Về cơ chế “Một cửa” thực hiện tại CCT.PN

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý chất lượng toàn diện trong quản lý thuế.pdf (Trang 56 - 57)

Theo Quyết định 78/2007/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy chế hướng dẫn giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của NNT theo cơ chế Một cửa. Qua đó, từ tháng 04/2008 hầu hết các giao dịch của NNT với cơ quan thuế như hướng dẫn, giải đáp thắc mắc chính sách thuế, đăng ký thuế, thay đổi thông tin, xác nhận thuế, các hồ sơ thủ tục về khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế của NNT… đã thực hiện thông qua bộ phận Một cửa tại phòng TTHT.

Theo 2 mục tiêu và 4 yêu cầu khi thực hiện cơ chế một cửa: - Mục tiêu:

+ Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế.

+ Kiểm tra giám sát được quá trình thực hiện công vụ của CQT. - Yêu cầu đảm bảo:

+ Địa điểm bố trí nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các yêu cầu thủ tục hành chính của người nộp thuế tại CQT và trang thiết bị làm việc.

+ Xây dựng quy chế, quy trình làm việc của bộ phận một cửa. + Việc sắp xếp bố trí nhân sự tại bộ phận Một cửa.

+ Ứng dụng tin học tại bộ phận một cửa. Kết quả thực hiện:

- Đối với NNT: tạo sự đồng thuận và hỗ trợ của DN với ý thức chấp hành chính sách pháp luật thuế ngày càng tốt hơn: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuếđúng hạn ngày càng cao, đến nay tỷ lệ DN nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn chiếm đến 97% - 98%, giảm bớt tình trạng tập trung khai thuế vào ngày cuối cùng nên dẫn đến giảm áp lực cho CQT; do các hồ sơ và các thủ tục khai thuế thông qua bộ phận một cửa đều có rà soát một bước nên những sai sót về hồ sơ mẫu biểu… ngày càng giảm dần.

- Đối với CQT: Thông qua việc thực hiện mô hình một cửa Lãnh đạo có một đầu mối để theo dõi đánh giá và đôn đốc giải quyết các thủ tục hành chính của các phòng chức năng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ NNT. Mặt khác, thực hiện cơ chế một cửa còn làm cơ sở, tạo điều kiện cho việc ứng dụng công nghệ tin học, thực thi kỹ năng quản lý thuế mới hiện đại; khắc phục được việc làm thủ công tại một số khâu quản lý thuế như hiện nay. Đã chuyển đổi được nhận thức của cán bộ thuế từ quản lý theo mệnh lệnh hành chính sang phục vụ NNT. Đã lấy hiệu quả trong công việc phục vụ, lấy sự hài lòng của NNT làm thước đo đánh giá kết quả, làm phần thưởng cho mình.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản lý chất lượng toàn diện trong quản lý thuế.pdf (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)