho 300 ngày có sữa thì tổng thu 1 năm sẽ là:

424.900đ / ngày x 300 ngày = 127.470.000đ /năm (chƣa trừ vốn mua bò, chuồng trại, thú y, trang thiết bị phục vụ và công lao động).

Tổng nhu cầu cỏ 1 năm là: 30kg

x 21bò x 365ngày = 229,9tấn Giá thành cỏ: 229,9tấn x 250đ /kg = 57,5triệu

Nếu trồng cỏ VA06 với năng suất khoảng 500 tấn/ ha thì cần 0,5ha đất trồng cỏ là đủ, gia đình sẽ không phải mua thêm cỏ. Tổng thu sẽ là: 127.470.000 + 57,5triệu = 184,9 triệu/ năm. Trên cơ sở tính toán nhƣ trên thì đây là mô hình tối ƣu của chăn nuôi và cũng là tối ƣu sử dụng đất.

4.3.2. So sánh các mô hình chăn nuôi

Để tìm ra phƣơng thức và mô hình chăn nuôi tối ƣu, chúng tôi tiến hành so sánh 3 mô hình bò thịt Bắc Kạn và 1 mô hình bò thịt, 1 mô hình bò sữa Vĩnh Phúc.

Với 3 mô hình bò thịt Bắc Kạn thì nguồn thức ăn vẫn là các thảm cỏ tự nhiên hay thảm cỏ dƣới rừng, hình thức chăn thả tự do, năng suất các thảm cỏ rất thấp, độ dốc lớn, bò đi ăn xa, tiêu tốn năng lƣợng, thƣờng xuyên đói. Kết quả đem lại là hàng năm thu từ chăn nuôi khoảng 5 - 6 triệu đồng.

Mô hình gia đình ông Đặng Văn Hải (Vĩnh Phúc) nuôi bò thịt, chăn thả trên bãi sông Hồng, thảm cỏ bằng phẳng gần nhà, năng suất cỏ cao (8 tấn tƣơi/ ha trong tháng 2). Vì vậy bình quân 1 bò 1 tháng có thể đƣợc 300.000đ. Đây là một mô hình nuôi bò thịt có lợi thế về thảm cỏ tự nhiên, hiệu quả đem lại rất tốt.

Mô hình bò sữa của ông Lê Văn Hải, với nguồn đầu tƣ ban đầu khá lớn, có sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết, có kiến thức về chăn nuôi bò sữa, vì thế hiệu quả đem lại rất cao. Giá trị đem lại từ ha đất canh tác cũng cao (có thể đạt trên 100 triệu/ ha).

4.3.3. Đánh giá và đề xuất phương hướng

Phát triển chăn nuôi đại gia súc vẫn là một thế mạnh của các tỉnh trung du và miền núi đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, nên cần đƣợc khai thác một cách có hiệu quả. Muốn vậy mỗi gia đình cần xác định quy mô phù hợp. Trƣớc hết để tiếp tục khai thác các thảm cỏ tự nhiên (đồi cỏ, thảm cỏ dƣới rừng, thảm cỏ ven sông) thì cần có sự đánh giá về năng suất và chất lƣợng, đánh giá diện tích các thảm cỏ tự nhiên có thể khai thác, thời gian có thể khai thác và sau nữa là diện tích trồng cỏ để bổ sung thức ăn xanh, trên cở sở đó tính toán số lƣợng đầu gia súc. Nói cách khác là, cần tính toán đầu vào và đầu ra hợp lý. Thí dụ, với gia đình ông Lê Văn Hỏa, diện tích đồi cỏ khoảng 5 ha, diện tích thảm cỏ dƣới rừng phục hồi tự nhiên tới 100ha (ông có 0,6 ha đất đồi đã trồng cỏ voi và cỏ VA06) và có khoảng 3000m2

đất trồng lúa, hàng năm thu đƣợc khoảng 1 tấn thóc (giá khoảng 5 triệu). Hiện tại gia đình ông thu khoảng 11 triệu đồng /năm (5 triệu từ thóc, 6 triệu từ chăn nuôi).

