Vai trò, tầm quan trọng của Quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 53 - 64)

III khiếu nại, tố cáo Kết quả công tác tiếp dân; giải quyết

1.3.2. Vai trò, tầm quan trọng của Quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mớ

dựng nông thôn mới

Trong xã hội do dân làm chủ ở nước ta, dân chủ vừa là mục tiêu và động lực, vừa là cơ chế và phương thức vận hành quyền lực của nhân dân trong quản lý nhà nước và tổ chức đời sống xã hội, tất cả mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước đều nhằm mục tiêu cuối cùng là phục vụ và phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân. Hiện tại Đảng ta chủ trương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia là xây dựng NTM, ngay từ đầu Đảng ta xác định đây là một chủ trương lớn, nó không phải là việc của riêng Nhà nước, của một tổ chức hay bất cứ một cá nhân nào mà đó là nhiệm vụ của cả đất nước, cả dân tộc trong đó nhân dân ở từng địa phương

mới là lực lượng nòng cốt. Chính sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của người dân mà chủ trương này từng bước đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả thiết thực. Nhưng để người dân hiểu và cùng với Nhà nước thực hiện thì họ phải được biết, bàn, làm và kiểm tra tất cả mọi hoạt động của địa phương. Nói cách khác là phải thực hiện QCDC ở cơ sở để vừa phổ biến chủ trương, kế hoạch cho dân, vừa khai thác được sức mạnh từ dân, tạo nên động lực mạnh mẽ trong qúa trình thực hiện chủ trương của Đảng.

Bởi vì, suy cho cùng mọi chủ trương, chính sách, quyết định lãnh đạo, quản lý dù xuất phát ở cấp độ nào thì cuối cùng cũng được tổ chức và triển khai thực hiện ở cơ sở. Sự thành công hay thất bại của đường lối, chính sách,… tùy thuộc rất nhiều vào sự lôi cuốn và huy động quần chúng ở cơ sở tham gia. Một chủ trương hay quyết định khi được ban hành mà quần chúng cơ sở thờ ơ thì khó mà thành công trong thực tiễn, ngược lại một quyết định đúng đắn được nhân dân đồng tình, hưởng ứng thì chắc chắn sẽ thành công. Đến lượt mình quần chúng nhân dân ở cơ sở là người kiểm chứng toàn bộ quyết định lãnh đạo, quản lý, phản hồi với các chủ thể ra quyết định để điều chỉnh cho phù hợp. Do đó thực hiện QCDC cơ sở có vai trò rất quan trọng, đó là bước đi đúng đắn, sáng tạo và là bước đột phá về phát huy quyền làm chủ của nhân dân cũng như trong quá trình xây dựng nông thôn mới, tạo được sự đồng tình, hưởng ứng của nhân dân.

Như vậy, vai trò của QCDC cơ sở trong xây dựng nông thôn thể hiện ở quyền làm chủ của người dân ngày càng được phát huy; xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở địa phương ngày càng vững mạnh, năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng được tăng cường,… tạo động lực vũng chắc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn để xây dựng NTM.

Hơn thế nữa, qua thực hiện QCDC cơ sở quyền làm chủ của người dân được phát huy, hầu hết mọi người dân đều được tham gia đóng góp ý kiến và giám sát các hoạt động của địa phương trong trong quá trình thực hiện các tiêu chí của

NTM, những ý kiến ấy một mặt đã kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng của mình lên các cấp chính quyền, mặt khác giúp cho mọi chủ trương của xã sát thực tế hơn, hiệu qủa cao hơn. Chẳng hạn, tiêu chí bảo vệ môi trường trong bộ tiêu chí xây dựng NTM chính phủ là tương đối khó thực hiện, vì Bình Thạnh là xã cù lao, xung quanh và trong nội thành xã đều là sông nước và các kênh rạch, trong khi đó đa số người dân chưa nhận thức hết về tác hại của ô nhiễm môi trường, họ chủ yếu bỏ rác xuống sông, rạch làm cho chất lượng nguồn nước sinh hoạt ngày một suy giảm. Để giải quyết vấn đề này, trước tiên Đảng ủy xã chủ trương quy hoạch hai hầm chứ rác thải và thuê xe đến tận nhà dân để lấy rác, sau đó cho hợp dân, chủ động tuyên truyền vận động mọi người thực hiện kế hoạch, xin ý kiến của dân về địa điểm làm hầm chứa rác, giá đền bù mặt bằng và khoản đóng góp của dân để thực hiện chủ trương này,... khi được biết chủ trương của xã là giúp ích cho cuộc sống của mình mà không tốn nhiều chi phí, quá trình thực hiện rõ ràng, minh bạch nên đaị đa số người dân đã đồng tình, chấp thuận, cũng chính là tiêu chí về môi trường sẽ sớm được hoàn thành.

