So sánh các mô hình chăn nuôi

Một phần của tài liệu đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại hai tỉnh bắc Cạn và vĩnh phúc (Trang 113)

III. Đóng góp mới của Đề tài

4.3.2.So sánh các mô hình chăn nuôi

Để tìm ra phƣơng thức và mô hình chăn nuôi tối ƣu, chúng tôi tiến hành so sánh 3 mô hình bò thịt Bắc Kạn và 1 mô hình bò thịt, 1 mô hình bò sữa Vĩnh Phúc.

Với 3 mô hình bò thịt Bắc Kạn thì nguồn thức ăn vẫn là các thảm cỏ tự nhiên hay thảm cỏ dƣới rừng, hình thức chăn thả tự do, năng suất các thảm cỏ rất thấp, độ dốc lớn, bò đi ăn xa, tiêu tốn năng lƣợng, thƣờng xuyên đói. Kết quả đem lại là hàng năm thu từ chăn nuôi khoảng 5 - 6 triệu đồng.

Mô hình gia đình ông Đặng Văn Hải (Vĩnh Phúc) nuôi bò thịt, chăn thả trên bãi sông Hồng, thảm cỏ bằng phẳng gần nhà, năng suất cỏ cao (8 tấn tƣơi/ ha trong tháng 2). Vì vậy bình quân 1 bò 1 tháng có thể đƣợc 300.000đ. Đây là một mô hình nuôi bò thịt có lợi thế về thảm cỏ tự nhiên, hiệu quả đem lại rất tốt.

Mô hình bò sữa của ông Lê Văn Hải, với nguồn đầu tƣ ban đầu khá lớn, có sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết, có kiến thức về chăn nuôi bò sữa, vì thế hiệu quả đem lại rất cao. Giá trị đem lại từ ha đất canh tác cũng cao (có thể đạt trên 100 triệu/ ha).

4.3.3. Đánh giá và đề xuất phương hướng

Phát triển chăn nuôi đại gia súc vẫn là một thế mạnh của các tỉnh trung du và miền núi đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, nên cần đƣợc khai thác một cách có hiệu quả. Muốn vậy mỗi gia đình cần xác định quy mô phù hợp. Trƣớc hết để tiếp tục khai thác các thảm cỏ tự nhiên (đồi cỏ, thảm cỏ dƣới rừng, thảm cỏ ven sông) thì cần có sự đánh giá về năng suất và chất lƣợng, đánh giá diện tích các thảm cỏ tự nhiên có thể khai thác, thời gian có thể khai thác và sau nữa là diện tích trồng cỏ để bổ sung thức ăn xanh, trên cở sở đó tính toán số lƣợng đầu gia súc. Nói cách khác là, cần tính toán đầu vào và đầu ra hợp lý. Thí dụ, với gia đình ông Lê Văn Hỏa, diện tích đồi cỏ khoảng 5 ha, diện tích thảm cỏ dƣới rừng phục hồi tự nhiên tới 100ha (ông có 0,6 ha đất đồi đã trồng cỏ voi và cỏ VA06) và có khoảng 3000m2

đất trồng lúa, hàng năm thu đƣợc khoảng 1 tấn thóc (giá khoảng 5 triệu). Hiện tại gia đình ông thu khoảng 11 triệu đồng /năm (5 triệu từ thóc, 6 triệu từ chăn nuôi).

