- Nhân dân có nhận thức tương đối thấp, một bộ phận người dân có tư tưởng lệch lạc như “nhà nhiều dân ít”: Nhà nước tự bỏ vốn đầu tư và triển khai thực
3.2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã
Trước hết, các cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội cần nhận thức đầy đủ nội dung và yêu cầu của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, coi đây là những vấn đề trọng tâm, cấp thiết đang đặt ra trong hoạt động lãnh dạo, chỉ đạo của hệ thống chính trị các cấp, nhất là ở cơ sở. Để nâng cao chất lượng hình thức dân chủ đại diện, một mặt cần củng cố quyền lực thực tế của các cơ quan đại diện, mặt khác mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể phải thực hiện tốt việc tuyên truyền và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế đảm bảo tự do, dân chủ, minh bạch trong bầu cử các cơ quan lãnh đạo, để nhân dân thực sự tham gia vào đời sống chính trị, thực sự kiểm soát được quyền lực chính trị mà họ uỷ quyền.
3.2.5.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Đảng bộ cấp xã
Đảng bộ cấp xã là tổ chức lãnh đạo toàn bộ hoạt động của xã nên việc xây dựng NTM chủ yếu là thông qua vai trò của cấp ủy, chính quyền cơ sở và người dân nông thôn từ công tác quy hoạch cho đến tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể cơ sở Vì vậy cần:
- Tập trung xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội nông thôn. Việc thể chế hóa chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của UBND và từng cá nhân là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trong đó, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành, các quy định về quản
lý tài chính, nguồn vốn đầu tư phải là nhiệm vụ và công việc trọng tâm của các sở, ngành chuyên môn.
- Thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM cho các cán bộ chuyên trách là trách nhiệm của ban chỉ đạo Chương trình NTM các cấp.
- Bằng việc tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ cấp xã đạt chuẩn; bổ sung cán bộ trẻ có năng lực cho các xã điểm NTM, nhất là cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh, trật tự nông thôn qua phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quần chúng làm công tác giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở; thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, trong đó chú ý phát huy vai trò của MTTQ các cấp và các đoàn thể trong công tác vận động người dân tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội.
3.2.5.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã
Chính quyền địa phương cơ sở là chính quyền được tổ chức ra nhằm bảo đảm, bảo vệ và phục vụ quyền, lợi ích của nhân dân, nhân dân là đối tượng cơ bản để chính quyền phục vụ . Dưới góc độ vai trò của nhà nước; nhân dân chính là chủ thể của quyền lực nhà nước. Theo đó, chính quyền địa phương cơ sở phải là chính quyền do nhân dân tổ chức ra, của nhân dân và hoạt động vì nhân dân. Các bản Hiên pháp của Việt Nam, từ 1946, 1959, 1980 đến 1992 đều khẳng định Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Điều 2, Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân... Những biểu hiện căn bản của chính quyền địa phương cơ sở là: về tổ chức do nhân dân tổ chức ra và chịu trách nhiệm
trước nhân dân; về hoạt động do cán bộ, công chức tiến hành phải xuất phát trên nền tảng lợi ích của nhân dân và vì nhân dân để phục vụ.
Đối chiếu những tiêu chuẩn trên, gắn với thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã hiện nay có thể thấy Chính quyền xã về cơ bản đã thể hiện được quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt chức năng quan lý nhà nước, đang có những cải cách căn bản về tổ chức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, đặc biệt là Nghị quyết số 17-TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày l tháng 8 năm 2007 về ''Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước''. Địa phương đang triển khai thực hiện các đề án như: Thí điểm bỏ HĐND bắt đầu từ ngày 01 tháng 4 năm 2009; vấn đề nhất thể hóa vai trò bí thư với chủ tịch UBND xã... Những cải cách về tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nói chung và chính quyền địa phương cơ sở nói riêng đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, vấn đề này đang trong quá trình tổ chức thí điểm, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Mặt khác, về cơ bản chính quyền địa phương cơ sở hiện nay vẫn đang được tổ chức theo mô hình của nền hành chính công truyền thống, biểu hiện tính thứ bậc, mệnh lệnh hành chính chặt chẽ song trùng giữa cơ quan có thẩm quyền chung (UBND) với cơ quan có thẩm quyền riêng (chuyên môn) đã tạo ra tính thụ động, trông chờ và ỷ lại của cấp cơ sở đối với cấp trên.
