Các chế định ngôn ngữ văn hoá trong địa danh huyện Định Hoá

Một phần của tài liệu địa danh huyện định hoá tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 99 - 104)

1 ĐHTN Sơn danh

3.2.1.2.Các chế định ngôn ngữ văn hoá trong địa danh huyện Định Hoá

vùng núi với các bản làng nằm rải rác trên các sườn đồi. Địa danh phố mới xuất hiện và cũng chỉ tập trung nhỏ lẻ. Bên cạnh đó mạng lưới đường giao thông, cầu cống cũng rất mỏng. Những cây cầu luôn đi kèm đặc điểm cấu tạo hoặc cách thức xây dựng để phù hợp với dạng địa hình nhiều đồi núi và dòng chảy xiết, cũng rất ít như cầu treo Đồng Đình (LT), cầu tràn Đồng Vượng (BN).

Tóm lại đặc điểm địa hình - địa vật huyện Định Hoá đã cho ta cái nhìn toàn diện về vùng đất Định Hoá, một vùng đồi núi thấp, nhiều ao, hồ, sông, suối, con người vừa cải tạo chinh phục tự nhiên ghi lại những dấu ấn văn hoá của mình trên địa hình, địa vật, vừa sống hoà hợp thích nghi với thiên nhiên. Thông qua cái nhìn địa - văn hoá ta có thể thấy được một Định Hoá vẫn mang đậm những đặc điểm của nền văn hoá xa xưa rất ít sự biến động.

3.2.1.2. Các chế định ngôn ngữ - văn hoá trong địa danh huyện Định Hoá Định Hoá

Đặc trưng văn hoá của địa danh không chỉ được phản ánh thông qua ý nghĩa biểu niệm của địa danh mà còn tồn tại trong bản thân cấu trúc ngôn ngữ của một địa danh. Nguồn gốc ngôn ngữ của các yếu tố cấu tạo nên địa danh đã hàm chứa trong nó những chế định về đặc điểm ngữ nghĩa, sự phản ánh tư duy ngôn ngữ của người định danh. Hệ thống địa danh huyện Định Hoá được xác định có 3 nguồn gốc ngôn ngữ chính là: ngôn ngữ Tày Nùng, ngôn ngữ

thuần Việt, ngôn ngữ Hán Việt. Mỗi loại địa danh gắn với một nguồn gốc ngôn ngữ khác nhau có những kiểu chế định riêng.

a. Kiểu chế định của loại địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố ngôn ngữ có nguồn gốc Tày Nùng

Địa danh huyện Định Hoá có 656 địa danh có nguồn gốc Tày Nùng chiếm 43.5% số địa danh trên địa bàn. Trong đó địa danh có nguồn gốc Tày Nùng tập trung lớn nhất ở loại hình ĐHTN với 493 địa danh (32.74%), sau đó là ĐVDC 122 địa danh (8.1%) và cuối cùng là CTNT 41 địa danh (2.71%).

Loại địa danh có nguồn gốc Tày Nùng mang màu sắc dân dã thể hiện cho lối tư duy trực quan, cụ thể và đơn giản. Người Tày Nùng nhìn nhận sự vật sự vật, hiện tượng như thế nào thì phản ánh và gọi tên như vậy. Do đó, địa danh có nguồn gốc Tày Nùng thường đơn nghĩa. Ý nghĩa của địa danh là nghĩa của từng yếu tố được kết hợp lại theo những cách thức nhất định. Đồng thời qua địa danh cũng phản ánh rõ nét đặ điểm tư duy của người Tày Nùng trên địa bàn huyện Định Hoá.

Lối tư duy trực quan cụ thể của người Tày Nùng được biểu hiện qua những địa danh trong ĐHTN phản ánh những đặc điểm của chính bản thân đối tượng. Khi định danh cho các đối tượng địa lí thuộc tiểu loại sơn danh và thuỷ danh người tày Nùng thường lựa chọn đặc trưng về hình dáng. VD: rừng Khau Dáo (TD) là rừng có hình dạng dài, ruộng Nà Loòng (BL) là ruộng dài và rộng. Khi định danh cho những đối tượng vùng đất nhỏ như “nà”, “đồng” người Tày Nùng thường lựa chọn đặc trưng địa hình, kiến tạo của đối tượng. VD: đồng Chằm Khang (ĐB) là đồng lầy lội sâu, đồng Chằm Quân (ĐB) là đồng lầy lội nông. Như vậy những đặc trưng mà người Tày Nùng lựa chọn định danh đều có tính chất cụ thể, trực quan và gắn bó thiết thân với đời sống sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

