Hiệu quả của việc thựchiện các nội dung của Quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 83 - 93)

III khiếu nại, tố cáo Kết quả công tác tiếp dân; giải quyết

2.4.1. Hiệu quả của việc thựchiện các nội dung của Quy chế dân chủ cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh

sở trong xây dựng nông thôn mới ở xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Là xã cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Cái Nhỏ, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng từ khi thực hiện QCDCCS trong xây dựng NTM cho đến nay, với sự lãnh đạo đúng hướng của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận, chung tay thực hiện của nhân dân địa phương, những năm qua xã Bình Thạnh huyện Cao Lãnh có bước phát triển nhanh, chuyển từ một xã thuần nông, vườn tạp

tiến tới xây dựng nền kinh tế với cơ cấu đa dạng, bền vững theo hướng CNH - HĐH, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc theo mô hình NTM.

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn Bình Thạnh. Quyền làm chủ của người dân ngày càng được phát huy, đã tạo động lực trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng, củng cố hệ thống chính trị.

Kết quả đạt được trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở thời gian qua cho thấy, các cấp ủy xã Bình Thạnh tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị và càng khẳng định đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, dân chủ cơ sở vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Cấp ủy, chính quyền đã ý thức tốt hơn về phát huy quyền dân chủ của dân, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và chính quyền có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích của người dân được công khai, đưa ra người dân bàn bạc, thảo luận, nhất là công khai việc thực hiện các chương trình dự án của Chính phủ; các nguồn vốn được Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng như điện, đường, trường, trạm...đều được công bố rộng rãi cho nhân dân biết để người dân được bày tỏ ý kiến, phát huy được động lực của người dân. Cán bộ chính quyền đã quan tâm hơn đến việc thực hiện QCDC gắn với cải cách hành chính, nhất là việc thực hiện cơ chế "một cửa" ở các địa phương trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giải quyết công việc, từ đó cán bộ được đặt mình trong sự giám sát của nhân dân.

Đáng chú ý nhất là việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ chủ chốt do HĐND bầu đã được thực hiện một cách dân chủ, đúng quy trình, góp phần phát huy dân chủ trong đánh giá cán bộ và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ và nhân dân; chẳng hạn năm 2010 đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm ở xã, qua đó cho thấy kết quả chức danh chủ tịch HĐND có phiếu tín nhiệm trên 80%, chức

danh chủ tịch UBND có phiếu tín nhiệm trên 87%... Đặc biệt, cấp ủy, chính quyền xã, thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đã phát huy được sức mạnh của người dân tham gia giải quyết hiệu quả khá nhiều vấn đề liên quan đến nhu cầu, cuộc sống người dân tại địa bàn dân cư.

Về ý thức làm chủ của người dân được thể hiện tốt hơn, nổi bật là việc huy động sức dân trong các phong trào làm đường giao thông nông thôn; thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo; xây dựng các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, bản do nhân dân đóng góp kinh phí, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tích cực tham gia hoạt động xã hội từ thiện, v.v.. Thời gian qua đã huy động nhân dân mở mới và nâng cấp các tuyến đường liên ấp. Trong đó nhân dân đóng góp sức người là trên 1,5 triệu ngày công và hơn 11tỉ đồng; xây dựng nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và đều được thực hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Khi người dân tham gia kiểm tra, giám sát đều thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư cộng đồng khiến cho chất lượng công trình được bảo đảm và góp phần làm hạn chế thất thoát trong xây dựng. Qua giám sát của nhân dân đã phát hiện một số công trình xây dựng kém hiệu quả tại xã , chính quyền đã phải quyết định thu hồi vốn; bên cạnh đó qua giám sát đã góp phần ngăn ngừa những vi phạm, tiêu cực, hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp tại các địa phương cơ sở.

Hầu hết các xóm ấp đều mở rộng hình thức dân chủ cho dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt như đóng góp dự thảo kế hoạch triển kinh tế - xã hội địa phương; kế hoạch quy hoạch sử dụng đất, phương án đền bù giải tỏa và tái định cư... thông qua các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND, họp thôn, bản, tổ dân phố hoặc hòm thư góp ý. Nhờ tổ chức tốt việc “để cho dân nói”, chính quyền có điều kiện điều chỉnh những bất hợp lý trong kế hoạch phát triển và “điều chỉnh” chính mình.

Dân chủ đối với nội bộ cơ quan Đảng ủy, HĐND, UBND, các tổ chức chính trị - xã hội của xã, nhìn chung thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong xã đã nâng cao trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc. Đối với Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã đồng chí bí thư hoặc chủ tịch trực tiếp phụ trách, làm trưởng ban chỉ đạo thực hiện QDCD trong đơn vị. Đến nay có 100% tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng ủy xã đã hoàn chỉnh quy chế hoạt động thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo; qua đó tạo điều kiện để cán bộ, công chức được bày tỏ nguyện vọng, ý kiến, xem đây là động lực để thúc đẩy thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị.