Theo sự tính toán của chúng tôi, với điều kiện của gia đình ông Lê Văn Hỏa có thể nuôi 20 con bò, diện tích chăn thả có thể khai thác là 100ha, nên phân thành 2 khu để luân phiên, mỗi ngày chỉ chăn thả một buổi, còn lại cho ăn thêm tại chuồng. Mùa hè nên có thời gian chăn thả để bò có thể ăn khoảng 15kg cỏ (theo số liệu phân tích của chúng tôi thì nó tƣơng đƣơng 3 đơn vị thức ăn), cần cho ăn thêm cỏ trồng khoảng 2 đơn vị thức ăn (tƣơng đƣơng 10- 12kg). Mùa đông, cỏ tƣơi ít (cả cỏ tự nhiên và cỏ trồng) vì vậy cần cho ăn thêm thức ăn tinh (bột ngô hay cám gạo), mỗi ngày một đơn vị thức ăn (bù cho đủ 5 đơn vị thức ăn/ ngày). Về diện tích đất trồng cỏ, yêu cầu khoảng 0,6- 0,7ha, trồng hai loài, năng suất phải đạt là trên 150 tấn tƣơi, chất lƣợng trung bình là 6kg/1 đơn vị thức ăn. Cần có diện tích trồng ngô để đạt 3 tấn hạt/ năm (đủ cung cấp cho ăn thêm trong 5 tháng). Với yêu cầu đầu vào nhƣ trên, 1 tháng nuôi 1con bò có thể tăng 15 kg, trong 10 tháng tăng lên 150kg, nếu bán 25.000đ/ kg thì

một năm 1 con cho 3,75 triệu đồng, tổng cả đàn là 75 triệu. Nếu phải mua 3 tấn ngô thì sẽ phải chi 15 triệu (hoặc trồng trên 3000m2

đất ruộng), nhƣng tổng thu từ đồng cỏ trồng và tự nhiên là 60 triệu.

Nhƣ chúng ta đã biết, chăn nuôi là một nghề phức tạp, trong quy trình sản xuất nó gồm 2 phần là (thức ăn và kỹ thuật chăm sóc) trồng cỏ và chăn nuôi. Ngƣời dân Việt Nam nói chung chƣa có thói quen và kinh nghiệm về chăn nuôi, chƣa có quy trình chăn nuôi hợp lý, chất lƣợng giống kém, điều kiện tự nhiên cũng không thật tốt cho phát triển chăn nuôi ở Việt Nam, bệnh tật nhiều, hệ số hô hấp cao nhất là với bò (trong khi đó ngƣời dân chƣa chú ý đến truồng trại), nhƣng ở nƣớc ta có ƣu điểm là thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cho phép tạo đồng cỏ có năng suất rất cao, gấp nhiều lần vùng ôn đới, cỏ có thể sinh trƣởng quanh năm nếu có bón tƣới đầy đủ.

Để thực hiện đƣợc mô hình chăn nuôi, theo chúng tôi mỗi gia đình phải có ít nhất 5.000 m2

đất trồng cỏ. Với diện tích này có thể nuôi từ 7 đến 8 con bò trƣởng thành (nếu là bò con thì tính 2 con là một). Nếu 2 hay 3 gia đình liên kết lại cùng làm thì hiệu quả sử dụng đồng cỏ sẽ tốt hơn. Với diện tích 5.000 m2 đất trồng cỏ sẽ đạt năng suất khoảng 100 tấn /năm. Nếu mỗi ngày một con ăn 30 kg cỏ thì số cỏ trồng nuôi đƣợc 8 con trong 360 ngày, thực tế không chỉ dùng cỏ trồng mà còn dùng rơm để bổ sung và trồng ngô làm vụ thứ 3 trên đất trồng lúa, dự kiến sẽ thu trên 40 tấn/ha. Nếu gia đình có khoảng 2.500 đến 3.000 m2