Lối tư duy trực qua cụ thể của người Tày Nùng còn biểu hiện qua cái nhìn gắn bó với tự nhiên. Đồng bào dân tộc Tày Nùng chủ yếu hoạt động sản

xuất nông nghiệp, trong điều kiện khoa học kĩ thuật còn chậm phát triển cuộc sống của họ gắn bó mật thiết với tự nhiên. Do vậy khi định danh đối tượng địa lí đồng bào Tày Nùng thường lựa chọn những sự vật hiện tượng tồn tại gần đôi tượng để định danh. Loại sự vật được người Tày Nùng huyện Định Hoá hay lựa chọn nhất là các loài động vật và thực vật. Có thể coi địa danh Định Hóa như một bách khoa thư về động vật và thực vật tồn tại trên địa bàn. VD: đồng Khảng (LV) là đồng có cây riềng đen, đồng Lác (KP) là đồng mọc nhiều cỏ lác.

Lối tư duy trực quan, cụ thể của người Tày Nùng huyện ĐỊnh Hoá còn được phản ánh qua cách định danh bằng định vị vị trí của đối tượng địa lí cần định danh trong quan hệ với một đối tượng khác. Người Tày Nùng sống thành bản và mỗi bản sở hữu một vùng đất được xác định ranh giới rõ ràng với các bản khác. Những vùng đất này thường là sự đan xen các dạng địa hình nà (ruộng) - khau (rừng) - khuổi (khe) - pa (bãi). Từ thực tế này khi định danh người Tày Nùng thường xác định đối tượng địa lí nằm ở đâu?, nằm gần cái gì? VD: bản Chang (BN) là bản nằm ở giữa, bản Chúng (TĐ) là bản nằm trong thung lũng. Chính lối tư duy nay đã dẫn tới cách định danh bằng sự chuyển hoá những địa danh có vị trí kề liền nhau. VD: địa danh rừng thường được gọi theo tên khe nước gần đó như: rừng Khuổi Bất (QK), rừng Khuổi Cáy (LT), rừng Khuổi Khương (TT).

Trong địa danh Định Hoá còn biểu hiện lối tư duy trực quan, cụ thể được dần nâng lên tầm liên tưởng, khái quát. Tuy nhiên đó mới chỉ là những liên tưởng mộc mạc, dân dã. Đặc điểm này được phản ánh qua những địa danh được gọi theo sự vật hiện tượng có hình dáng tương tự đối tượng được định danh. VD: bàn Đa (KP) là bản có hình như cái địu, bản Màn (TT) là bản có hình bán nguyệt.

Tóm lại, những địa danh được cấu tạo bằng yếu tố Tày Nùng mang màu sắc dân dã gắn bó mật thiết với tự nhiên và nền sản xuất nông nghiệp của

cư dân Tày Nùng. Các yếu tố thường dùng để cấu tạo địa danh và có tần số xuất hiện cao như “nà”, “khau”, “khuổi”, “cốc” biểu hiện ý nghĩa cụ thể và sinh động về đối tượng cũng như những sự vật hiện tượng tồn tại bên cạnh đối tượng. Thông qua địa danh phản ánh lối tư duy trực quan cụ thể của người dân tộc Tày Nùng. Đó là lối tư duy tổng hợp đặc trưng cho nền văn minh nông nghiệp, lối tư duy luôn nhìn nhận sự vật hiện tượng trong mối quan hệ gắn bó nhất thể hoá. Thông qua địa danh đồng bào dân tộc Tày Nùng không những khẳng định được nguồn gốc lâu đời và vai trò của cộng đồng với vùng đất Định Hoá mà còn bộc lộ được lối tư duy mang đậm màu sắc dân tộc của mình.

b. Kiểu chế định của loại địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố thuần Việt

Địa danh được cấu tạo bằng yếu tố ngôn ngữ thuần Việt có số lượng lớn chỉ đứng sau địa danh được cấu tạo bằng yếu tố ngôn ngữ Tày Nùng với 330 địa danh chiếm 21.9% số địa danh tồn tại trên địa bàn. Địa danh được cấu tạo bởi yếu tố ngôn ngữ Tày Nùng có số lượng lớn nhất ở loại hình ĐHTN với 198 địa danh (13.1%), sau đó là ĐVDC có 78 địa danh (5.17%), cuối cùng là CTNT với 54 địa danh (3.63%)

Kiểu chế định của loại địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố thuần Việt có những điểm tương đồng lớn với kiểu chế định của địa danh được cấu tạo bằng yếu tố Tày Nùng. Đó là kiểu chế định mang màu sắc dân dã biểu hiện lối tư duy trực quan cụ thể.

