Thựchiện tốt công khai hoá những điều “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 112 - 115)

- Nhân dân có nhận thức tương đối thấp, một bộ phận người dân có tư tưởng lệch lạc như “nhà nhiều dân ít”: Nhà nước tự bỏ vốn đầu tư và triển khai thực

3.2.4.Thựchiện tốt công khai hoá những điều “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

quyết định mà quy chế dân chủ đã đề ra. Nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở nông thôn cần đi thẳng vào những vấn đề cụ thể như phương hướng phát triển kinh tế-xã hội địa phương, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xử lý, đánh giá, sử dụng, đề bạt, cất nhắc cán bộ cần công khai, minh bạch, công bằng và dân chủ, đổi mới phương thức hoạt động của các đoàn thể nhân dân theo hướng thiết thực, hiệu quả vì lợi ích thiết thân của đoàn viên, hội viên và của cộng đồng.

Trong giai đoạn tới, phát triển bền vững ở nông thôn nước ta là một nhu cầu cấp thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên chính là những điều kiện, tiền đề tối cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững ở nông thôn nước ta.

3.2.4. Thực hiện tốt công khai hoá những điều “dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra” làm, dân kiểm tra”

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy rằng: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, lời dạy ấy hoàn toàn đúng đắn, trước kia khi đất nước bị thực dân và đế quốc đô hộ, nhờ có sự đồng tình, hưởng ứng và tin tưởng của nhân dân mà cách mạng Việt Nam đã đi đến thắng lợi cuối cùng, đem lại độc lập cho đất nước. Ngày nay, khi Đảng ta chủ trương xây dựng NTM nhằm tạo cho nông thôn có bộ mặt phát triển toàn diện để rút ngắn khoảng cách sự phát triển chưa đồng bộ giữa nông thôn và thành thị đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của dân cư mà chủ yếu là nông dân, tạo động lực mạnh mẽ cho tiến trình CNH, HĐH đất nước thì lúc này vai trò của nhân dân lại càng quan trọng hơn. Bởi vì xây dựng nông thôn là một chương trình lớn, có tầm bao quát rộng và có kinh

phí rất cao với chủ trương dựa vào sức mạnh từ nhân dân là chính nên rất cần có sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân.

Nhưng làm thế nào để người dân tích cực hưởng ứng và tham gia? vấn đề này có nhiều phương án nhưng hiệu quả nhất là thực hiện tốt và công khai phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để “ý Đảng” hợp “lòng dân”, đây là nội dung cốt lõi của QCDC cơ sở, là con đường phát huy sức dân hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay. Bốn bước “Biết, bàn, làm và kiểm tra” là một quy trình khép kín thể hiện tính hệ thống khi thực hiện bất cứ một vấn đề nào. Thực hiện QCDC phải công khai minh bạch thì người dân mới biết, nếu không biết hết thì làm sao bàn, đã không cùng tham gia bàn bạc thì khó có thể đi đến nhất trí và như vậy thì chắc chắn không muốn làm.

Xây dựng NTM chủ trương rất lớn, tác động tới tất cả mọi mặt đời sống của bà con nông dân nhưng vấn đề là người dân đã thật sự xác định đó là nhiệm vụ của mình làm hay chưa? Và việc “xây” ấy mình sẽ được lợi gì? Mặt khác, trình độ của một bộ phận bà con ở cơ sở còn hạn chế, nhận thức không đồng đều, do vậy cán bộ cơ sở phải “lựa lời mà nói cho…” bà con hiểu.

Ở người dân, họ rất thực tế, việc tuyên truyền chung chung dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là chưa ổn quan trọng là người dân còn phải biết thêm là họ có được hưởng lợi gì khi họ tham gia thực hiện. Đúng như vậy khi bà con chung tay, chung sức cùng làm và thành quả đem lại là cho chính bà con mình hưởng, khi thông điều này thì bà con làm tất cả những gì mà họ thấy đem lại cái lợi cho mình, lúc ấy người dân mới thấy họ làm chủ thực sự. Chẳng hạn, khi thực hiện kế hoạch nâng cấp đê bao chống lũ cho vườn cây an trái và phát triển giao thông nông thôn ở xã Bình Thạnh, nếu người dân không biết khi nào thực hiện, thực hiện như thế nào, thực hiện để làm gì, ai là người kiểm tra,... thì kế hoạch ấy kho mà hoàn thành. Ngược lại, khi dân được biết chủ trương nâng cấp đê bao chống lũ cho vườn cây ăn trái và phát triển giao thông nông thôn là có lợi cho mình, họ biết khi nào thực hiện và thực hiện ở đâu, quan trọng là nguồn kinh phí thực hiện phải như thế nào; họ

được bàn phương án tiến hành hợp lí nhất, có như vậy họ kết hợp chặt chẽ với chính quyền xã thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện thì để kế hoạch sớm hoàn thành và hiệu quả mang lại rất cao.

Do đó người các cán bộ cơ sở phải tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền và vận động quần chúng, thông qua “Tổ dân phòng liên kết, từng hộ gia đình” người cán bộ phải tuyên truyền, giải thích những thắc mắc, kiến nghị của nhân dân về những nội dung xây dựng NTM. Trong công tác tuyên truyền, vận động phải nói rõ những công trình nào là nhà nước đầu tư, công trình nào nhà nước và nhân dân cùng làm, những công việc nào nhân dân phải đóng góp xây dựng các công trình ấy được triển khai thực hiện theo lộ trình như thế nào,... sự tuyên truyền càng rõ càng tạo được sự đồng thuận lớn từ phía nhân dân, khắc phục được tình trạng thờ ơ hay thái độ trông chờ, ỷ lại sự đầu tư của nhà nước và hoài nghi về tính khả thi của các công trình.

hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật đồng bộ, tăng cường đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Cần rà soát lại các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân; liên kết được bốn nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông nhằm nâng cao ý thức và hiệu quả dân chủ hoá nông thôn và nông nghiệp để xoá bỏ mọi rào chắn, vật cản để khơi dậy tiềm năng, trí sáng tạo trong dân, phát huy được mọi nguồn lực của dân. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong chính sách quản lý tài chính, các luật thuế nông nghiệp, luật đất đai, các khoản đóng góp của dân...

Kết hợp việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi công khai chính sách, các luật với tổ chức thi hành nghiêm chỉnh các chính sách, các luật lệ đó trong thực tế. Khuyến khích việc xây dựng quy ước của các ấp nhưng cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương. Nội dung của quy ước phải vừa đảm bảo quyền lợi chung của cộng đồng, thực hiện tốt dân chủ của cộng đồng, đồng thời đảm bảo không trái pháp luật của Nhà nước và quyền lợi, trách nhiệm của cá nhân trước cộng đồng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phá bỏ các thủ tục rườm rà, gây

phiền nhiễu cho dân. Chấn chỉnh lại quy chế tiếp dân, giải quyết các đơn thư tố cáo, kiến nghị của công dân từ cấp cơ sở đến cấp Trung ương, tránh hình thức, mỵ dân. Cần quy định quyền hạn, trách nhiệm và thời hạn giải quyết cụ thể cho các cán bộ, các cấp chính quyền. Không để tình trạng tồn đọng kéo dài, lòng vòng, lẩn tránh trách nhiệm, đùn đẩy cho nhau. Cần thành lập những ban chức năng có đủ quyền hạn đặc biệt để giải quyết kịp thời tình hình khiếu kiện của dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 112 - 115)