Đặc trưng địa văn hoá

Một phần của tài liệu địa danh huyện định hoá tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 97 - 99)

1 ĐHTN Sơn danh

3.2.1.1. Đặc trưng địa văn hoá

Địa danh là tên gọi những đối tượng địa lí có vị trí xác định trên bề mặt trái đất, cơ sở định danh cho địa danh có thể là dựa vào những đặc điểm của chính bản thân đối tượng (màu sắc, hình dáng, cấu trúc, kiến tạo…), hoặc dựa vào một sự vật hiện tượng khác có quan hệ với đối tượng. Vì vậy địa danh luôn phản ánh những đặc điểm địa hình, địa vật của địa bàn hình thành và sử dụng nó. Đặc trưng địa - văn hoá chính là những đặc trưng của địa hình, địa vật được nhìn từ góc độ văn hoá.

Đặc trưng địa hình của huyện Định Hoá là vùng đồi núi xen kẽ với những dải đất bằng phẳng nhỏ hẹp bị chia cắt.

Địa hình cao tồn tại phổ biến với những độ cao khác nhau được phản ánh qua những thành tố chung như gò, dốc, đèo, đồi, núi và những thành tố

chung trong ngôn ngữ Tày Nùng đã chuyển hoá vào địa danh như keo, pò, pù, khau. Với 15 gò, 15 đèo, 17 núi, 83 dốc, 139 đồi, địa hình cao của Định Hoá gồm chủ yếu là đồi kết hợp với những ngọn núi có độ cao trung bình. Do ảnh hưởng của địa hình cao, địa bàn Định Hoá bị chia cắt bởi rất nhiều dòng chảy của khe, suối. Để tồn tại con người Định Hóa phải chinh phục một dạng địa hình có độ dốc cao và nhiều dòng chảy xiết. Chính điều đó đã tác động đến văn hoá cư trú của cộng đồng.

Bên cạnh dạng địa hình cao là dạng địa hình thấp với những mặt nước của ao, hồ, vực, đầm. Hệ thống ao, hồ của Định Hoá vừa để phục vụ cuộc sống vừa để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Địa hình thấp của huyện Định Hoá còn là những “nà”, “đồng”. Đây vốn là những dải đất nhỏ hẹp nằm ven sông, suối, khe được con người chinh phục, cải tạo cho sản xuất nông nghiệp. Với sự có mặt 108 “nà” và 138 “đồng” đã phản ánh một dạng địa hình của huyện Định Hoá với những biến đổi dưới bàn tay con người, cải tạo những vùng đất bằng phẳng nhưng hoang sơ thành những “đồng” (khoảng đất rộng bằng phẳng dùng để cày cấy và trồng trọt), những “nà” (mảnh đất trồng trọt xung quanh có bờ để giữ nước). Sự biến đổi địa hình dưới bàn tay con người còn thể hiện ở những “nà pống” là những mảnh ruộng bậc thang do con người “đẽo gọt” các sườn đồi mà thành.

Tóm lại địa danh huyện Định Hoá là sự phản ánh của địa hình đồi núi đan xen với địa hình thấp của ao, hồ, đầm, “nà”, “đồng”. Địa hình đó đã nói lên đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp có truyền thống lâu đời của địa phương.

Địa danh huyện Định Hoá phản ánh hiện thực về địa hình và cả những dạng tồn tại của địa vật bao gồm những vật thể tự nhiên và nhân tạo. Vật thể tự nhiên được người dân địa phương lựa chọn định danh là “những loài động vật, thực vật sống trên hoặc gần đối tượng”. Những loài động vật khá phong phú, đáng chú ý là những loài vật nuôi gắn bó với nền sản xuất nông nghiệp như gà, lợn và những loài vật hoang dã có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sản

xuất nông nghiệp như chim sẻ, gấu, nai. Thực vật có từ những loài cây trồng như bắp, lúa đến các loại cỏ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng như cỏ tranh, cỏ gấu. Như vậy những loại động thực vật cũng góp phần phản ánh vai trò chủ đạo của nền sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

Dạng địa vật nhân tạo nổi bật trên bức tranh địa văn hoá là những đơn vị dân cư như làng, bản, thôn, phố. Trong khi số lượng địa danh mới phản ánh quá trình phát triển đô thị hoá, như địa danh phố chỉ có 8 ví dụ thì số lượng địa danh bản lên tới 387 ví dụ. Điều này phản ánh một hiện thực là cách thức tổ

Một phần của tài liệu địa danh huyện định hoá tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)