Về hiện tƣợng địa danh trùng

Một phần của tài liệu địa danh huyện định hoá tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 90 - 91)

1 ĐHTN Sơn danh

2.3.6.Về hiện tƣợng địa danh trùng

Về hiện tượng địa danh trùng giữa các địa phương Phú Lương, Định Hoá, Hoà An, Bắc Kạn. Ở những địa phương này không có hiện tượng trùng về địa danh huyện, xã. Hiện tượng trùng địa danh chỉ xảy ra ở những địa danh chỉ khu vực dân cư nhỏ như làng, bản, xóm và chịu sự chi phối rõ rệt của nguồn gốc ngôn ngữ. Những địa danh Hán Việt mang ý nghĩa tốt đẹp như Dân chủ, Chiến thắng, Quyết tiến chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện ở cả bốn địa phương... Đặc biệt giữa bốn hệ thống địa danh này hiện tượng trùng xảy ra phổ biến ở địa danh có nguồn gốc Tày Nùng và là kết quả của phương thức chuyển hoá ĐHTN sang ĐVDC. Đó là những địa danh phản ánh loại thực vật sống trên hay gần đối tượng như Nà Mon (ruộng cây dâu dại), Cốc Lùng (gốc đa), những địa danh phản ánh đặc điểm địa hình, tính chất kiến tạo đối tượng như Nà Nặm (ruộng nước), Nà Chà (ruộng khô), Nà Chằm (ruộng thụt), những địa danh phản ánh tín ngưỡng văn hoá như Đèo Tọt (đèo thường có sinh hoạt văn hoá tung còn), Kéo Bụt (đèo thờ Bụt, người Tày quan niệm những nơi cao thường linh thiêng nên dựng miếu thờ Bụt ở đỉnh đèo và gọi đó là đèo Bụt). Hiện tượng trùng địa danh phản ánh sự tương đồng về địa hình, cảnh quan thiên nhiên giữa các địa phương. Hơn thế nữa đó còn là sự tương đồng về văn hoá, tư duy, tâm lí giữa các cộng đồng người Tày, Nùng cho dù họ cư trú ở các địa phương xa nhau.

Từ việc so sánh địa danh hành chính giữa địa danh huyện Định Hoá với 3 địa phương khác là huyện Phú Lương, huyện Hoà An (tỉnh Cao Bằng) và tỉnh Bắc Kạn (đều thuộc khu vực vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ) có thể nhận thấy điểm nổi bật giữa chúng, đó là sự tương đồng trong việc định danh các địa danh hành chính, sự tương đồng đó thể hiện như sau:

- Địa danh có cấu tạo song tiết chiếm ưu thế.

- Một phương thức cơ bản để cấu tạo địa danh là phương thức chuyển hoá ĐHTN sang ĐVDC.

- Địa danh có nguồn gốc Tày Nùng chiếm ưu thế hơn hẳn các nguồn gốc ngôn ngữ khác.

- Địa danh xã thường có nguồn gốc Hán Việt, trong khi đó địa danh làng, bản, xóm thường có nguồn gốc Tày Nùng

- Hiện tượng nhân danh chuyển hoá sang địa danh không phổ biến - Địa danh ít có xu hướng cấu tạo bằng số

- Hệ thống địa danh phản ánh rõ nét đặc điểm hiện thực của địa phương. Có thể coi những đặc điểm về định danh trên đây là những đặc điểm cơ bản trong việc định danh hành chính của khu vực vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ.

Đồng thời giữa những hệ thống địa danh Định Hoá, Hoà An, Phú Lương, Bắc Kạn vẫn có những đặc điểm khác biệt tạo nên đặc trưng riêng của mỗi khu vực gắn với nó là những đặc điểm về địa lí, văn hoá, lịch sử, con người từng địa phương.

Một phần của tài liệu địa danh huyện định hoá tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 90 - 91)