Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thựchiện Quy chế dân chủ ở cấp xã

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 44 - 49)

III khiếu nại, tố cáo Kết quả công tác tiếp dân; giải quyết

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thựchiện Quy chế dân chủ ở cấp xã

cấp xã

1.2.2.1. Trình độ, năng lực, nhận thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã

Để thực hiện được những mục tiêu của QCDCCS, cần có sự tham gia tích cực của cả người dân và chính quyền cơ sở. Hiệu quả triển khai thực hiện qui chế này phục thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ dân trí, các điều kiện về kinh tế, sự tương tác của các yếu tố văn hóa truyền thống, … đặc biệt là trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt ở cơ sở.

Cán bộ chủ chốt bao gồm các chức danh: Bí thư, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, chủ tịch MTTQ, Bí thư xã đoàn, chủ tịch Hội nông dân, hội phụ nữ,…. ở cơ sở là hết sức quan trọng. Vì họ là những người lãnh đạo ở cơ sở, họ luôn gần dân, va chạm nhiều với dân, mọi hoạt động của cán bộ cơ sở đều không tránh khỏi sự chú ý va giám sát của dân, thậm chí họ là tấm gương phản chiếu trực tiếp cho nhân dân học và làm theo. Đây chính là những người giác ngộ và trực tiếp tuyên truyền đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa, nội dung thực hiện thực hiện QCDC cho người dân, khi họ có nhận thức đúng QCDC thì có hành động đúng, hiệu quả thực

hiện mang lại càng cao, ngược lại, họ nhận thức chưa đến nơi sẽ dẫn đến nữa vời trong thực hiện, do đó hiệu quả còn nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, sức mạnh và ảnh hưởng của người cán bộ lãnh đạo và quản lý nói chung có được không chỉ ở chức vụ và quyền hạn được giao phó mà cái quan trọng hơn, có tính quyết định hơn chính uy tính của họ đối với nhân dân. Để có uy tín, trước hết người lãnh đạo, quản lý phải là người có trí tuệ, có tư duy khoa học, sâu sắc, có kiến thức về lĩnh vực được giao phó, có lối sống lành mạnh, có bản lĩnh và biết lắng nghe.

Cơ sở là nơi tiếp xúc trực tiếp nhất với người dân và được người dân quan tâm sát sao nhất. Quần chúng chỉ tin tưởng và quí mến những cán bộ có tư cách, đạo đức, có phẩm chất năng lực, những điều rất gần gũi mà người dân có thể quan sát và cảm nhận được. Vì vậy, bên cạnh những phẩm chất chung của người lãnh đạo, quản lý, những cán bộ ở cơ sở phải có khả năng thuyết phục người dân bằng chính công việc và lối sống của mình, biết lắng nghe và chia sẻ, có khả năng vận động, thuyết phục người dân, gần gũi và hòa đồng với người dân để tạo ra các mối liên hệ hỗ trợ cho việc thực thi dân chủ tốt với người dân. Mặt khác, chúng ta nhận thấy rằng tất cả mọi công việc phục vụ cho dân dù lớn hay nhỏ đều phải có cán bộ trực tiếp xử lý, người cán bộ giỏi thì công việc mới chạy, cán bộ chưa giỏi thì công việc sẽ chậm trễ, khó hoàn thành. Trong khi đó trong bốn cấp chính quyền của bộ máy nhà nước, chính quyền phường, xã là cấp cơ sở, là nền tảng của xã hội, là nơi gần dân nhất và có số lượng dân cư tập trung đông nhất, đó là nơi nhân dân thực hiện quyền dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong nội bộ dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, kinh doanh lao động và học tập. Đồng thời ở cơ sở cũng là nơi nảy sinh nhiều yêu cầu bức xúc hàng ngày trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nơi đó đã tổ chức và vận động nhân dân thực hiện mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước, tất cả mọi sự chuyển biến của hệ thống chính trị ở cơ sở điều tác động nhanh chóng đến quyền

và nghĩa vụ của nhân dân, lòng tin của nhân vào hệ thống chính trị trước hết là ở cơ sở. Do đó, nếu người cán bộ cơ sở có nhận thức đúng đắn, họ luôn chủ động và linh hoạt trong phục vụ nhân dân thì chất lượng công việc sẽ được nâng lên rõ rệt.

1.2.2.2. Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng ở cơ sở

Đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng luôn có sự thống nhất và bao quát từ Trung Ương đến địa phương, trong đó vai trò lãnh đạo của Đảng bộ ở địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng. Cán bộ, đảng viên hơn ai hết là người nhận thức sâu sắc về quy chế dân chủ, về các quyền và nghĩa vụ của mình. Với trách nhiệm là hạt nhân chính trị ở cơ sở thì Đảng ủy cấp xã phải lãnh đạo các chi bộ, đảng viên, các tổ chức Chính quyền, đoàn thể đưa việc thực hiện pháp luật dân chủ vào cuộc sống, đồng thời tập trung chỉ đạo thể chế hóa pháp luật thành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội để trên cơ sở đó thực hiện.

