Khảo sát sơ bộ kết quả hoạt động của CCT.PN

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý chất lượng toàn diện trong quản lý thuế.pdf (Trang 51)

Tại CCT.PN có Đội Kê khai – Kế toán thuếđược xem là trung tâm tích hợp dữ liệu của Chi cục Thuế qua đó cung cấp toàn bộ các dữ liệu về thuế cho lãnh đạo để có cơ sở đánh giá hiệu quả công tác của từng đội thực hiện nhiệm vụ được giao. Như số thu NSNN của từng đội so với dự toán đã được giao cho mỗi đội từ đầu năm (số liệu được xem xét theo từng quý, năm); số doanh nghiệp được kiểm tra với số thuế truy thu và phạt qua công tác kiểm tra; số liệu về nợ đọng... trên cơ sở đó đánh giá chất lượng quản lý thuế của từng đội và kết quả chung cho toàn Chi cục Thuế. Như vậy, có thể nói số liệu thống kê cũng là một trong những cơ sở đánh giá chất lượng quản lý thuế cho từng Đội và toàn Chi cục Thuế.

2.2.1 Về dự toán thu ngân sách nhà nước

Kết quả cho thấy số thu của năm sau cao hơn năm trước với mức tăng dao động từ 10,6% đến 68,3% so với kết qủa từ năm 2005 đến 2010 tính bình quân số thu tăng mỗi năm khoảng 65%. Số thu NSNN qua các năm 199.93 281.17 473.31 595.78 658.63 914.40 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Các năm T đồ ng

Với kế hoạch dự toán thu ngân sách hàng năm thì năm sau luôn cao hơn so với năm trước, qua biểu đồ số: 2.1 cho thấy CCT.PN luôn hoàn thành kế hoạch được giao với số liệu tăng dần qua các năm.

Qua biểu đồ cho thấy kể từ năm 2007 trở đi số thu có sự gia tăng đáng kể, đó là do sự đánh dấu bước ngoặt của CCHC thuế với sự ra đời của Luật quản lý thuế theo cơ chế NNT tự kê khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm. Hơn thế nữa, trong 2008 và 2009 do ảnh hưởng của sự suy thoái tài chính toàn cầu nhà nước đã hỗ trợ kích cầu bằng cách giảm 30% thuế TNDN cho quý 4 và cả năm 2009, thuế TNCN…. Tuy nhiên, số thu của CCT.PN vẫn đạt đó là do sự cố gắng vượt bậc của tập thể công chức tập trung tổ chức tốt công tác quản lý thuế cùng với việc đẩy mạnh CCTTHC thuế.

2.2.2 Kết quả về công tác kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế

Bên cạnh việc kê khai của doanh nghiệp CCT.PN đã tiến hành công tác kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của NNT nhằm giúp cho NNT thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và phát hiện xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Số doanh nghiệp được kiểm tra qua các năm được thể hiện qua biểu đồ số 2.2

Số DN được kiểm tra trong năm

201.00 410.00 324.00 304.00 371.00 367.00 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 350.00 400.00 450.00 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Các năm S do an h ng hi p

Qua biểu đồ cho thấy số lượng doanh nghiệp được kiểm tra tăng đột biến vào năm 2006 và từ năm 2007 đến năm 2010 số doanh nghiệp được kiểm tra tăng không đáng kể, đó là do thực hiện quy trình thanh tra, Kiểm tra theo quy định của Luật Quản lý thuế. Tuy nhiên, các cuộc kiểm tra đã có sự chuyển biến về chất, tức là kết quả kiểm tra đạt được hiệu quả cao.

Qua Biểu đồ số: 2.3 về số thuế truy thu và phạt qua kiểm tra so với từng năm có sự gia tăng đáng kể, năm sau tăng gần gấp đôi năm trước. Việc kiểm tra được tiến hành trên cơ sở phân tích rủi ro về thuế trên số liệu kê khai của NNT, theo kết quả phân tích thì những doanh nghiệp nào có điểm rủi ro cao nhất thì sẽ là lựa chọn đầu tiên trong kế hoạch kiểm tra. Có như vậy thì tránh việc chọn hồ sơ theo cảm tính, bỏ sót nhiều doanh nghiệp, lựa chọn kế hoạch kiểm tra không có trọng tâm trọng điểm. Kết quả cho thấy năm 2010 số truy thu và phạt cao gần gấp 10 lần số thuế truy thu và phạt trong năm 2005.