Các vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức được nhiều cơ quan công khai, tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, công chức. Nhiều đơn vị đã quy định cụ thể, rõ ràng và thường xuyên bổ xung những quy định liên quan đến chế độ, chính sách cán bộ theo quy định của Đảng và Nhà nước như việc mua sắm tài sản công; công khai tài chính; tuyển dụng lao động, công chức,.... đã giúp thủ trưởng cơ quan lãnh đạo, điều hành dân chủ hơn.

Các đơn vị của UBND xã đã gắn việc thực hiện QCDC với công tác cải cách hành chính như công khai các thủ tục hành chính đối với dân, tổ chức tiếp dân và giải quyết khiếu nại của dân đã đáp ứng yêu cầu hiện nay. Hơn nữa, việc thực hiện cơ chế “một cửa” tại công sở của xã từ năm 2004 là bước cải cách đổi mới, hướng tới một nền hành chính phục vụ theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại hoá và được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Không chỉ các cơ quan nhà nước thực hiện tốt QCDC mà doanh nghiệp và các công ty đang hoạt động trên địa bàn xã đã ngày càng quan tâm phát huy quyền dân chủ của người lao động.

Với đặc điểm xã cù lao, sông rạch chằng chịt, đường bộ bị chia cắt, Bình Thạnh xác định muốn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Song song với việc đánh giá hiện trạng để làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, Đảng uỷ xã Bình Thạnh nhận thức rằng: muốn xây dựng thành

công NTM phải thực hiện tốt Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; đồng thời triển khai thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chi Minh, từ đó, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân, vai trò chủ thể của nhân dân, trên cơ sở đó, tổ chức vận động nhân dân tham gia thực hiện chương trình xây dựng NTM. Hình thức triển khai thực hiện là tổ chức họp dân thông qua các Tổ dân phòng liên kết để lấy ý kiến nhân dân về các công trình xây dựng cơ bản theo tiêu chí NTM và mức đóng góp kinh phí để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, kết quả, đa số nhân dân thống nhất tham gia đóng góp cùng với Nhà nước xây dựng hệ thống đê bao dài 135km, với tổng kinh phí gần 14 tỷ đồng (trong đó Nhà nước hỗ trợ 2,5 tỷ đồng), vừa bảo vệ an toàn 1.800 ha vườn cây ăn trái trước cơn lũ đặc biệt lớn năm 2011, vừa đảm bảo giao thông thuận lợi trên cả địa bàn. Đặc biệt, Bình Thạnh kêu gọi đầu tư xây dựng cầu Sông Cái Nhỏ nối liền xã Bình Thạnh với xã Mỹ Long; xây dựng đưa vào hoạt động bến phà có tải trọng 200 tấn nối liền xã Bình Thạnh với thị xã Sa Đéc. Từ đó, việc lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân với các địa phương khác được thông suốt.

Như vậy, bài học về phát huy sức dân được thể hiện rõ nét. Nổi bật, Bình Thạnh đã khai thác tốt các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”: Phát huy tối đa nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư của cấp trên, thực hiện nhiều giải pháp mang tính đột phá trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, địa phương cũng tích cực chủ động giúp nông dân trong việc tổ chức các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao, và đảm bảo hàng hóa sạch, an toàn; phát huy có hiệu quả lợi thế vườn cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao; xây dựng thương hiệu chanh Cao Lãnh gắn với hoạt động dịch vụ và du lịch. Đến nay, đã có hàng trăm hộ nông dân đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi” đạt mức thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm, hiệu quả sản xuất đạt 60 triệu đồng/ha/năm, dẫn đầu toàn huyện, .v.v. nhiều hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thông qua công tác tuyên truyền và thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xã đã tổ chức tập huấn nâng cao tay nghề cho nông dân về kỹ thuật sản xuất trái cây an toàn; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản và xây dựng một số mô hình phát triển kinh tế ở nông thôn. Song song đó, Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể của xã đã thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh trật tự, đặc biệt là bảo vệ môi trường và vận động nhân dân chỉnh trang bộ mặt nông thôn đạt nhiều kết quả thiết thực.

Thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” giúp xây dựng Bình Thạnh trở thành một trong những điển hình xây dựng NTM ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Trong nhiều hoạt động, một trong những trọng tâm được lãnh đạo xã đặc biệt quan tâm trong các đợt sinh hoạt tại các ấp. Thứ nhất là cán bộ các ban ngành của xã cùng nhau trao đổi, bàn bạc tìm biện pháp xoá đói giảm nghèo cho nhân dân. Thứ hai là các thành viên Ban Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của xã sẽ giúp bà con hiểu rõ về Luật Phòng chống ma tuý, Luật phòng chống bạo lực gia đình và cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.

