Thức ăn khoáng

Một phần của tài liệu đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại hai tỉnh bắc Cạn và vĩnh phúc (Trang 33)

III. Đóng góp mới của Đề tài

1.5.1.4.Thức ăn khoáng

Nhóm này bao gồm rất nhiều loại nhƣ các premix khoáng, premix vitamin, các loại bột khoáng (đa lƣợng và vi lƣợng)... Đây là nhóm thức ăn hầu nhƣ không chứa năng lƣợng và prôtêin. Chúng thƣờng đƣợc sử dụng từ nhỏ đến rất nhỏ trong khẩu phần ăn của gia súc [25].

1.5.2. Đặc điểm thành phần dinh dưỡng của cỏ, cây trồng làm thức ăn

1.5.2.1. Cỏ hòa thảo

Khí hậu nhiệt đới gió mùa của nƣớc ta ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng sinh trƣởng, phát triển của cỏ hòa thảo. Hầu hết cỏ hòa thảo đều sinh trƣởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết quả vào mùa thu và gần nhƣ ngừng sinh trƣởng vào mùa đông. Đến mùa xuân lại phát triển nhanh và cho nhiều lá. Cỏ hòa thảo có ƣu điểm là sinh trƣởng nhanh, năng suất cao nhƣng nhƣợc điểm cở bản là hàm lƣợng xơ cũng tăng nhanh khi cây cỏ già, do đó giá trị dinh dƣỡng theo đó cũng giảm nhanh.

Lƣợng prôtêin thô tính trong chất khô của cỏ hòa thảo ở nƣớc ta trung bình 9,8% (75 -145 g/kg chất khô), tƣơng tự với giá trị trung bình của cỏ hòa thảo ở nhiệt đới. Hàm lƣợng xơ khá cao (269 - 372g/ kg chất khô). Khoáng đa lƣợng và vi lƣợng đều thấp, đặc biệt là nghèo canxi và phôtpho. Trong 1kg chất khô, lƣợng khoáng trung bình ở cỏ hòa thảo là Ca: 4,7 ± 0,4g; P:2,6 ± 0,1g; Mg:2,0 ± 0,1g; K:19,5 ± 0,7g; Zn:24 ± 1,8mg; Mn:110 ± 9,9mg; Cu: 8,3 ± 0,07mg; Fe:450 ± 45mg.

Một số giống cỏ hòa thảo chính:

* Cỏ Voi (Pennisetum purpureum Schumach):

Cỏ Voi có nguồn gốc ở Nam Phi, phân bố rộng ở các nƣớc nhiệt đới trên thế giới. Ở miền nam Việt Nam đƣợc Nguyên Văn Tuyền (1973) coi là 1 trong 4 loài cỏ tốt.

chuỗi 4 cacbon (C4) có khả năng thâm canh cao. Trong điều kiện thuận lợi có thể đạt 25 -30 tấn chất khô /ha; một năm cắt 6 - 7 lứa. Đôi khi có thể đạt năng suất cao hơn nếu đáp ứng đủ phân bón và nƣớc. Hàm lƣợng prôtêin thô ở cỏ Voi trung bình 100g /kg chất khô. Khi thu hoạch ở 30 ngày tuổi, hàm lƣợng prôtêin thô đạt tới 127g/kg chất khô, lƣợng đƣờng trung bình 70 -80 g/kg chất khô. Thƣờng thì cỏ Voi thu hoạch 28 - 30 ngày tuổi làm thức ăn xanh cho lợn và thỏ; khi sử dụng cho bò có thể thu hoạch ở 40 - 45 ngày tuổi; trong trƣờng hợp làm nguyên liệu ủ chua có thể cắt ở 50 ngày tuổi. Việt Nam thƣờng sử dụng các giống cỏ voi thân mềm nhƣ Solection I, cỏ Voi Đài Loan.

