Các kiểu cấu tạo địa danh

Một phần của tài liệu địa danh huyện định hoá tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 52 - 57)

1 ĐHTN Sơn danh

2.1.3.3.Các kiểu cấu tạo địa danh

Địa danh huyện Định Hoá có cấu tạo từ 1 đến 4 yếu tố hình thành hai kiểu cấu tạo, cấu tạo đơn khi có 1 yếu tố và cấu tao phức khi có từ 2 yếu tố trở lên. Khi địa danh có 2 yếu tố trở lên giữa những yếu tốa này sẽ hình thành nên những mối quan hệ có thể là đẳng lập (ĐL), chính phụ (CP), hay chủ vị (CV).

Bảng 2.5: Thống kê cấu tạo địa danh theo loại hình

TT Loại hình Cấu tạo đơn Cấu tạo phức

CP ĐL CV 1 ĐHTN 214 671 8 3 2 ĐVDC 94 326 13 0 3 CTNT 34 140 3 0 Tổng Số lượng 342 1137 24 3 Tỉ lệ % 22,709 75,499 1,593 0,199

a. Những địa danh có cấu tạo đơn

Địa danh có cấu tạo đơn là những địa danh được cấu tạo từ một từ đơn hoặc từ đơn đa tiết thuộc loại cấu tạo đơn. Số lượng địa danh có cấu tạo đơn của huyện Định Hoá là 342 (22.709%)

* Phân bố theo loại hình: ĐHTN có số lượng lớn nhất 214 (14.2%), ĐVDC là 94 (6.24%), CTNT là 34 (2.269%).

* Theo nguồn gốc ngôn ngữ:

- Địa danh đơn có nguồn gốc Thuần Việt: số lượng 186 (12.35%), những từ đơn này có thể là danh từ hoặc thuộc các từ loại khác như động từ, tính từ đã được danh từ hoá. VD: đèo Gà (LT), dốc Đen (BT), đồi Dài (BT).

- Địa danh đơn không thuần Việt

+ Địa danh đơn có nguồn gốc Tày Nùng: số lượng 92 (6.1%) VD: đèo Bỏn (KP), đèo Khan (TĐ), đồi Chíp (BL)

+ Địa danh đơn có nguồn gốc Hán Việt số lượng là 62 (4,05%) VD: đèo Thầy (BN), núi Hồng (PĐ).

b. Những địa danh có cấu tạo phức

Địa danh có cấu tạo phức là những địa danh được cấu tạo từ hai yếu tố có nghĩa trở lên. Trong 1506 địa danh huyện Định Hoá có 1164 địa danh có cấu tạo phức chiếm 77.291%. Những địa danh có cấu tạo phức có thể chia thành 3 nhóm: đẳng lập, chính phụ, chủ vị.

b1. Những địa danh có cấu tạo chính phụ: là những địa danh có thể chia thành thành tố chính và thành tố phụ, thành tố phụ có thể đứng trước hoặc sau thành tố chính và bổ sung làm rõ cho thành tố chính. Số lượng địa danh có kiểu quan hệ chính phụ rất lớn chiếm tới 75.499% với 1137 địa danh. Trong đó ĐHTN là 671 địa danh (44.55%), ĐVDC là 326 (21.64%) và CTNT là 140 (9.309%).

* Theo nguồn gốc ngôn ngữ

- Địa danh cấu tạo chính phụ có nguồn gốc thuần Việt hay Tày Nùng có vị trí yếu tố chính phụ rất ổn định là chính trước phụ sau VD: dốc Tầu Bay (PĐ), đồi Ao Giời (BN), đèo Keo Duốc (đèo cây chuối)...

- Địa danh có nguồn gốc Hán thường có trật tự từ phụ trước chính sau VD: cầu Tân Thái, xã Phú Đình, xã Trung Hương...

- Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp vị trí yếu tố chính phụ khá linh hoạt. Nếu là yếu tố Tày Nùng kết hợp với Hán hoặc thuần Việt luôn là chính trước

phụ sau VD: bãi Đình Coóng (đình là yếu tố Hán, coóng là Tày nghĩa là cong vồng). Nếu là yếu tố thuần Việt kết hợp với Hán Việt thì có thể là trật tự chính trước phụ sau hoặc phụ trước chính sau VD: bản Sơn Đầu, đồng Bến Chùa...