Với nội dung thứ nhất, các hộ dân tham gia ý kiến rất sôi nổi vì đây là vấn đề rất thiết thực đối với bà con. Có ý kiến đề nghị huyện tiếp tục hỗ trợ nhân dân làm mô hình nuôi cá bè. Những ý kiến này, bà con rất đồng tình ủng hộ và đề nghị Trưởng ấp, Bí thư Chi bộ đề nghị Đảng uỷ, chính quyền xã giúp bà con giải quyết vấn đề về giống, vốn để phát triển chăn nuôi.

Giải quyết những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân là khâu then chốt để thúc đẩy sản xuất của ấp phát triển. Các đảng viên trong Chi bộ sẽ gương mẫu đi đầu đồng thời vận động các gia đình kinh tế khá hỗ trợ những hộ nghèo về vốn và kiến thức khoa học kỹ thuật. Tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh và huyện, bà con cũng sẽ phát huy nội lực để vươn lên thoát nghèo. Thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở đã tạo được bầu không khí cởi mở và đoàn kết trong dân.

Thành viên Ban Tuyên truyền, phổ biến pháp luật của xã thực hiện nội dung thứ hai của cuộc họp. Đó là tuyên truyền về Luật Phòng chống ma tuý, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng. Không chỉ tuyên truyền theo hình thức đọc - nghe mà còn bằng hình ảnh, trao đổi, thảo luận đã tạo không khí sôi nổi, giúp bà con dễ tiếp thu, tránh nhàm chán. Nhờ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thường xuyên nên tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ấp, xã ổn định. Đây là điều kiện tốt để nhân dân yên tâm lao động sản xuất, xoá đói giảm nghèo và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Hàng tháng, Chi bộ các ấp sinh hoạt một lần, các đảng viên báo cáo tình hình cụm dân cư phụ trách cùng tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc của bà con. Gần dân, hiểu dân và làm cho dân tin nên mọi công việc của ấp đưa ra đều được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Nhiều ví dụ rất cụ thể về những chủ trương hợp ý Đảng, lòng dân đã được triển khai rất thành công: công trình nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng của ấp được xây dựng với tổng trị giá gần 430 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp bằng nhiều nguồn khác nhau 30 triệu đồng. Lúc đầu, nhiều hộ không ủng hộ vì cho rằng mức đóng góp cao, công trình xây dựng xong lại bỏ không vì chẳng mấy khi họp ấp. Các đảng viên đã đến từng nhà tuyên truyền và gương mẫu đóng góp trước để vừa khích lệ bà con vừa tạo niềm tin trong nhân dân. Công trình nhà văn hoá đã hoàn thành trước kế hoạch. Cũng nhờ có sự chỉ đạo sát sao của Chi bộ mà các tổ chức đoàn thể đã phát huy tốt vai trò của mình.

So với 10 năm trước, Bình Thạnh đã có bước phát triển nhanh, trở thành một trong những địa phương có vị thế quan trọng trong khu vực kinh tế trọng điểm của huyện. Từ năm 2008 đến nay, luôn được công nhận và duy trì xã văn hóa. Những kết quả đạt được của Bình Thạnh gắn liền kết quả duy trì, phát huy khối đoàn kết, thống nhất của cả hệ thống chính trị. Nổi bật là đã tổ chức được nhiều mô hình hoạt động hiệu quả, trong đó mô hình “Tổ dân phòng liên kết” đáng được nhắc

đến, với sự đồng thuận cao, huy động sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào việc giữ gìn an ninh trật tự và các phong trào hành động cách mạng ở địa phương.

Ở xã Bình Thạnh, việc mở rộng dân chủ trong Đảng, phát huy quyền dân chủ trực tiếp của đảng viên được cán bộ, đảng viên đồng tình hưởng ứng. Tại Bình Thạnh, nhận thức của cấp ủy Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy cơ sở có chuyển biến tốt, phương pháp chỉ đạo đổi mới, hiệu quả lãnh đạo được nâng lên, qua đó góp phần tăng cường năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng. Sự phối hợp trong công tác lãnh đạo của cấp ủy với hoạt động của chính quyền và hệ thống chính trị chặt chẽ hơn. Các chi bộ thường xuyên lãnh đạo tốt việc thực hiện quy chế dân chủ, kiểm tra, phát hiện, kịp thời chấn chỉnh hiện tượng vi phạm dân chủ; tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng cho đảng viên. Các cấp ủy coi việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là yếu tố quyết định thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hằng năm, các cấp ủy xây dựng bảng chấm điểm thi đua và lấy kết quả thực hiện quy chế dân chủ là tiêu chí trong đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đảng viên và phân loại các cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh.

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong nâng cao chất lượng sinh hoạt

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 83 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w