* Cỏ Ghinê (Panicum maximum jacq):

Cỏ Ghinê có nguồn gốc châu Phi nhiệt đới, khả nang chịu hạn tốt, thích hợp với nhiều loại đất. Cỏ thu hoạch 6-7 lứa /năm với năng suất từ 10 -14 tấn chất khô/ ha, có thể trồng để chăn thả hay thu cắt cho ăn tại chuồng. Nếu thu hoạch ở 30 ngày tuổi giá trị dinh dƣỡng cao (139g prôtêin thô, 303g chất xơ và 1920- 2000 kcal/ kg chất khô). Cỏ Ghinê nhanh ra hoa và ra hoa nhiều lần trong năm, vì vậy nếu để cỏ già giá trị dinh dƣỡng giảm mạnh. Việt Nam hiện có tập đoàn cỏ Ghinê khá phong phú: dòng K280 chịu hạn tốt, dòng I429 lá to thích hợp với chế độ thu cắt trong vƣờn gia đình chăn nuôi nhỏ.

1.5.2.2. Cây họ Đậu

Điều kiện khí hậu, đất đai nhiệt đới nhìn chung ít thuận lợi cho các giống đậu đỗ ôn đới có giá trị dinh dƣỡng cao. Còn các giống đậu đỗ nhiệt đới tuy thích hợp với điều kiện khí hậu nhƣng năng suất và giá trị dinh dƣỡng không cao. Trên đồng cỏ tự nhiên tỉ lệ đậu đỗ rất thấp chỉ chiếm 4- 5% về số lƣợng loài, có nơi còn ít hơn và hầu nhƣ không đáng kể về năng suất.

Đậu đỗ thức ăn gia súc ở nƣớc ta thƣờng giàu prôtêin, vitamin, khoáng Ca, Mg, Mn, Zn, Cu, Fe, nhƣng ít phốtpho, kali hơn cỏ hòa thảo. Tuy vậy, hàm lƣợng prôtêin thô ở thân lá cây đậu đỗ trung bình 167g/ kg chất khô, xấp xỉ giá trị trung bình của đậu đỗ nhiệt đới, thấp hơn giá trị của đậu đỗ ôn đới (175g /kg chất khô), hàm lƣợng chất khô 200 - 260g/kg thức ăn, giá trị năng lƣợng cao hơn cỏ hòa thảo [32]. Ƣu điểm của đậu đỗ thức ăn gia súc là khả năng cộng sinh với vi

sinh vật trong nốt sần ở rễ có thể sử dụng đƣợc nitơ trong không khí tạo ra thức ăn giàu prôtêin, giàu vitamin, khoáng đa lƣợng và vi lƣợng dễ hấp thu. Nhƣợc điểm cơ bản của đậu đỗ thức ăn gia súc là thƣờng chứa chất ức chế men tiêu hóa hay độc tố làm cho gia súc không ăn đƣợc nhiều. Bởi vậy, nhất thiết phải sử dụng phù hợp với cỏ hòa thảo để nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn. Hiện nay, nƣớc ta chƣa có nhiều giống đậu đỗ thức ăn xanh, giống Stylô và keo dậu (Leucaena leucocephala) đƣợc chú ý hơn cả.

1.5.2.3. Cây trồng khác

Bao gồm rơm, thân cây ngô già, cây lạc,… loại thức ăn này thƣờng có hàm lƣợng xơ cao (20 - 35 % tính trong chất khô) và tƣơng đối nghèo chất dinh dƣỡng.

* Rơm (Orysa sativa L):

Việt Nam là nƣớc sản xuất lúa gạo lớn thứ hai trên thế giới với sản lƣợng thóc trên 30 triệu tấn/ năm. Nếu tính mỗi kg lúa gạo sản xuất ra sẽ đi kèm 0,8 - 1 kg rơm thì Việt Nam có khoảng 25 - 30 triệu tấn rơm mỗi năm, đây là nguồn thức ăn có tiềm năng lớn. Ở nƣớc ta, rơm chiêm đƣợc thu hoạch vào tháng 5-6, rơm mùa vào tháng 9-10, rơm lúa xuân vào tháng 3 - 4 và rơm lúa vụ thu vào tháng 7- 8. Trong đó rơm mùa là phổ biến nhất, vì thời vụ này dễ dàng phơi và dự trữ tốt nhất cho bò. Cả nƣớc ta có khoảng 40 triệu tấn rơm để làm thức ăn cho gia súc. Rơm thƣờng chứa ít chất dinh dƣỡng, hàm lƣợng prôtêin có khoảng 2 -3%, chất béo từ 1 -2%, vitamin và khoáng thƣờng cũng nghèo nhƣng xơ cao (từ 31- 33%) song nó rất cần cho gia súc khi cỏ tƣơi và cỏ khô ít hoặc không có. Bởi vậy, rơm là nguồn thức ăn cần thiết cho trâu bò vào mùa cây cỏ xanh hiếm (đông xuân).