Thực hiện có hiệu quả QCDCCS là một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở. Phát huy dân chủ, nhân dân quan tâm thảo luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dồn điền, đổi thửa, lựa chọn đầu tư, nâng cao trình độ chuyên canh, thâm canh, phát triển kinh tế hộ gia đình; huy động sức dân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giao thông nông thôn,... Qua việc thực hiện QCDC đã xuất hiện nhiều điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi; số hộ đạt khá, giàu ngày càng tăng. Nội dung các tiêu chí của nông thôn mới hiện ra rõ nét: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn tiếp tục được tăng cường; các hoạt động văn hóa, xã hội lành mạnh ngày càng phát triển; an ninh, trật tự được bảo đảm; các tệ nạn xã hội giảm dần, nhiều vụ, việc mâu thuẫn trong nhân dân được giải quyết; bộ mặt nông thôn, đô thị có nhiều đổi mới sâu sắc, mọi người dân đều phấn khởi, tin tưởng vào sự đúng đắn của QCDC và chương trình mục tiêu quốc

gia về xây dựng NTM Đảng, đó chính là một bước tiến dài để xây dựng thành công NTM.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở là vừa là điều kiện vừa là nhân tố góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên. Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Trung ương, cấp ủy đảng đã chỉ đạo việc thực hiện các quy chế, quy định, quy trình công khai, dân chủ; bảo đảm thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác đảng để phát huy dân chủ trong Đảng. Việc cấp ủy, chính quyền tổ chức đối thoại trực tiếp với dân, lấy ý kiến nhân dân để từng bước xây dựng tổ chức đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, điều đó làm cho khảng cách giữa cán bộ đảng viên và nhân dân ngày một thoắt chặt, họ sẽ hiểu nhau hơn nên khi thực hiện các chủ trương của xã nhất định mang lại hiệu quả cao.

Phát triển bền vững là sự phát triển hướng tới và giải quyết tốt các vấn đề có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: Bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Điều này cũng có nghĩa là phát triển bền vững phải đảm bảo sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế nhanh và có hiệu quả, thực hiện công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển bền vững trở thành nhu cầu cấp bách, xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người và là con đường tất yếu của Việt Nam. Ở nước ta, nông nghiệp, nông thôn, nông dân là khu vực kinh tế, địa bàn, lực lượng quan trọng của nền kinh tế quốc dân và của sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, sự phát triển, nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, sự ổn định chính trị -xã hội, cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Phát triển bền vững ở nông thôn được biểu hiện bởi các tiêu chí sau: Kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững; hệ thống chính trị cơ sở hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tiến bộ và công bằng xã hội được bảo đảm, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; môi trường văn hoá,

xã hội phát triển lành mạnh và khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.

Phát triển bền vững ở nông thôn gắn bó mật thiết với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở nông thôn. Mối quan hệ đó được biểu hiện bởi các nội dung sau đây: Một là, dân chủ ở cơ sở là điều kiện để kinh tế ở nông thôn phát triển bền vững; Hai là, dân chủ ở cơ sở là điều kiện để giữ vững sự ổn định chính trị-xã hội ở nông thôn; Ba là, dân chủ ở cơ sở là điều kiện để xã hội ở nông thôn phát triển bền vững; Bốn là, dân chủ ở cơ sở là điều kiện để bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn.

Thực tiễn những năm qua cho thấy, việc mở rộng dân chủ ở cơ sở đã đạt được những kết quả rất tích cực, thực sự góp phần tạo động lực thúc đẩy và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà nước. Việc phát huy dân chủ ở nông thôn góp phần khắc phục một phần tệ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, xa rời quần chúng nhân dân của một bộ phận cán bộ, công chức ở cơ sở; đóng góp tích cực vào việc cải cách hành chính; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của cả nước. Tuy nhiên, cùng với những thành tích bước đầu đã đạt được, quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn cũng bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém, cụ thể là: các cấp ủy Đảng và chính quyền còn chưa thấy hết được tầm quan trọng, ý nghĩa sâu sắc, tính cấp thiết và lâu dài của vấn đề mở rộng dân chủ, cũng như phát huy quyền làm chủ của nông dân. Trong khi đó, trình độ dân trí của một bộ phận nông dân còn hạn chế, ý thức làm chủ chưa được nâng cao, sự hiểu biết về dân chủ, pháp luật còn chưa đầy đủ, tư tưởng tự do, vô tổ chức, vô kỷ luật, bè cánh, dòng họ còn khá nặng nề. Ở một số địa phương, khi thực hiện cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, có biểu hiện đố kỵ, không thích ai hơn mình, cái gì cũng phải đều nhau, níu kéo nhau, kìm hãm nhân tố tích cực. Điều đó cho thấy tính chất phức tạp và không ít khó khăn

của việc thực hiện dân chủ hoá ở nông thôn.

Quan hệ giữa nhà nước với công dân biểu hiện qua quan hệ giữa công chức và công dân. Do đó, trong xây dựng NTM, thực hiện QCDCCS sẽ đề cao kỷ luật công vụ và đạo đức công chức để tận tụy phục vụ dân, thực hiện trách nhiệm với dân, sao cho thường xuyên chăm lo phát triển sức dân, bồi dưỡng sức dân và tiết kiệm sức dân như Hồ Chí Minh đã dạy. Đem lại lợi ích cho dân, thực hiện được quyền lực của dân, làm cho dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, đó là mục tiêu của dân chủ, cũng tức là mục tiêu phát triển đất nước.