Số thuế truy thu và phạt qua kiểm tra

9.20 19.84 14.61 28.56 52.74 89.99 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Các năm T đồ ng

Biểu đồ 2.3: Số thuế truy thu và phạt từ năm 2005 - 2010 của CCT.PN Công tác kiểm tra luôn được lãnh đạo Chi cục quan tâm chỉđạo thông qua các biện pháp: Tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ phân tích hồ sơ khai thuế

và lựa chọn đối tượng kiểm tra; tập trung phân tích hồ sơ khai thuế các hồ sơ có nhiều rủi ro; tổ chức và quản lý tốt lực lượng công chức làm công tác kiểm tra thông qua việc giao chỉ tiêu về số lượng, số thuế truy thu cho từng công chức kiểm tra và đưa vào tiêu bình xét thi đua hàng quý, hàng năm, định kỳ có tổ chức giao ban công tác kiểm tra để trao đổi, rút kinh nghiệm và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc.

Với kết quả số thu NSNN và kết quả kiểm tra truy thu và phạt qua các năm cho thấy sự quyết tâm của công chức CCT.PN để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao trong bối cảnh nguồn lực thì có hạn. Từ năm 2005 đến 2010 số lượng công chức biên chế và hợp đồng vào khoảng xấp sỉ 120 công chức hầu như không tăng về số lượng công chức, trong khi số thu năm 2010 (gần 915 tỷ) tăng gần gấp 5 lần số thu năm 2005 (gần 200 tỷ). Chi cục thuế cũng đã tạo điều kiện cho các công chức tham gia các khóa tập huấn về kỹ năng thanh tra, kiểm tra, tin học, kế toán thuế…, học văn bằng 2 để bổ sung thêm nghiệp vụ thuế (Luật), sau đại học ……

2.2.3 Kết quả theo dõi tình hình nợ đọng của đối tượng nộp thuế

Chi cục thuế đã tích cực thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ, kể cả biện pháp cưỡng chế nợ theo qui định:

- Hàng tháng tổ chức rà soát, đối chiếu, phân loại nợ đọng theo từng đối tượng nộp thuế về số thuế nợ và tuổi nợđể có biện pháp xử lý phù hợp.

- Áp dụng các biện pháp phạt nộp chậm và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy trình quy định.

- Phối hợp với UBND các phường, BQL các chợđôn đốc thu hồi nợ thuế, tổ chức cưỡng chế các hộ kinh doanh dây dưa nợ thuế nhiều tháng.

Ngoài ra, Chi cục còn thực hiện đôn đốc thu nợ đọng thuế thông qua các hình thức: Đăng trang web Cục Thuế; thông báo đến Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an đề nghị hỗ trợ …

2.2.4 Kết quả theo dõi về tính chấp hành kê khai thuế của đối tượng nộp thuế

Nắm chắc tình hình nộp tờ khai của người nộp thuế để có biện pháp quản lý kịp thời việc kê khai và nộp thuế của người nộp thuế (NNT):

- Đối với khu vực nộp thuế theo kê khai (Cty, DNTN, HTX, cá thể kê khai…): Đã tổ chức nhập dữ liệu Báo cáo quyết toán thuế và Báo cáo tài chính phục vụ cho công tác phân tích để tổ chức kiểm tra.

- Đối với khu vực doanh nghiệp: do chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu CTN, lãnh đạo Chi cục luôn quan tâm theo dõi và chỉ đạo sát để đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp qua đó tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, kịp thời chấn chỉnh những sai sót, nâng cao tính tự giác của doanh nghiệp trong việc chấp hành chế độ tự khai, tự nộp đảm bảo chống thất thu thuế và công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp.

- Đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo kê khai: Chi cục đã thực hiện phân loại hộ để quản lý, hướng dẫn hộ kinh doanh kê khai doanh thu sát với thực tế; Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát doanh thu kê khai, qua đó ấn định thuế và đưa vào lập bộ kịp thời các trường hợp vi phạm sổ sách kế toán, hoá đơn và kê khai không đúng thực tế kinh doanh.

2.3 Đánh giá cải cách hành chính công tại CCT.PN

Thời gian qua, Chi cục thuế quận Phú Nhuận đã từng bước tiến hành cải cách thủ tục hành chính, tích cực rà soát, bãi bỏ những thủ tục không còn phù hợp, công khai quy trình, thủ tục về đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, nộp

thuế, đăng ký thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO… tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân đến giao dịch.

Với phương châm: “Công khai, minh bạch, tận tụy phục vụ nhân dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đúng pháp luật”, CCT.PN cũng là một trong những Chi cục Thuế được Tổng cục thuế, Cục thuế chọn làm điểm để triển khai ứng dụng Tin học cho công tác quản lý thuế, phục vụ công tác cải cách hành chính của cơ quan. Bên cạnh đó được sự quan tâm chỉđạo sâu sát của UBND Quận hỗ trợ giúp cho Chi cục bám sát định hướng nối kết ứng dụng công nghệ thông tin liên thông phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước. Nhìn chung, các ứng dụng CNTT trên đã đáp ứng tốt, kịp thời trong công tác quản lý mang lại hiệu quả thiết thực và sâu rộng trên toàn Chi cục, phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác cải cách hành chính tại Chi cục Thuế.

2.3.1 Về cơ chế “Một cửa” thực hiện tại CCT.PN

Theo Quyết định 78/2007/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy chế hướng dẫn giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của NNT theo cơ chế Một cửa. Qua đó, từ tháng 04/2008 hầu hết các giao dịch của NNT với cơ quan thuế như hướng dẫn, giải đáp thắc mắc chính sách thuế, đăng ký thuế, thay đổi thông tin, xác nhận thuế, các hồ sơ thủ tục về khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế của NNT… đã thực hiện thông qua bộ phận Một cửa tại phòng TTHT.

Theo 2 mục tiêu và 4 yêu cầu khi thực hiện cơ chế một cửa: - Mục tiêu:

+ Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế.

+ Kiểm tra giám sát được quá trình thực hiện công vụ của CQT. - Yêu cầu đảm bảo:

+ Địa điểm bố trí nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các yêu cầu thủ tục hành chính của người nộp thuế tại CQT và trang thiết bị làm việc.

+ Xây dựng quy chế, quy trình làm việc của bộ phận một cửa. + Việc sắp xếp bố trí nhân sự tại bộ phận Một cửa.

+ Ứng dụng tin học tại bộ phận một cửa. Kết quả thực hiện:

- Đối với NNT: tạo sự đồng thuận và hỗ trợ của DN với ý thức chấp hành chính sách pháp luật thuế ngày càng tốt hơn: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuếđúng hạn ngày càng cao, đến nay tỷ lệ DN nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn chiếm đến 97% - 98%, giảm bớt tình trạng tập trung khai thuế vào ngày cuối cùng nên dẫn đến giảm áp lực cho CQT; do các hồ sơ và các thủ tục khai thuế thông qua bộ phận một cửa đều có rà soát một bước nên những sai sót về hồ sơ mẫu biểu… ngày càng giảm dần.

- Đối với CQT: Thông qua việc thực hiện mô hình một cửa Lãnh đạo có một đầu mối để theo dõi đánh giá và đôn đốc giải quyết các thủ tục hành chính của các phòng chức năng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ NNT. Mặt khác, thực hiện cơ chế một cửa còn làm cơ sở, tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ tin học, thực thi kỹ năng quản lý thuế mới hiện đại; khắc phục được việc làm thủ công tại một số khâu quản lý thuế như hiện nay. Đã chuyển đổi được nhận thức của cán bộ thuế từ quản lý theo mệnh lệnh hành chính sang phục vụ NNT. Đã lấy hiệu quả trong công việc phục vụ, lấy sự hài lòng của NNT làm thước đo đánh giá kết quả, làm phần thưởng cho mình.