Về hoạt dộng của chính quyền cấp xã bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định về các lĩnh vực quản lý được giao. Điều này được phản ánh thông qua những giải pháp mà Chính phủ tiến hành trong thời gian qua như: cải cách thủ tục hành chính theo hướng xây dựng mô hình hành chính ''một cửa, một dấu''; công khai các thủ tục hành chính xây dựng bộ thủ tục hành chính); mạnh dạn phân cấp chức năng, nhiệm vụ cho cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, xây dựng,…Song, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức ở một số chính quyền cấp xã có mặt chưa tương xứng với mức độ phân cấp thậm chí có một
số cán bộ, công chức tha hóa về đạo đức lối sống đẫn đến những quyết định hành chính hoác hành vi gây ảnh hướng xấu đến hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương.
Để chính quyền địa phương cơ sở theo đúng nghĩa , cần xây dựng một hệ thống các giải pháp đồng bộ, trước mắt cũng như lâu dài. Song, trước mắt cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Hiện tại, phân cấp giữa chính quyền cấp huyện cho cấp xã vẫn còn có mặt, lĩnh vực chưa rành mạch về "quyền" và "trách nhiệm" nên xảy ra tình trạng thụ động, trông chờ, ỷ lại và xa dân. Để khắc phục nhược điểm này, việc phối hợp giữa nguyên tắc "phân quyền" và "tản quyền" là một giải pháp quan trọng. Cần tiến hành giải quyết các công việc của địa phương và xây dựng các cơ quan quản lý chuyên môn ở cấp xã do cấp huyện quản lý nhằm thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước ở cơ sở.
Nếu tổ chức bộ máy chính quyền cấp cơ sở hiện hành được tổ chức theo mô hình "mẫu" do luật quy định và áp dụng chung cho tất cả các chính quyền xã, phường và thị trấn sẽ không phát huy được đầy đủ những giá trị văn hóa truyền thống và đặc điểm riêng của mỗi cấp chính quyền cơ sở. Vì vậy, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cơ sở phải:
Sửa đổi các quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức HĐND và UBND theo hướng hoàn thiện các nguyên tắc tổ chức và hoạt động; xác định rõ cơ cấu tổ chức "cứng";…nhằm tạo ra các khung pháp lý chung nhất về chính quyền địa phương nói chung và chính quyền cơ sở nói riêng.
Phát huy giá trị của quy ước trong việc điều chỉnh cơ cấu "mềm" thì quy ước chính là văn bản thể hiện ý chí của cả cộng đồng dân cư trong việc thiết lập nên một số bộ phận, số lượng các bộ phận nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu đòi hỏi ở địa phương. Mặt khác, quy ước cũng đồng thời là cơ sở để xác định cơ chế giám sát của nhân dân, xác định trách nhiệm của chính quyền, cán bộ, công
chức trong việc giải quyết công việc ở địa phương;…Hiện nay, vấn đề khôi phục lại những giá trị của quy ước đã được áp dụng và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhất định ở một số địa phương cơ sở nhưng mới chỉ dừng lại ở các hoạt động của ấp, tổ dân phòng liên kết mà chưa được coi là văn bản chung của cộng đồng dân cư trong một đơn vị hành chính lãnh thổ ở cấp xã. Do vậy, việc phát huy giá trị của quy ước chung cần đảm bảo tính thống nhất biện chứng trong mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước trong việc điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã. Những vấn đề mang tính năng động, cụ thể, chi tiết ở địa phương, pháp luật nên nhường chỗ cho quy ước điều chỉnh, ngược lại những vấn đề mang tính nguyên tắc, tính chung thì do pháp luật quy định.
