- Nhân dân có nhận thức tương đối thấp, một bộ phận người dân có tư tưởng lệch lạc như “nhà nhiều dân ít”: Nhà nước tự bỏ vốn đầu tư và triển khai thực
3.2.1. Nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của Quy chế dân chủ ở cơ sở
sở trong xây dựng nông thôn mới ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
3.2.1. Nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của Quy chế dân chủ ởcơ sở cơ sở
Ở nước ta, dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Phát huy dân chủ ở cơ sở là nhằm động viên sức mạnh của các tầng lớp nhân dân vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng, đẩy lùi tiêu cực, suy thoái, xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở vững mạnh.
Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18-2-1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Quá trình triển khai thực hiện QCDC thực chất là quá trình sinh hoạt dân chủ góp phần quan trọng vào tiến trình mở rộng dân chủ, phát huy được trí tuệ và sức sáng tạo của mọi người, tạo nên sức mạnh tổng hợp về tinh thần và vật chất, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền, góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, cơ quan trong sạch, vững mạnh.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện QCDC ở xã chưa đạt hiệu quả cao nhất. Còn một vài chi bộ thực chưa đạt yêu cầu, còn một bộ phận cán bộ chưa thật sự nêu cao tinh thần tự giác, thái độ phục vụ nhân dân chưa tốt, chưa thật sự gương mẫu,... nguyên nhân chủ yếu là họ thấy hết được tầm quan trọng, ý nghĩa sâu sắc, tính cấp thiết và lâu dài của vấn đề mở rộng dân chủ, cũng như phát huy quyền làm chủ của nông dân. Trong khi đó, trình độ dân trí của một bộ phận nông dân còn hạn chế, ý thức làm chủ chưa được nâng cao, sự hiểu biết về dân chủ, pháp luật còn chưa đầy đủ, tư tưởng tự do, vô tổ chức, vô kỷ luật, bè cánh, dòng họ còn khá nặng nề. Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức về vai trò của QCDC cơ sở,
khẳng định việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của Bình Thạnh, cụ thể như sau:
Thực tiễn những năm qua cho thấy, việc thực hiện QCDC cơ sở góp phần tạo động lực thúc đẩy và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý, tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà nước và địa phương. Việc phát huy dân chủ ở nông thôn góp phần khắc phục một phần tệ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, xa rời quần chúng nhân dân của một bộ phận cán bộ, công chức ở cơ sở; đóng góp tích cực vào việc cải cách hành chính; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Khi dân chủ càng đi vào lòng người, được thực thi sâu rộng thì càng tạo nguồn sức mạnh vô biên để xây dựng vững chắc thể chế chính trị do Đảng lãnh đạo, cũng là thiết thực nâng cao khả năng lãnh đạo, sức chiến đấu, uy tín và độ bền vững của một đảng cầm quyền. Mặt khác, việc thưc hiện QCDC còn góp phần tích cực làm chuyển biến nhận thức, đổi mới lề lối làm việc theo hướng gần dân, sát dân, tôn trọng và có trách nhiệm với nhân dân; mối quan hệ phối hợp giữa chính quyền với MTTQ và các đoàn thể nhân dân được tăng cường, thông qua đó nhân dân tích cực đóng góp ý kiến vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quyền và nghĩa vụ của nhân dân được thưc hiện tốt hơn.
Thực hiện tốt QCDC ở cơ sở đã góp phần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đó là động lực to lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng để huy động được nhiều nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân, đảm bảo quốc phòng – an ninh tại địa phương, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, ngăn chặn tiêu cực và tệ nạn xã hội. cấp ủy Đảng, chính quyền từng bước đổi mới phong cách làm việc đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, công tác quản lý, điều hành và lề lối làm việc theo hướng dân chủ, công khai, tôn trọng và có trách nhiệm với dân nhất là công tác cải cách hành chính. Vai trò tự quản của nhân dân ở khu dân cư được nâng lên,; công tác hòa giải ở cơ sở được duy trì, đã giải quyết kịp thời những vướng mắc, bất hòa của
nhân dân ngay tại cơ sở; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền được củng cố.
Các cấp uỷ, chính quyền và đoàn thể nhân dân cần tăng cường đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng. Cần kết hợp giáo dục, tuyên truyền nội dung về dân chủ ở cơ sở với nội dung đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, đặc biệt, là tăng cường giáo dục tuyên truyền về pháp luật, về quyền công dân, về nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân. Tiếp tục đổi mới phương thức, hình thức, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, cổ vũ các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt hơn QCDC ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.Gắn việc tuyên truyền, giáo dục về dân chủ ở cơ sở với tuyên truyền, giáo dục xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới ở cơ sở; đa dạng hoá các nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục; kết hợp tuyên truyền, giáo dục thông qua các cuộc họp, qua phổ biến, quán triệt của cán bộ, đảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên, qua các phương tiện thông tin đại chúng; mở rộng việc tuyên truyền giáo dục qua các hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thi tìm hiểu nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đặc biệt chú trọng xây dựng các lực lượng cộng tác viên trong tuyên truyền, giáo dục dân chủ ở cơ sở như cán bộ Hội cựu chiến binh, cán bộ đoàn viên, thanh niên, Mặt trận, Hội Nông dân, trưởng ấp nhất là đội ngũ giáo viên các trường phổ thông trong địa bàn dân cư.