Theo sự tính toán của chúng tôi, với điều kiện của gia đình ông Lê Văn Hỏa có thể nuôi 20 con bò, diện tích chăn thả có thể khai thác là 100ha, nên phân thành 2 khu để luân phiên, mỗi ngày chỉ chăn thả một buổi, còn lại cho ăn thêm tại chuồng. Mùa hè nên có thời gian chăn thả để bò có thể ăn khoảng 15kg cỏ (theo số liệu phân tích của chúng tôi thì nó tƣơng đƣơng 3 đơn vị thức ăn), cần cho ăn thêm cỏ trồng khoảng 2 đơn vị thức ăn (tƣơng đƣơng 10- 12kg). Mùa đông, cỏ tƣơi ít (cả cỏ tự nhiên và cỏ trồng) vì vậy cần cho ăn thêm thức ăn tinh (bột ngô hay cám gạo), mỗi ngày một đơn vị thức ăn (bù cho đủ 5 đơn vị thức ăn/ ngày). Về diện tích đất trồng cỏ, yêu cầu khoảng 0,6- 0,7ha, trồng hai loài, năng suất phải đạt là trên 150 tấn tƣơi, chất lƣợng trung bình là 6kg/1 đơn vị thức ăn. Cần có diện tích trồng ngô để đạt 3 tấn hạt/ năm (đủ cung cấp cho ăn thêm trong 5 tháng). Với yêu cầu đầu vào nhƣ trên, 1 tháng nuôi 1con bò có thể tăng 15 kg, trong 10 tháng tăng lên 150kg, nếu bán 25.000đ/ kg thì

một năm 1 con cho 3,75 triệu đồng, tổng cả đàn là 75 triệu. Nếu phải mua 3 tấn ngô thì sẽ phải chi 15 triệu (hoặc trồng trên 3000m2

đất ruộng), nhƣng tổng thu từ đồng cỏ trồng và tự nhiên là 60 triệu.

Nhƣ chúng ta đã biết, chăn nuôi là một nghề phức tạp, trong quy trình sản xuất nó gồm 2 phần là (thức ăn và kỹ thuật chăm sóc) trồng cỏ và chăn nuôi. Ngƣời dân Việt Nam nói chung chƣa có thói quen và kinh nghiệm về chăn nuôi, chƣa có quy trình chăn nuôi hợp lý, chất lƣợng giống kém, điều kiện tự nhiên cũng không thật tốt cho phát triển chăn nuôi ở Việt Nam, bệnh tật nhiều, hệ số hô hấp cao nhất là với bò (trong khi đó ngƣời dân chƣa chú ý đến truồng trại), nhƣng ở nƣớc ta có ƣu điểm là thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cho phép tạo đồng cỏ có năng suất rất cao, gấp nhiều lần vùng ôn đới, cỏ có thể sinh trƣởng quanh năm nếu có bón tƣới đầy đủ.

Để thực hiện đƣợc mô hình chăn nuôi, theo chúng tôi mỗi gia đình phải có ít nhất 5.000 m2

đất trồng cỏ. Với diện tích này có thể nuôi từ 7 đến 8 con bò trƣởng thành (nếu là bò con thì tính 2 con là một). Nếu 2 hay 3 gia đình liên kết lại cùng làm thì hiệu quả sử dụng đồng cỏ sẽ tốt hơn. Với diện tích 5.000 m2 đất trồng cỏ sẽ đạt năng suất khoảng 100 tấn /năm. Nếu mỗi ngày một con ăn 30 kg cỏ thì số cỏ trồng nuôi đƣợc 8 con trong 360 ngày, thực tế không chỉ dùng cỏ trồng mà còn dùng rơm để bổ sung và trồng ngô làm vụ thứ 3 trên đất trồng lúa, dự kiến sẽ thu trên 40 tấn/ha. Nếu gia đình có khoảng 2.500 đến 3.000 m2

trồng lúa sẽ đủ nuôi thêm 2 con trong cả năm (thân lá ngô và rơm phụ thêm). Theo con số lý thuyết, với điều kiện đầy đủ thức ăn nhƣ trên và đƣợc chăm sóc tốt, mỗi ngày một con bò sẽ tăng 0,5 kg (cân hơi). Cả đàn gia súc trong một năm cho tăng trên 1.500 kg, tức khoảng 40 triệu đồng /gia đình. Với 5.000 m2

cỏ trồng đƣợc chăm sóc đúng quy trình vẫn có thể cắt 2 lần trong 5 tháng mùa khô, năng suất có thể đạt khoảng 15 tấn, đủ nuôi mỗi con 15 kg/ngày trong 3 tháng. Thực tế cho thấy nhân dân các địa phƣơng lâu nay vẫn coi chăn nuôi nhƣ một việc làm thêm, không có sự đầu tƣ thoả đáng cho nó, kết quả đem lại vì vậy cũng rất thấp, đã đến lúc cần phải suy nghĩ lại, cần phải học hỏi kinh nghiệm và tạo ra thói quen sống bằng nghề chăn nuôi.