* Ngô (Zea mays L):

Có thể toàn bộ sản phẩm của cây ngô đƣợc sử dụng cho bò. Tuy nhiên có thể tận dụng lá, thân, vì ngƣời ta có thể thu bắp khi còn non (ngô bao tử), khi hạt chín sáp (ngô nếp để luộc), khi hạt đã chín khổ (ngô già). Trong 1kg thân lá ngô đã thu bắp có 600- 700g chất khô, 60-70g prôtêin, 280 - 300g xơ. Ngô là cây thức ăn quan trọng ở Việt Nam, dùng làm lƣơng thực cho ngƣời, thức ăn tinh cho gia súc; là cây hằng năm, thân thẳng và đơn độc. Sinh trƣởng nhanh có thể thu hoạch trong thời

gian ngắn. Ngô thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, có thể sống ở một số loại đất, nhƣng tốt nhất là đất tốt, thoát nƣớc. Năng suất chất xanh của ngô thƣờng thay đổi tùy theo mục đích sử dụng và mật độ gieo trồng. Nếu thu hoạch làm thức ăn xanh sau 40 - 50 ngày cho năng suất 12,6 tấn /ha. Sau 4 - 5 tháng cho 25 - 40 tấn/ ha và nếu đất tốt tới 100 - 200 tấn /ha xanh hay hơn, nhƣng ở vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 8 - 70 tấn /ha xanh hay 2 - 20 tấn chất khô /ha [26].

* Phụ phẩm dứa (Ananas sativa schult):

Phụ phẩm dứa bao gồm chồi và ngọn của quả dứa, vỏ cứng bên ngoài, vụn nát trong quá trình chế biến, bã dứa ép. 1 tấn dứa đƣa vào chế biến có 0,25 tấn chính phẩm, 0,75 tấn phụ phẩm; dứa đƣa vào đóng hộp cho 0,35 tấn chính phẩm, 0,65 tấn phụ phẩm, hiện nay chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi.

Đặc điểm của loại sản phẩm này là chất xơ cao, nghèo prôtêin, hàm lƣợng đƣờng dễ tan cao nên thuận lợi cho quá trình lên men, có thể ủ chua.

* Ngọn lá mía (Saccharum officinarum L):

Khi thu hoạch, phần ngọn lá còn xanh chiếm 10- 12% tổng sinh khối của cây mía. Ƣớc tính hiện nay có khoảng 1,5 triệu tấn, có tỷ lệ xơ cao 40 - 43%, nhƣng chứa dẫn xuất không đạm thích hợp cho quá trình ủ chua.

* Cây lá lạc (Arachis hypogea L):

Khi thu hoạch lạc củ, cây lá vẫn còn xanh và giàu chất dinh dƣỡng, tỷ lệ prôtêin từ 15 - 16%. Bình quân một sào lạc có thể thu 300 - 400kg thân, lá. Đây là nguồn thức ăn lớn có giá trị cho vật nuôi, có thể phơi khô, nghiền nhỏ kết hợp với các loại thức ăn khác để chăn nuôi lợn, có thể ủ chua hoặc sử dụng tƣơi cho trâu bò. Tuy nhiên vụ thu hoạch vào khoảng tháng 6 - 7 âm lịch có nhiều mƣa nên rễ bị hỏng.