* Một số mô hình cấu tạo chính phụ

Trong những địa danh huyện Định Hoá có những địa danh được cấu tạo theo những công thức nhất định có thể khái quát thành những mô hình chung. Về điểm này chúng tôi có nhận xét khái quát là những mô hình địa danh Định Hoá rất khác biệt so với nhiều địa phương khác. Do dân tộc đinh cư lâu đời và có ảnh hưởng lớn ở địa phương này không phải là người Việt cổ nên không có những mô hình kiểu như X+Xá, đồng thời ảnh hưởng của văn hoá Hán cũng không nhiều do đó không có những mô hình kiểu như địa danh +từ chỉ vị trí, phương hướng.

- Mô hình 1:

Trong đó A là từ chỉ loại hình địa danh, X là những danh từ, động từ, tính từ chỉ rõ đặc điểm của A. Đặc biệt trong địa danh huyện Định Hoá X phổ biến nhất là từ chỉ một loại cây có liên quan tới địa danh A hoặc là hình dáng của A. Mô hình A+X thực chất chính là một phức thể địa danh trong ngôn ngữ Tày Nùng khi chuyển hoá trở thành địa danh. Trong đó:

+ Nà + X: có số lượng là 195 tập trung ở ĐHTN và ĐVDC. Từ Nà trong ngôn ngữ Tày Nùng có nghĩ là ruộng. Dân tộc Tày Nùng thường khai phá những mảnh đất bên khe hay suối tạo thành ruộng. Những mảnh ruộng đầu tiên thường đước đặt tên theo loại cây mọc gần đó (VD: Nà Cướm là ruộng có cây trám trắng, Nà Doọc là ruộng có cây doọc) hay đặc điểm hình dáng tính chất của ruộng (VD: Nà Dáo là ruộng dài, Nà Chằm là ruộng lầy lội). Những địa danh Nà + X thường có từ rất sớm sau đó tên bản hay các CTNT cũng theo đó mà được đặt tên.

+ Thẩm + X: có 79 địa danh thẩm trong ngôn ngữ Tày Nùng dùng để gọi ao, hồ, đầm. Thẩm có ý nghĩa rất lớn trong sinh hoạt của người Tày Nùng.

Mỗi bản thường có chung một thẩm, cùng thả cá sau đó cùng đánh bắt cá và chia đều cho số dân trong bản. VD: Thẩm Pục (ao có cây bòng), thẩm Lạng (ao có hình dáng dài).

+ Khau + X: số lượng địa danh cấu tạo theo mô hình này là 62, khau có nghĩa là rừng hay đồi, X ở đây chủ yếu là tên một loại cây mọc nhiều hay có ý nghĩa lớn với đời sống tâm linh VD: Khau Dửa (rừng cây dứa), Khau Dựt (rừng cây nho dại).

+ Khuổi + X: có 51 địa danh theo mô hình này khuổi là khe nước hay suối VD: Khuổi Bốc (khe khô), Khuổi Dáo (khe dài)

+ Các mô hình khác có số lượng thấp như: Phai + X (11 địa danh), Thắm + X (13 địa danh), pa + X (8 địa danh), Pác + X (8địa danh), Pù + X (7 địa danh), Nản + X (5 địa danh), Keo + X (5 địa danh).

Tổng số địa danh theo mô hình 1 là 479 địa danh đây có thể coi là một mô hình rất quan trọng và đặc trưng trong địa danh huyện Định Hoá. Mô hình này phản ánh những đặc điểm về địa lí, cuộc sống gắn bó với tự nhiên và nền sản xuất nông nghiệp của cư dân địa phương.