Thực tiễn cho thấy ở nơi nào tổ chức Đảng cơ sở quán triệt đầy đủ, sâu sắc, xác định đúng vai trò lãnh đạo toàn diện, chỉ đạo trực tiếp và thực hiện nghiêm túc pháp luật dân chủ ở cơ sở thì ở đó việc triển khai thực hiện pháp luật dân chủ là một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, thu được những kết quả thiết thực, được cán bộ, đảng viên và nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, làm theo. ở nơi nào cấp ủy Đảng chưa làm tốt vai trò lãnh đạo trực tiếp thì ở đó kết quả chất lượng thấp, gây hoang mang và mất niềm tin. Về thủ tục hành chính thì thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa" liên thông để giảm bớt sự phiền hà và khó khăn cho người dân đồng thời còn thực hiện niêm yết công khai các thủ tục hành chính, các khoản phí, lệ phí, công khai các phương án sản xuất, việc giải quyết các thủ tục hành chính như cấp giấy phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, địa chính, hộ tịch, hộ khẩu, công chứng; chế độ cho các đối tượng chính sách đã được công khai hoá.

1.2.2.3. Công tác tổ chức thực hiện của chính quyền và vai trò của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng ở cơ sở

Chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND - nhân tố trung tâm của hệ thống chính trị ở xã, là cơ quan quyền lực của nhân dân, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, đặt dưới sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên và chịu sự lãnh đạo của đảng ủy xã, có quan hệ gắn bó mật thiết với tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương. Cán bộ, chính quyền cấp xã có vai trò quyết định trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở, lâu nay việc tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản pháp luật thường vẫn là khâu yếu kém trong công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Quy chế thực hiện có tốt hay không, khi nào thực hiện, chất lượng hiệu quả ra sao tùy thuộc vào công tác tổ chức, thực hiện của Chính quyền cấp xã.

Để QCDC đi vào thực tiễn và nhận được sử hưởng ứng từ nhân dân, chính quyền cơ sở đã không ngừng chỉ đạo sâu sát cho các ban ngành cần chủ động, tích cực hơn nữa trong phục vụ nhân dân. Thông qua nhiều hình thức khác chính quyền chủ trương thực hiện nghiêm túc việc công khai các nội dung theo quy định, nhất là công khai các khoản huy động của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, các loại quỹ theo quy định, kết quả xét duyệt hộ nghèo, người có công, hộ gia đình gặp thiên tai, bão lụt, thanh niên nhập ngũ, quy trình giải quyết thủ tục hành chính,… Điều này nhằm để giải quyết một cách kịp thời nhu cầu của nhân dân khi tham gia vào các giao dịch hành chính, dân sự... Do vậy, nhân dân đã kịp thời nắm bắt được chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cùng với chính quyền, nhân dân đã bàn và quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thiết thực ở cơ sở, cũng như tham gia giám sát các hoạt động chính quyền. Mặt khác, chính quyền còn thành lập Ban thanh tra nhân dân để theo dõi, giám sát quá trình thực hiện QCDC của đơn vị, kịp thời xử lý những cán bộ công chức có biểu hiện xa dân, cửa quyền, sách nhiễu dân. Bên cạnh đó, chính quyền còn phát động các phong trào thi đua yêu nước và hương ước khu dân cư đã tác động tích cực đến hoạt động tự quản ở cơ sở; nhất là thực hiện quyền dân chủ của nhân dân về những công việc trong cộng đồng dân cư như: Hỗ trợ giúp nhau về sản xuất, bàn và quyết định các khoản đóng góp xây

dựng cơ sở hạ tầng; đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, hòa giải mâu thuẫn nội bộ.

Cùng với chính quyền xã, MTTQ và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở. Đó là giáo dục cho nhân dân và các đoàn viên, hội viên hiểu rõ nội dung, ý nghĩa, quyền và nghĩa vụ thực hiện pháp luật, thực hiện quyền đại diện của tổ chức mình phối hợp với Chính quyền xã, trưởng thôn thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở và giám sát việc thực hiện chính sách ở địa phương, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đoàn viên, hội viên với các cấp có thẩm quyền giải quyết, động viên nhân dân, hội viên, đoàn viên tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.2.4. Đặc điểm địa bàn dân cư, trình độ dân trí

Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật nói chung, QCDC cơ sở nói riêng. Cấp xã chủ yếu là địa bàn nông thôn vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều bất cập về giao thông, thông tin liên lạc, người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp (hơn 80 0/0 dân cư nông thôn sống bằng nghề nông) và có trình độ học vấn thấp (trình độ từ lớp 6 trở lại là chủ yếu). Vì vậy, sự nhận thức của nhân dân chưa đều và trình độ hiểu biết các vấn đề chính trị - xã hội còn hạn chế, chưa phân biệt được rõ quyền lợi, trách nhiệm, dẫn đến những hành vi sai lệch. Do đó, công tác tuyên truyền và thực hiện QCDC để phát huy dân chủ ở cơ sở còn gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì dân chủ là biểu hiện của trình độ văn hoá chính trị, có quan hệ mật thiết với trình độ dân trí, văn hoá nói chung, trình độ dân trí càng cao thì sự tiếp nhận và thực hiện QCDC của nhân dân càng lớn và ngược lại. Do trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức của nhân dân còn thấp nên việc tiếp thu chủ trương về thực hiện dân chủ ở xã còn có những hạn chế thể hiện ở hai khuynh hướng: bàng quan hoặc lạm dụng dân chủ.

Trong xã hội, những bộ phận công dân có trình độ dân trí thấp thường đứng ngoài chính trị, họ khó hiểu được quyền dân chủ của mình và không thể tự mình thực hiện quyền dân chủ ấy, họ dễ trở thành đối tượng cho các mánh khoé, thủ đoạn của những lực lượng chính trị cơ hội. Điều này đã được Hồ Chí Minh xác định rõ: "Trình độ văn hoá của nhân dân ta nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh".

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w