* Ngọn lá sắn (Manihot esculanta Crantz):

Ƣớc tính hàng năm nƣớc ta có khoảng 1 triệu tấn ngọn lá sắn tƣơi, sau thu hoạch củ chỉ có một số ít đƣợc sử dụng. Ngọn lá sắn giàu prôtêin, có từ 18 - 20% vật chất khô, nhƣng lại chứa độc tố xyanoglucozit làm chậm lớn hoặc có thể gây chết khi hàm lƣợng này cao, tuy nhiên ủ chua có thể loại bỏ gần nhƣ hoàn toàn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

độc tố này. Bình quân một sào sắn có thể thu đƣợc 200 - 250kg ngọn sắn lá tƣơi. Đây cũng là nguồn thức ăn có giá trị cho chăn nuôi.

* Bã bia:

Bã bia là sản phẩm tách ra sau khi lên men bia, phần nƣớc đƣợc sử dụng làm bia, còn bã chứa các chất dinh dƣỡng, các chất lên men.

Thành phần của bã bia: nƣớc 75-80%; prôtêin thô 5%; lipit 2%; xơ 5%; khoáng 0,8%... Bã bia là thức ăn chứa nhiều nƣớc, có mùi thơm và vị ngon, đặc biệt là hàm lƣợng đạm trong bã bia cao. Bã bia đƣợc coi là thức ăn bổ sung đạm, xơ. Bã bia khi gia súc ăn vào có tác dụng kích thích vi sinh vật phân giải xơ trong dạ cỏ phát triển, có thể bổ sung khẩu phần ăn là rơm cho kết quả tốt. Ngoài ra bã bia còn chứa các sản phẩm lên men có tác dụng kích thích tính ngon miệng và kích thích tiết sữa tốt.

1.6. Nhận xét chung

Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Để tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi có chất lƣợng tốt đáp ứng ngày càng tăng của thị trƣờng, thì việc cung cấp thức ăn đủ, có chất lƣợng cao và ổn định là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong chăn nuôi. Song nguồn thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do đồng cỏ chăn thả dần bị thu hẹp lại nhƣờng chỗ cho cây trồng khác. Ở những nƣớc nhiệt đới, nhận thức về vấn đề trồng cỏ để chăn nuôi còn mới, điều đó giải thích tại sao nhiều công trình nghiên cứu còn chƣa hoàn chỉnh, phần lớn mới ở giai đoạn mô tả, thêm vào đó là những lý do thiếu phòng thí nghiệm chƣa có đầy đủ trang thiết bị; chính vì thế, theo những tiêu chuẩn đơn giản để đánh giá năng suất chẳng hạn, không phải bao giờ cũng có những tài liệu về chất khô và thƣờng chỉ thấy đánh giá tổng quát về năng suất đối với việc chăn nuôi. Ngày nay cùng với những nghiên cứu nhằm nâng cao năng xuất và chất lƣợng đồng cỏ, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích thì nhiều vấn đề mới cũng đặt ra, đó là cơ cấu kinh tế hợp lý từng vùng, vấn đề an toàn lƣơng thực và phát triển bền vững về mặt sinh thái, nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của toàn xã hội.

CHƢƠNG II

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

2.1. Một số đặc điểm tự nhiên - xã hội xã Dƣơng Quang, Phƣơng Linh và xã Hà Hiệu tỉnh Bắc Kạn xã Hà Hiệu tỉnh Bắc Kạn

2.1.1. Xã Dương Quang

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý: Dƣơng Quang nằm ở phía Bắc của thị xã Bắc Kạn, có tổng diện tích tự nhiên 2.593,70ha, chiếm 19,66% diện tích đất tự nhiên của thị xã. Phía bắc giáp xã Huyền Tụng và huyện Bạch Thông. Phía nam giáp phƣờng Sông Cầu, phía đông giáp phƣờng Nguyễn Thị Minh Khai, phía tây giáp huyện Bạch Thông.

Địa hình địa mạo: Dƣơng Quang là xã miền núi, có độ cao trung bình 200 - 500m, với nhiều đỉnh núi cao trên 700m nhƣ núi: Thiềng Phu, Thôm Toóng, Khau Lang... Nhìn chung, địa hình của xã thấp dần từ tây bắc xuống đông nam với độ dốc lớn, hiểm trở, thảm thực vật chủ yếu là rừng tự nhiên, giao thông đi lại rất khó khăn.