- Mô hình 2:

Thực chất có thể xếp những địa danh thuộc mô hình này vào mô hình 1 tuy nhiên chúng tôi tách riêng thành 2 mô hình vì giữa chúng có điểm khác biệt tuy không lớn những lại có nhiều ý nghĩa đặc biệt là ý nghĩa phản ánh tư duy hình tượng của người dân địa phương. Nếu Như X trong mô hình 1 là những danh từ, động từ, tính từ phản ánh một sự vật, đặc điểm, tính chất trực quan thì X trong mô hình 2 là những từ hình dung, liên tưởng về sự vật được định danh. Những địa danh này khi dịch ra tiếng Việt phải dịch là có hình dạng giống như. VD: Khau Bu (đèo có hình giống như cái phễu), Khau Chàng (đồi có hình như con voi), Khau Mu (rừng có hình như con lợn). Ở vị trí của X các từ đều được dùng theo nghĩa chuyển.

- Mô hình 3:

Cốc là gốc cây những địa danh bắt đầu bằng cốc có nguồn gốc rất cổ. Đây là những nơi đầu tiên gắn bó với con người khi con người ra khỏi hang đá. Những gốc cây vừa là nơi trú ẩn vừa gắn với tín ngưỡng thờ cúng của con người. Có 26 địa danh theo mô hình này VD: Cốc Móc (gốc cây móc), Cốc Lùng (gốc cây đa). X thường chỉ những cây to hoặc cây mà người dân địa phương tin là linh thiêng như cây đa, cây vả, cây sung...

- Mô hình 4:

Khấu là thóc hay lúa, người Tày Nùng có nền sản xuất nông nghiệp khá phát triển có nhiều địa danh được bắt đầu bằng Khấu như: Khấu Mấu, Khẩu Cái, Khẩu Đưa. Có 13 địa danh theo mô hình này.

- Mô hình 5:

Đây là cách đặt địa danh theo tên người dân đầu tiên sinh sống lập ra những làng bản mới. Có 26 địa danh theo mô hình này VD: Dốc Bà Châu, Vực Bà Nghi.

- Mô hình 6:

Nhiều làng mới khi lên khai hoang ở huyện Định Hoá từ những năm 60 đã chọn từ Tân để đặt tên làng mình. Tân ở đây là mới thể hiện ý nghĩa đây là làng mới và cũng là quê hương mới, cuộc sống mới của họ. VD: Tân Hợp (QK), Tân Thái (LT), Tân Thanh (BC), Tân Tiến (TL)....

- Mô hình 7:

Đây là cách đặt địa danh của nhiều địa danh trong đơn vị dân cư mới xuất hiện. Những làng bản ban đầu chỉ có cấu trúc X nhưng sau đó do số dân tăng lên những làng bản này tách ra làm nhiều làng bản mới. Tên làng bản ban đầu vẫn được giữ nguyên nhưng kết hợp với số Ả rập hoặc La Mã để phân biệt. Thành phần số này đóng vai trò là yếu tố phụ để phân biệt giữa các

Khấu + X

Ông (Bà) + X

Tân + X

X (chữ) + Số Cốc + X

yếu tố chính. VD: Thẩm Doọc 1 (ĐM), Thẩm Doọc 2 (ĐM). Mô hình này có 109 địa danh và chỉ có ở ĐVDC.

b2. Địa danh có cấu tạo đẳng lập: Đây là những địa danh có các yếu tố có quan hệ bình đẳng với nhau. Số lượng địa danh có quan hệ đẳng lập không nhiều chỉ có 24 địa danh chiếm 1.593% ĐHTN có 8 , ĐVDC có 13, CTNT có 3. Những địa danh này có thể là Thuần Việt VD: khe Trong Xanh (QK), suối Trong Đục (CC) chủ yếu là có nguồn gốc Hán Việt VD: Làng Trung Kiên (TH), Làng Phú Ninh (PĐ).

b3. Địa danh có cấu tạo chủ vị: Số lượng địa danh có cấu tạo chủ vị rất ít gần như không đáng kể chỉ có 3 địa danh đều thuộc ĐHTN là: dốc Mương Cháy (BT), đồi Ao Sạt (TH), dốc Thác Kêu (BT).

Qua phân tích ta thấy địa danh Định Hoá có cả đơn tiết, đa tiết. Trong địa danh phức có mặt cả ba quan hệ đẳng lập, chính phụ, chủ vị. Trong đó địa danh có cấu tạo chính phụ có số lượng lớn và chiếm ưu thế đây cũng là hiện tượng phổ biến của địa danh Việt Nam.

Một phần của tài liệu địa danh huyện định hoá tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 52 - 57)