Phương diện văn hoá sinh hoạt

Một phần của tài liệu địa danh huyện định hoá tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 111 - 113)

1 ĐHTN Sơn danh

3.2.4.1.Phương diện văn hoá sinh hoạt

Văn hoá sinh hoạt mang tính đặc trưng cho các cộng đồng người khác nhau phù hợp với những điều kiện về địa hình, tự nhiên ở từng khu vực nhất định. Mỗi một cộng đồng người có thói quen lựa chọn các địa điểm quần cư khac nhau như người Việt thường sống gần sông nước, khu vực đầu mối giao thông, người Mông lại có thói quen sống trên núi cao. Văn hoá sinh hoạt trong địa danh và thông qua những địa danh chỉ vị trí quần cư của cộng đồng người. Huyện Định Hoá có hai dân tộc chiếm số lượng lớn có sự lựa chọn vị trí quần cư khác nhau đó là cộng đồng người Tày Nùng và người Kinh.

Trong những địa danh chỉ vị trí quần cư có nguồn gốc thuần Việt thường xuất hiện những yếu tố chỉ nước như đầm, hà, sông, va những yếu tố chỉ địa hình bằng phẳng như bãi, đồng. Trong 137 địa danh đồng thì có đến 50 địa danh có nguồn gốc thuần Việt. Các con sông trên địa bàn cũng chủ yếu là thuần Việt như sông Chu, sông Lạ, sông Sen. Những con số trên cho thấy người Việt ở huyện Định Hoa vẫn giữ tập quán lâu đời của mình đó là cư trú gần nguồn nước, ở khu vực có địa hình bàng phẳng và thuận lợi về giao thông. Hiện nay những khu vực co địa hình thuận lợi giao thông có nền kinh tế phát triển trên địa bàn huyện Định Hoá chủ yếu là người Việt sinh sống, VD: thị trấn Chợ Chu, thị tứ Quán Vuông.

Ngược lại, địa danh chỉ vị trí quần cư của người Tày Nùng thường chứa các yếu tố như khau, nà, khuổi, pù, kéo, thẩm.

- Có 10 bản của Định Hoá mang yếu tố “khau” (rừng) VD: Khau Lầu (ĐB), Khau Lang (TT), Khau Diều (KP)

- Có 47 bản mang yếu tố nà VD: Nà De (PC), Nà Dọ (ĐB), Nà Đin (QK)

- Có 11 địa danh mang yếu tố “khuổi” VD: Khuổi Tát (PĐ), Khuổi Chao (BL)

- Có 12 địa danh mang yếu tố “thẩm”: Thẩm Tắng (ĐB), Thẩm Chè (BN), Thẩm Kè (BY)

- Ngoài ra có 5 bản mang yếu tố Pù (núi), 3 bản mang yếu tố “nản” (núi đá), 5 bản mang yếu tố “kéo” đèo.

Bên cạnh đó còm có những địa danh phản ánh địa hình cư trú như Bản Pù, bản Pấu, bản Piềng đều chỉ những vị trí trên cao.

Những con số định lượng trên cho thấy địa bàn cư trú của người Tày Nùng thường nằm trên cao, gần rừng, gần các khe nước nhỏ. Phía trước nơi cư trú chỉ là những mảnh đất nhỏ hẹp, nằm ven khe suối đó là các “nà” để sản xuất phục vụ đời sống.

Địa điểm quần cư trên cao địa hình nhỏ hẹp lại bị đe doạ bởi các dòng chảy siết đó đã chi phối tới đời sống sinh hoạt của người dân Tày Nùng nhất là trong cách dựng nhà. Địa danh Định Hoá đã phản ánh không chỉ địa điểm cư trú mà còn là cách làm nhà cho phù hợp với cách cư trú đó. Những địa danh như đồng Trước Đảng (Đảng là phần gác trên của căn nhà sàn), ruộng Nà Táng (ruộng nằm trước giàn phơi thóc) đã phần nào phản ánh kiến trúc nàh sàn cảu người dân Tày Nùng. Đó là những căn nhà dựng ở sườn đồi nhà có tầng gác trên để ở (đảng) tránh thú dữ, phía trước có các giàn phơi thóc làm bằng thân cây mai đập dập ra để phơi thóc. Nhà sàn vừa thể hiện ý thức đấu tranh với thiên nhiên vừa là sự hoà hợp với tự nhiên. Tóm lại phương diện văn hoá sinh hoạt của các dân tộc trên địa bàn huyện Định Hó đã được phản ánh rõ nét trong địa danh. Tuy mỗi dân tộc có một đặc điểm văn hoá sinh hoạt khác nhau nhưng đều phản ánh ý thức đấu tranh chinh phục tự nhiên và lối sống hoà hợp tận dụng tự nhiên của con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu địa danh huyện định hoá tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 111 - 113)