Khí hậu: Dƣơng Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa do vậy khí hậu đƣợc chia ra làm hai mùa rõ rệt, mùa mƣa và mùa khô.

Mùa mƣa: Đƣợc bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lƣợng mƣa chiếm tới 80% lƣợng mƣa của cả năm, lũ lụt thƣờng xảy ra với tốc độ nhanh mạnh, nhiệt độ trung bình 26 - 270c, chế độ gió chủ yếu là gió đông nam.

Mùa khô: Đƣợc hình thành từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ giảm dần, thƣờng có sƣơng mù và sƣơng muối. Nhiệt độ bình quân là 220c. Lƣợng mƣa từ 1.470mm đến 1.650mm, độ ẩm trung bình 65%. Chế độ gió chủ yếu là gió đông bắc. Tổng tích ôn bình quân cả năm là 8.3000c.

Thủy văn: Sông Cầu chảy qua địa bàn xã có chiều rộng 40m, chiều dài gần 7km, là con sông có chế độ thủy văn khá phức tạp, đặc biệt vào mùa mƣa lũ thƣờng ảnh hƣởng đến khu vực dân cƣ ở hai bên bờ.

Ngoài ra, còn có suối Nặm Cắt và một số suối khác, có độ dốc lớn bị bồi lắng do đất đá ở thƣợng nguồn trôi về làm cho dòng chảy của sông suối bị thu hẹp lại, mùa mƣa gây ngập úng.

2.1.1.2. Đặc điểm xã hội

Theo số liệu thống kê năm 2005, xã Dƣơng Quang hiện có 2762 nhân khẩu với 624 hộ, bình quân 4,42 ngƣời/ hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,25%. Trong những năm gần đây, do ảnh hƣởng của quá trình đô thị hóa, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm dần. Hiện tại trên địa bàn xã có 1994,71ha đất nông lâm nghiệp (chiếm 76,91% diện tích tự nhiên). Phần lớn diện tích đất nông lâm nghiệp của xã là đất lâm nghiệp (1716,99ha), diện tích đất sản xuất nông nghiệp 277,72ha bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm trong đó chủ yếu là diện tích đất trồng lúa một phần còn lại hiện tại đang trồng sắn, ngô lai, rau màu, đỗ, mƣớp đắng, cây khoai...

Chăn nuôi của xã chủ yếu là chăn thả dê, trâu bò, lợn và gia cầm, những năm gần đây đàn gia súc, gia cầm có tăng nhƣng không đáng kể do nhu cầu sức kéo giảm cùng với dịch cúm gia cầm đã làm cho ngành chăn nuôi hiện tại phát triển ở mức trung bình cả về số lƣợng và trọng lƣợng.

2.1.1.3. Đánh giá chung

Những thuận lợi, lợi thế: Là xã có vị trí địa lý tƣơng đối thuận lợi, có điều kiện giao lƣu phát triển kinh tế- xã hội với các xã, phƣờng trong thị xã.

Điều kiện khí hậu tƣơng đối thuận lợi, có quỹ đất để mở rộng sản xuất nông - lâm nghiệp theo hƣớng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, phát triển nền sản xuất nông nghiệp sinh thái và chuyển đổi cơ cấu nền nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa với những sản phẩm có chất lƣợng cao cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Có thị trƣờng tiêu thụ lớn là thị xã Bắc Kạn, cùng nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn để khai thác tiềm năng đất đai, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Khó khăn thách thức: Điểm xuất phát thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, cơ cấu kinh tế nói chung chậm chuyển đổi và kết cấu hạ tầng kém phát triển.

Số hộ nghèo còn cao, số lao động thiếu việc làm nhiều. Lực lƣợng lao động dồi dào nhƣng phần lớn chƣa qua đào tạo, ảnh hƣởng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới.

Một phần của tài liệu đánh giá một số mô hình khai thác thức ăn chăn nuôi bò tại hai tỉnh bắc Cạn và vĩnh phúc (Trang 33)