Những địa danh có nguồn gốc thuần Việt như dốc Đỏ (TT), dốc Đen (KS), hồ Cát Vàng (TĐ), cầu Sắt (BN), cầu Gốc Sung (BT) cũng phản ánh kết quả nhận thức cụ thể giản đơn về những đặc điểm của chính bản thân đối tượng hay sự tồn tại của đối tượng trong quan hệ trực tiếp với một đối tượng khác.

Trong địa danh được cấu tạo bằng yếu tố thuần Việt cũng có một số lượng khá lớn địa danh được tạo ra do cách chuyển hoá những địa danh có quan hệ gần gũi phản ánh cái nhìn sự vật hiện tượng trong mối quan hệ gắn bó.

Như vậy địa danh có nguồn gốc thuần Việt và Tày Nùng có những đặc điểm chung: được tạo ra do cách định danh căn cứ vào bản thân đối tượng, hay vào các sự vật hiện tượng có liên quan đến đối tượng để định danh, đều phản ánh lối tư duy trực quan, cụ thể. Đặc điểm tương đồng này là do người Việt và người Tày Nùng đều thuộc nền văn minh nông nghiệp và bị chi phối mạnh mẽ bởi lối tư duy tổng hợp. Cũng có thể chính vì sự tương đồng nay nên người Việt và người Tày Nùng có thể cộng cư trên cùng một địa bàn, có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Đặc biệt một số địa danh có nguồn gốc Tày Nùng được dịch sang ngôn ngữ thuần Việt và sử dụng song song VD: hang Thắm Han (dùng song song với hang Mồm), hồ Tham Kha (dùng song song với hồ Ba Ngách). Hiện tượng này cũng chứng tỏ sức ảnh hưởng mạnh mẽ của ngôn ngữ tiếng Việt. Tuy người Việt xuất hiện sau và có số lượng nhỏ hơn người Tày Nùng nhưng ngôn ngữ Việt đang dần ăn sâu và thay thế ngôn ngữ Tày Nùng. Trong địa danh sự thay thế này biểu hiện chậm và đơn lẻ hơn nhưng cũng cho ta thấy được sức ảnh hưởng ngày càng lớn của ngôn ngữ tiếng Việt trên địa bàn huyện Định Hoá.

c. Kiểu chế định của địa danh được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt.

Địa danh được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt trong địa danh huyện Định Hoá có 141 địa danh (4.31%) trong đó tập trung chủ yếu ở loại hình ĐVDC với 68 địa danh, sau đó là ĐHTN có 48 địa danh và cuối cùng là CTNT với 25 địa danh. Địa danh có cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt ban đầu do chính quyền phong kiến phương Bắc đặt để khẳng định quyền ảnh hưởng của mình. Do đó ban đầu địa danh Hán Việt tập trung ở ĐVDC tới phạm vi xã huyện. Dưới chính quyền của các triều đình phong kiến nước ta địa danh hành chính xã huyện có một số thay đổi nhưng vẫn được đặt bằng các yếu tố ngôn ngữ Hán Việt. Từ sau cách mạng Tháng tám tới nay, địa danh Định Hoá được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt xuất hiện ngày càng nhiều.

Địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt thường mang màu sắc văn chương bác học, có tính chất hàm ý, để hiểu những địa danh này cần

có sự suy ý. VD địa danh xã Kim Sơn yếu tố Kim đứng trước vừa có ý nghĩa là nay đối lập với “cổ” (cũ), vừa có nghĩa là “vàng” một loại kim loại quý hiếm. Vì vậy để hiểu địa danh này cần có sự suy ý hơn nữa là có nhiều cách suy ý và cách hiểu.

Địa danh được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt có tính hình tượng và tính đa nghĩa do vậy để hiểu đúng nghĩa những địa danh này là công việc không dễ dàng đòi hỏi người nghiên cứu có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ, văn hoá, địa lí, lịch sử.

Do đặc điểm mang màu sắc văn chương bác học biểu hiện những hàm ý sâu sa nên địa danh được cấu taọ bằng các yếu tố Hán Việt thường dùng để phản ánh tâm lí, nguyện vọng của con người về quê hương, cuộc sống và con người. Trong địa danh Định Hoá 2 ước vọng lớn nhất của con người đó là ước vọng về một cuộc sống ấm no giàu có được biểu hiện qua những yếu tố như: nhiêu, phú, lương; và ước vọng về một cuộc sống bình yên được biểu hiện qua các yếu tố: định, an, hoà. Đây là những ước vọng vừa gần gũi vừa tha thiết nhất của những con người thuộc nền văn minh sản xuất lúa nước có cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên, đồng thời nằm trong bối cảnh chung của một đất nước luôn phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay.

Một phần của tài liệu địa danh huyện định hoá tỉnh thái nguyên.pdf (Trang 99 - 104)