Với những địa phƣơng có điều kiện đặc biệt là đầu ra ổn định thì nên nuôi bò sữa, vì Việt Nam là nƣớc nhập khẩu nhiều sữa, mô hình chăn nuôi bò sữa nhƣ gia đình ông Lê Văn Hải đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, hiệu quả kinh tế trên ha đất canh tác cũng cao. Từ góc độ nghiên cứu cỏ chúng tôi xin nhắc là khi trồng cỏ không nên chỉ lo năng suất mà cần xem chất lƣợng cỏ. Vì 1 bò sữa 1 ngày ăn 60kg cỏ, nếu chất lƣợng cỏ cao đạt 12 đơn vị thức ăn, cỏ chất lƣợng kém chỉ đạt khoảng 7 đơn vị thức ăn.

Để khai thác tài nguyên đất có hiệu quả hơn, nâng cao thu nhập của mỗi gia đình và an toàn về mặt sinh thái môi trƣờng thì cần có sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất của gia đình, cần có sự bố trí hợp lý cây trồng ở các tiểu vùng sinh thái của từng gia đình.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

- Thực trạng hiện nay của Bắc Kạn và các tỉnh miền núi phía bắc là các thảm cỏ ngày càng bị thu hẹp, năng suất và chất lƣợng đều giảm. Vì vậy phƣơng thức chăn nuôi hiện nay của dân địa phƣơng là khai thác các bãi cỏ ven đƣờng đi, ven làng và thảm cỏ dƣới rừng đã không đáp ứng cho yêu cầu chăn nuôi, hiệu quả chăn nuôi đem lại là rất thấp.

- Mô hình chăn nuôi hiện nay của miền núi vẫn cần khai thác các thảm cỏ tự nhiên, song cần phải tính toán khai thác hợp lý, phải quy hoạch đất để trồng cỏ và cây thức ăn khác đáp ứng yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng cho từng ngày, đáp ứng yêu cầu tăng trọng theo mô hình đề xuất, hiệu quả thu đƣợc từ chăn nuôi sẽ tăng cao, nâng cao mức thu nhập trên ha đất canh tác.

- Vùng đồng bằng cần tận dụng các bãi cỏ, phụ phẩm nông nghiệp để chăn nuôi theo mô hình ông Đặng Văn Hải, các gia đình có điều kiện nên phát triển chăn nuôi bò sữa hiệu quả đem lại sẽ rất cao.

- Cần chuyển đổi một bộ phận đất nông nghiệp hiện nay sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi theo mô hình bò sữa, bò thịt, với sự tính toán đầy đủ hiệu quả đem lại trên 1 ha cao gấp nhiều lần trồng lúa, ngô.

2. Đề nghị

- Đối với nơi có độ dốc không lớn (dƣới 150) có thể dùng làm cơ sở trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi và tận dụng thêm thảm cỏ dƣới rừng, nơi có độ dốc lớn hơn nên tiến hành trồng rừng. Những nơi trồng Ngô, Lúa và mầu năng suất thấp nên chuyển sang trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi. Tại những nơi đồng cỏ đã bị thoái hoá do sử dụng quá mức nên tiến hành trồng cây để cải tạo điều kiện khí hậu, thổ nhƣỡng và thảm thực vật trên bề mặt.