Dân chủ XHCN là mục tiêu của công cuộc đổi mới, của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đồng thời cũng là mục tiêu và bản chất của CNXH. Đại hội VI của Đảng, chúng ta mới chỉ hình dung đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh. Đại hội VII, đổi mới đã có thêm một mục tiêu công bằng xã hội, trong đó không chỉ có công bằng về phân phối lợi ích mà còn là công bằng về cơ hội phát triển cho tất cả mọi người. Về bản chất, đó cũng chính là dân chủ, là phương diện nhân văn của dân chủ, là quyền sống, quyền được phát triển của con người. Phải đến Đại hội IX (2001), Dân chủ mới thực sự định hình trong hệ mục tiêu đổi mới, đó cũng là chuỗi giá trị của phát triển: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh để đạt tới tự do và hạnh phúc. Và đến Đại hội XI, dân chủ là giá trị hàng đầu, là cơ sở để thực hiện bình đẳng và công bằng, để đoàn kết và đồng thuận. Con người chẳng những là mục tiêu và động lực của phát triển mà còn được xác định là trung tâm và chủ thể của phát triển xã hội. Mục tiêu dân chủ, do đó phải thể hiện trước hết ở dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong chính trị. Cùng với nó còn là dân chủ trong văn hóa, trong phát triển xã hội và quản lý xã hội, hướng trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội, chính sách xã hội và an ninh xã hội cho con người, vì con người.

Dân chủ là mục tiêu, do đó phải thực hiện dân chủ cơ sở, chăm lo xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước, có luật pháp để thi hành các công việc quản lý và để bảo vệ dân, có nền hành chính công minh bạch để phục vụ dân, không phiền hà sách nhiễu dân, không quan liêu, tham nhũng gây tổn hại tới dân. Nó là những phản cảm xã hội nặng nề nhất, xa lạ và đối lập với dân chủ.

Những thiết chế chính trị trọng yếu nhất như Đảng và Nhà nước tồn tại cũng chỉ vì dân, vì mục tiêu dân chủ. Những tổ chức, đoàn thể xã hội của dân càng phải tỏ rõ hiệu quả thực tế, gắn bó mật thiết với dân, làm cho dân cảm nhận trực tiếp rằng, nó cần thiết, thực sự cần thiết và hữu ích với mình như thế nào. Chính sách của Đảng và Nhà nước, theo Hồ Chí Minh là pháp lý, đạo lý và đạo nghĩa lớn nhất. Nó phải tỏ rõ sự quang minh, chính đại, chính tâm và thân dân để thực sự tiến tới dân chủ. Xét trên phương diện văn hóa, thực hiện quy chế dân chủ sẽ trở thành văn hóa dân chủ, trong đó, quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tổ chức, thiết chế và thể chế được bảo đảm bởi các chuẩn mực dân chủ, phải thể hiện cả tính nhân văn và tính pháp lý, trong ứng xử với người, với việc.

Thực tiễn xây dựng NTM ở nước ta những năm qua đã cho thấy, nâng cao hiệu quả thực hiện QCDC ở cơ sở có vai trò quan trọng không thể thiếu để nước ta chuyển từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp hiện đại và văn minh nói chung, quá trình xây dựng NTM nói riêng. Vì sao vậy? Vì con người là nhân tố cơ bản nhất, có mặt trong cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Muốn giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất để trên cơ sở ấy từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, phù hợp trình độ của lực lượng sản xuất thì phải giải phóng mọi tiềm năng sáng tạo của con người và xã hội, phải nâng cao đời sống, chất lượng sống và trình độ của người dân. Dân chủ thúc đẩy sự biến đổi và phát triển, khai thông các nguồn lực, nhân lên sức mạnh của nội lực và ngoại lực để phát triển.

Động lực dân chủ trong xây dựng NTM không chỉ biểu hiện ở kinh tế mà còn biểu hiện ngày càng rõ hơn ở chính trị, khi quyền lực và ý chí của nhân dân được thực hiện thông qua dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện với cơ chế bầu cử dân chủ, với thể chế rõ ràng, công khai, minh bạch. Một khi tiếng nói của người dân được tôn trọng, dân không chỉ là đối tượng thụ hưởng lợi ích mà còn là chủ thể tham gia đánh giá chính sách, giám sát và kiểm tra việc thực hiện chính sách cũng như hoạt động của các cơ quan công quyền nói chung - nghĩa là người dân chủ động và tự giác tham chính - thì dân chủ chính trị sẽ tỏ rõ sức mạnh động lực của nó với tiến bộ và phát triển xã hội. Môi trường xã hội dân chủ sẽ làm hình thành dư luận xã hội tích cực, thúc đẩy hành động sáng tạo của đông đảo quần chúng để bảo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w