trồng lúa sẽ đủ nuôi thêm 2 con trong cả năm (thân lá ngô và rơm phụ thêm). Theo con số lý thuyết, với điều kiện đầy đủ thức ăn nhƣ trên và đƣợc chăm sóc tốt, mỗi ngày một con bò sẽ tăng 0,5 kg (cân hơi). Cả đàn gia súc trong một năm cho tăng trên 1.500 kg, tức khoảng 40 triệu đồng /gia đình. Với 5.000 m2

cỏ trồng đƣợc chăm sóc đúng quy trình vẫn có thể cắt 2 lần trong 5 tháng mùa khô, năng suất có thể đạt khoảng 15 tấn, đủ nuôi mỗi con 15 kg/ngày trong 3 tháng. Thực tế cho thấy nhân dân các địa phƣơng lâu nay vẫn coi chăn nuôi nhƣ một việc làm thêm, không có sự đầu tƣ thoả đáng cho nó, kết quả đem lại vì vậy cũng rất thấp, đã đến lúc cần phải suy nghĩ lại, cần phải học hỏi kinh nghiệm và tạo ra thói quen sống bằng nghề chăn nuôi.

Với những địa phƣơng có điều kiện đặc biệt là đầu ra ổn định thì nên nuôi bò sữa, vì Việt Nam là nƣớc nhập khẩu nhiều sữa, mô hình chăn nuôi bò sữa nhƣ gia đình ông Lê Văn Hải đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, hiệu quả kinh tế trên ha đất canh tác cũng cao. Từ góc độ nghiên cứu cỏ chúng tôi xin nhắc là khi trồng cỏ không nên chỉ lo năng suất mà cần xem chất lƣợng cỏ. Vì 1 bò sữa 1 ngày ăn 60kg cỏ, nếu chất lƣợng cỏ cao đạt 12 đơn vị thức ăn, cỏ chất lƣợng kém chỉ đạt khoảng 7 đơn vị thức ăn.

Để khai thác tài nguyên đất có hiệu quả hơn, nâng cao thu nhập của mỗi gia đình và an toàn về mặt sinh thái môi trƣờng thì cần có sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất của gia đình, cần có sự bố trí hợp lý cây trồng ở các tiểu vùng sinh thái của từng gia đình.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

- Thực trạng hiện nay của Bắc Kạn và các tỉnh miền núi phía bắc là các thảm cỏ ngày càng bị thu hẹp, năng suất và chất lƣợng đều giảm. Vì vậy phƣơng thức chăn nuôi hiện nay của dân địa phƣơng là khai thác các bãi cỏ ven đƣờng đi, ven làng và thảm cỏ dƣới rừng đã không đáp ứng cho yêu cầu chăn nuôi, hiệu quả chăn nuôi đem lại là rất thấp.

- Mô hình chăn nuôi hiện nay của miền núi vẫn cần khai thác các thảm cỏ tự nhiên, song cần phải tính toán khai thác hợp lý, phải quy hoạch đất để trồng cỏ và cây thức ăn khác đáp ứng yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng cho từng ngày, đáp ứng yêu cầu tăng trọng theo mô hình đề xuất, hiệu quả thu đƣợc từ chăn nuôi sẽ tăng cao, nâng cao mức thu nhập trên ha đất canh tác.

- Vùng đồng bằng cần tận dụng các bãi cỏ, phụ phẩm nông nghiệp để chăn nuôi theo mô hình ông Đặng Văn Hải, các gia đình có điều kiện nên phát triển chăn nuôi bò sữa hiệu quả đem lại sẽ rất cao.

- Cần chuyển đổi một bộ phận đất nông nghiệp hiện nay sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi theo mô hình bò sữa, bò thịt, với sự tính toán đầy đủ hiệu quả đem lại trên 1 ha cao gấp nhiều lần trồng lúa, ngô.

Một phần của tài liệu đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại hai tỉnh bắc Cạn và vĩnh phúc (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)