2.3.2 Về thực hiện chương trình kê khai qua mạng

Việc thực hiện chương trình khai thuế qua mạng Internet là một bước đi quan trọng trong chương trình cải cách hiện đại hoá công tác thuế, nhằm nâng

cao trình độ quản lý thuế của Việt Nam, theo hướng hiện đại hoá toàn diện công tác thuế. Thông thường doanh nghiệp đến cơ quan thuế nộp hồ sơ vào những ngày cuối hạn nộp, nên luôn có tình trạng quá tải tại cơ quan thuế; người nộp hồ sơ khai thuế phải mất nhiều thời gian chờ đợi. Để khắc phục tình trạng trên việc thực hiện khai thuế qua mạng là yêu cầu bức thiết, có lợi cho người nộp thuế.

Hình 2.11: Quy trình nộp hồ sơ khai thuế qua mạng

Với lợi ích nổi bật của hình thức kê khai thuế qua mạng là rất đơn giản, nhanh gọn và có hiệu quả cao, giúp cho người nộp thuế tiết kiệm được thời gian và chi phí vào các ngày cuối cùng của hạn nộp tờ khai. Doanh nghiệp có thể nộp

Người nộp thuế Tổng cục thuế

Kết xuất tập hồ sơ khai thuế theo định dạng quy định Lưu trữ hồ sơ khai thuế Kết ký điện tử vào tập hồ sơ khai thuế Nộp tập hồ sơ khai thuế qua mạng Nhận thông tin phản hồi về tờ khai Nhận tập hồ sơ khai thuế qua mạng

tờ khai 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần và ở bất cứ đâu có kết nối mạng Internet. Trường hợp người đại diện doanh nghiệp không có mặt ở trụ sở vẫn có thể tự ký chữ ký số và khai thuế thông qua mạng Internet hoặc có thể uỷ quyền quản lý chữ ký số cho người được tin cậy để ký và nộp tờ khai.

Đồng thời việc sử dụng ứng dụng nộp hồ sơ khai thuế qua mạng còn giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí in ấn, bởi tất cả các dữ liệu được xử lý thông qua mạng Internet. Việc nộp hồ sơ khai thuế qua mạng rất an toàn, đảm bảo bí mật khai thuế qua mạng internet, nó sẽ được mã hóa để bảo mật thông tin của doanh nghiệp; (mỗi doanh nghiệp được cơ quan thuế cấp cho một mật mã riêng thay cho con dấu và chữ ký của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, được bảo mật và được Luật Giao dịch điện tử công nhận).

Việc kê khai thuế qua mạng cũng giúp cho việc giảm áp lực công việc của bộ phận “Một cửa”, hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa NNT và công chức thuế sẽ giảm thiểu việc nhũng nhiểu và gia tăng mức độ hài lòng của DN.

2.4 Một số tồn tại trong công tác quản lý của CCT.PN

Để xác định những tồn tại trong công tác quản lý thuế tại CCT.PN, tác giả thực hiện trao đổi và phỏng vấn trực tiếp đối với các Đội trưởng phó chuyên môn và Lãnh đạo Chi cục Thuế. Việc phỏng vấn này không có thu thập dữ liệu mà chỉ nắm bắt những ý chung để từ đó đưa ra giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lý thuế. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo thêm một vài kết quả nghiên cứu Mức độ hài lòng của người nộp thuếđối với dịch vụ công nghiên cứu tình huống tại Chi cục Thuế [12]. Dựa trên cơ sở mức độ hài lòng của NNT có thểđánh giá hiệu quả cũng như hạn chế của công tác quản lý thuế.

Do công tác quản lý thuế hiện nay là quản lý theo chức năng vì thế một số tồn tại trong công tác quản lý này chủ yếu tập trung vào các đội thực hiện chức

năng quản lý thuế như: Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Tuyên truyền - Hỗ trợ, Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học, Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế và Đội Kiểm tra thuế. Luật Quản lý thuế đã ra đời và được áp dụng kể từ năm

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý chất lượng toàn diện trong quản lý thuế.pdf (Trang 51)