- Những loài cây có giá trị chăn nuôi nhƣ cây Ruối (Streblus asper), Cỏ lạc vừng (Hedyotis multiglomerulata), Cỏ lá tre lá nhỏ (Acroceras munroanum), cây Bùm bụp (Mallotus luchenensis) và các loại cây cỏ trồng nên khuyến khích ngƣời

dân bảo vệ, có kế hoạch khai thác hợp lý để tăng các loại cây cỏ trên phục vụ cho chăn nuôi và tạo thêm nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa đông.

- Các hộ chăn nuôi nên chủ động áp dụng các biện pháp về giống, chăm sóc, nuôi dƣỡng, quản lý và khai thác phù hợp đối với đàn vật nuôi của mìnhvà triển khai mô hình tự chế biến thức ăn trong chăn nuôi; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả. Hình thành ngày càng nhiều các trang trại chăn nuôi qui mô khá lớn với phƣơng thức chăn nuôi tiên tiến, hiện đại.

- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi nhƣ chuồng trại có hệ thống làm mát, máng ăn, máng uống tự động, cỏ tƣới phun, máy thái cỏ, máy vắt sữa, sử dụng thức ăn công nghiệp ngày càng đƣợc mở rộng thì sẽ nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.

- Chính quyền địa phƣơng cần có sự hƣớng dẫn, giúp đỡ các gia đình không có kinh nghiệm làm ăn. Tổ chức thực thi mô hình để ngƣời dân học tập và làm theo, đặc biệt những ngƣời đi đầu phải có chính sách hộ trợ, khuyến khích.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Hoàng Chung, Hoàng Thị Thúy Hằng, Đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại tỉnh Bắc Kạn, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, số 124, tập 2, tháng 6 năm 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Hoàng Thị Thúy Hằng, Điều tra nguồn thức ăn và đề xuất mô hình chăn nuôi gia súc hợp lý ở xã PhươngLinh Bạch Thông, Thông tin khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn, số 3 năm 2009.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1]. Lê Văn An, Tôn Nữ Tiên Sa, Phát triển kỹ thuật cây thức ăn xanh với nông hộ, do ACIAR và CIAT xuất bản, ACIAR chuyên khảo số 93.

[2]. Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1976), Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ năng suất cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[3]. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2009. Ủy ban nhân dân xã Dƣơng Quang.

[4]. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2009. Ủy ban nhân dân xã Phƣơng Linh.

[5]. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng năm 2008 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ năm 2009 của UBND xã Hà Hiệu.

[6]. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009. Ủy ban nhân dân xã Đại Tự.

[7]. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009. Ủy ban nhân dân xã An Tƣờng.

[8]. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập 1, 2, 3. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

[9]. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tƣờng (1997), Thực hành hoá sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

[11]. Hoàng Chung (2005), Quần xã học thực vật, Nhà xuất bản Giáo dục.

[12]. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nhà xuất bản Giáo dục.

[13]. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997), Nghiên cứu cấu trúc một số mô hình phục hồi rừng trên savan cây bụi ở Bắc Thái, Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số 2.

[14]. Nguyễn Thế Hƣng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và dạng sống thực vật trong loại hình savan vùng đồi Quang Ninh, Thông báo khoa học trƣờng Đại học Sƣ phạm Việt Bắc, số 3.

[15]. Phạm Hoàng Hộ (1991, 1992, 1993), Cây cỏ Việt Nam, 6 tập. An lllustrated Flora of Vietnam - Montreal.

[16]. Lê Khả Kế và các tác giả (1969, 1975), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 6 tập.

[17]. Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964), Sơ bộ điều tra thảm thực vật savan trên một vùng đồi núi phía Nam Hữu Lũng (Lạng Sơn), Tập san sinh vật địa học-số 1.

[18]. Nhiều tác giả (1969), Đồng cỏ nhiệt đới, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. [19]. Nhiều tác giả (2004), Cây thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng, NXB Thanh Hóa. [20]. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 2008, Nhà xuất bản Thống kê.

[21]. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2008, Nhà xuất bản Thống kê.

