Về nguồn gốc ngôn ngữ

Một phần của tài liệu địa danh huyện định hoá tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 85 - 88)

1 ĐHTN Sơn danh

2.3.2.Về nguồn gốc ngôn ngữ

Địa danh hành chính các địa phương huyện Định Hoá, huyện Phú Lương, huyện Hoà An, tỉnh Bắc Kạn được cấu tạo từ các yếu tố ngôn ngữ có nguồn gốc Tày Nùng, thuần Việt, Hán Việt. Trong đó:

* Địa danh có nguồn gốc Tày Nùng có số lượng lớn, tỉ lệ cao, đồng thời có nguồn gốc rất cổ phản ánh qua các yếu tố cấu tạo xuất hiện với tần số

lớn như: nà, khau, lũng, phjạ, cốc, pác... Tuy nhiên số lượng và tỉ lệ địa danh có nguồn gốc Tày Nùng không đồng đều nhau giữa các địa phương:

- Huyện Phú Lương có 35 địa danh (9.11%) - Huyện Định Hoá có 122 địa danh (28.17%) - Tỉnh Bắc Kạn có 1072 (70.47%)

- Huyện Hoà An có 185 (71.42%)

Nhìn vào những con số thu được theo định lượng ta có thể thấy tỉ lệ địa danh có nguồn gốc Tày Nùng tăng dần theo vị trí địa lí. Càng tiến lên phía bắc những địa phương có tỉ lệ địa danh có nguồn gốc Tày Nùng càng lớn. Hiện tượng này phản ánh một thực tế là càng lên phía bắc đặc biệt là những khu vực vùng sâu gần biên giới số lượng và vị trí của cộng đồng người Tày Nùng càng lớn. Đó là dân tộc có nguồn gốc lâu đời, có nền văn hoá phát triển, là những chủ nhân thực sự của vùng đất này. Đồng thời, khi tiến dần lên phía bắc sẽ có nhiều khu vực dân cư nằm phân tán xa trung tâm. Thời xưa đường sá giao thông đi lại cực kì khó khăn, liên lạc giữa các vùng, các đại phương với nhau rất hạn chế. địa danh thường gắn liền với đặc điểm địa lí tự nhiên, đặc điểm con người ở mỗi địa phương và được thể hiện bằng tiếng địa phương ở nơi đó.

* Địa danh có nguồn gốc thuần Việt có tỉ lệ thấp, cá biệt như huyện Hoà An chỉ có 6 địa danh và cũng phản ánh sự thay đổi theo phương hướng khi tiến dần lên phía bắc.

- Huyện Phú Lương là 99 địa danh (25.75%) - Huyện Định Hoá là 78 địa danh (18.01%) - Tỉnh Bắc kạn là 35 địa danh (2.3%)

- Huyện Hoà An là 6 địa danh (2.3%)

Như vậy địa danh có nguồn gốc thuần Việt có xu hướng giảm dần khi dịch chuyển dần lên phía bắc. Đó là do càng tiến lên phía bắc cộng đồng người Việt càng thưa thớt, họ sống nhỏ lẻ thường tập trung ở một số thị trấn,

thị tứ hoặc sống lẫn vào với những bản người Tày. Họ nhanh chóng bị đồng hoá với người Tày Nùng.

* Địa danh có nguồn gốc Hán Việt ở những địa phương này đều có tỉ lệ thấp:

- Huyện Phú Lương có 51 địa danh (11.17%) - Tỉnh Bắc Kạn có 155 địa danh (10.19%) - Huyện Hoà An có 11 địa danh (4.24%) - Huyện Định Hoá có 63 địa danh (4.18%)

Huyện Định Hoá có tỉ lệ địa danh có nguồn gốc Hán Việt thấp nhất so với các địa phương khác. Định Hoá không nằm ở khu vực cao nhưng lại có vị trí khuất so với các địa phương khác, xưa kia đây là vùng rừng núi rậm rạp, cư dân nhỏ lẻ phân tán. Huyện Định Hoá lại không giàu về tài nguyện khoáng sản nên dưới thời kì phong kiến ít được chú ý tới. Đây có thể là lí do giải thích cho tỉ lệ địa danh hnàh chính có nguồn gốc Hán Việt ở Định Hoá thấp hơn so với các địa phương khác.

Địa danh có nguồn gốc Hán Việt ở Định Hoá ,Phú Lương, Hoà An, Bắc Kạn chủ yếu tập trung ở địa danh xã, huyện. Ngay từ thời vua Hùng nước ta đã phải đối mặt với các cuộc chiến trang xâm lược từ phong kiến phương Bắc. Phong kiến phương bắc đã sử dụng nhiều thủ đoạn để đồng hoá dân tộc Việt Nam trê nhiều mặt chính trị, kinh tế văn hoá, đặc biệt là nòi giống và ngôn ngữ. Trong quá trình đó tiếng Việt đã tiếp nhận một bộ phận rất lớn các từ có nguồn gốc Hán làm giàu cho vốn từ vựng tiếng Việt. Cho đến nay theo thống kê của một số nhà ngôn ngữ học trong tiếng Việt có hơn 70% từ gốc Hán. Trong thời Bắc thuộc các triều đại phong kiến phương Bắc đã vươn tay tới tận các châu huyện miền núi cai trị tuy nhiên sự cai trị đó còn rất lỏng lẻo. Sự cai trị đó trước hết đã khẳng định được chủ quyền về mặt địa danh sau đó là đến hệ thống hành chính, kinh tế, quân sự. Khi nhà nước ta có củ quyền trong thời phong kiến như Đinh, Lê, Lý, Trần các triều đình phong kiến có thể

vẫn giữ nguyên tên gọi của các triều đại phong kiến phương Bắc hay đặc tên gọi mới thì cũng chủ yếu theo văn tự Hán để khẳng định chủ quyền và sự cai quản ở phiên trấn miền núi. Những địa danh này phần lớn mang ý nghĩa tốt đẹp phản ánh mong muốn nguyện vọng của nhân dân vầ đã trở nên quen thuộc với người dân nên sau năm 1945 địa danh hành chính cấp huyện, xã cũng không có sự thay đổi nhiều. Do đó tên xã thường là tên chữ Hán mang tính trang trọng và biểu thị hàm ý.

Một phần của tài liệu địa danh huyện định hoá tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 85 - 88)