[22]. Phan Thị Phần, Lê Hòa Bình và các cộng sự (1999), Tính năng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất chất xanh và hạt của cỏ Ghinê TD 58, Báo cáo khoa học, Bộ NN&PTNT, 28-30 tháng 6/1999.

[23]. Nguyễn Văn Quang (2002), Đánh giá khả năng sản suất và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất một số giống cỏ hòa thảo nhập nội là thức ăn cho gia súc tại Bá Vân - Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ trƣờng Đại học Nông Lâm-Thái Nguyên.

[24]. Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch, Thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa, NXB Nông Nghiệp.

[25]. Trần Trọng Thêm, Vũ Chí Cƣơng, Vũ Văn Nội, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Hữu Lƣơng, Phạm Kim Cƣơng, Nguyễn Văn Niêm, Giáo trình kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.

[26]. Nguyễn Thiện (2005), Trồng cỏ nuôi bò sữa, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội

[27]. Trịnh Văn Thịnh, Hoàng Phƣơng, Nguyễn An Tƣờng, Borget M., Boudet G., Cooper J.P,…(1974), Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc nhiệt đới, tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà nội.

[28]. Vũ Thị Kim Thoa, Khổng Văn Đĩnh (2001), Khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ sả Panicum maximum CvTD 58 trên vùng đất xám Bình Dương, Báo cáo KH phần thức ăn và dinh dƣỡng vật nuôi, trình bày tại hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT, 10 -12 tháng 4/2001.

[29]. Thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1998), số 4 năm thứ 29

[30]. Dƣơng Hữu Thời, Nguyễn Ngọc Chất, Hoàng Chung, Phạm Quang Anh (1969), Kết quả công tác điều tra đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kạn). Thông báo khoa học trƣờng Đại học Tổng hợp - Khoa Sinh vật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[31]. Dƣơng Hữu Thời (1981), Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, “Nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam” Hà Nội.

[32]. Nguyễn Văn Thƣởng (2000), Kỹ thuật nuôi bò sữa - bò thịt ở gia đình, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

[33]. Nguyễn Văn Thƣởng (2006), Kỹ thuật nuôi bò lấy thịt, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

[34]. Tiêu chuẩn Việt Nam 4326:2001 (ISO6496:1999); 4328:2001 (ISO4327:1993); 4331:2001 (ISO6492:1999).

Tiếng Anh

[35]. Anon (2000), Yields and chemical composition of pasture species in lowland areas, Animal Nutrition Division, Department of livestock Development, Ministry of Agriculture and Cooperatives, pp 27.

[36]. Animal Nutrition Division (2001), Intensive cultivation of Purple guinea for dairy cows in Petchaburi Province, Animal report in 2001, Depatment of livestock Development, Ministry of Agriculture and Cooperatives.

[37]. CIAT (1978), Beef program, Rept cali, Colombia, Centro Internation de Agriculture tropical.

[38]. Dr.Sochadji (1994), Phát triển chăn nuôi ở Inđonêxia, Trình bày tại Hà Nội lần thứ 3 của chƣơng trình giống cỏ ở Đông Nam Á

[39]. R.J. Meilroy (1972), An introduction to tropical grassland Husbandry. Oxford University Press. Second edition, 1972 Pp 3 – 7.

[40]. Riveros, F& Wilson, G.L (1970), Responses of a Setaria sphacelata, Desmodium intortum mix-ture to height and frequency of cutting, Proc, 11th Int, Grass, Congr, Surfers, Paradise. Australia, pp.666-668.

PHỤ LỤC

Ảnh 1: Thảm cỏ xã Dương Quang - Bắc Kạn

Ảnh 3: Thảm cỏ tự nhiên xã Phương Linh - Bắc Kạn

Ảnh 5: Cỏ Voi xã Hà Hiệu - Bắc Kạn

Ảnh 7: Thảm cỏ ven sông Hồng Đại Tự - Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại hai tỉnh bắc Cạn và vĩnh phúc (Trang 113)