Hiện tại, việc áp dụng các tiêu chí trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước mới chỉ dừng lại trong xác định các tiêu chuẩn về chức danh, vị rí hoặc ở một số hoạt động đơn lẻ mà chưa xây dựng thành một hệ thống các định mức, tiêu chuẩn thống nhất. Để xây dựng và áp dụng thống nhất, cần dựa trên cơ sở nền tảng tiêu chuẩn về nghĩa vụ, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức theo quy định tại Điều 8, 9 và l0 - Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Trên cơ sở đó, Chính phủ xây dựng và ban hành nghị định chi tiết hóa cụ thể về các điều kiện, tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn cán bộ, công chức xã phường; mức độ, thái độ phục vụ nhân dân; tiêu chuẩn xác định trách nhiệm thực thi công vụ được giao;. đồng thời, xây dựng quy chế để tiếp nhận và giải quyết ý kiến phản hồi của người dân khi đến giải quyết công việc tại công sở.
Cần tập trung nâng cao nhận thức một cách toàn diện cho người dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục ý nghĩa, vai trò, vị trí của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục thông qua sinh hoạt ấp, tổ dân phòng liên kết để mọi người dân hiểu rõ về quyền, nghĩa vụ của mình trong mối quan hệ với cán bộ, công chức cấp xã.
3.2.5.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của chi bộ ấp và ban nhân dân ấp
Những năm qua, Đảng bộ xã Bình Thạnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các chi bộ ấp và bước đầu đạt được một số kết quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ ấp trong công cuộc xây dựng NTM …
Đảng ủy xã ủy chỉ đạo các chi bộ các ấp, các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác phát hiện, bồi dưỡng quần chúng tích cực, kết nạp đảng viên. Tập trung phát triển đảng viên ở những địa bàn có ít đảng viên; chú trọng bồi dưỡng, kết nạp quần chúng ưu tú trực tiếp lao động sản xuất, đoàn viên thanh niên…Yêu cầu các đảng bộ, chi bộ hằng năm phải xây dựng và thực hiện kế hoạch tạo nguồn, bồi dưỡng, kết nạp được đảng viên.
Cùng với việc quán triệt sâu sắc các văn bản, chỉ thị của Đảng về công tác phát triển đảng viên tới từng chi bộ, đảng ủy giao trách nhiệm cho từng cán bộ, đảng viên trong đảng bộ có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng quần chúng, trước hết là con em, người thân trong gia đình. Hằng năm mở các lớp tìm hiểu về Đảng cho quần chúng là các thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Chú trọng phát triển số lượng nhưng phải bảo đảm đúng nguyên tắc, coi trọng chất lượng, kết nạp đảng viên phải gắn liền với củng cố tổ chức đảng…
Tập trung chỉ đạo, duy trì nền nếp, cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nội dung sinh hoạt của chi bộ đảm bảo tính lãnh đạo, tính chiến đấu, tính giáo dục. Nội dung sinh hoạt thiết thực, cụ thể, gắn với yêu cầu, nhiệm vụ thực tế của địa phương. Chú trọng sinh hoạt và ra nghị quyết chuyên đề, khắc phục tình trạng sinh hoạt chi bộ đơn điệu, hình thức.
Các chi bộ, đội ngũ đảng viên thể hiện rõ vai trò nòng cốt trong việc lãnh đạo, chỉ đạo để giải quyết những vấn đề nổi cộm, bức xúc như tệ nạn xã hội tại ấp. Các chi bộ xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng đảng viên. Gắn phân công nhiệm vụ với quản lý đảng viên về tư tưởng, công tác và sinh hoạt ở nơi công
tác và cư trú. Các cấp ủy thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng.
Chi bộ,BND ấp thường được ví là cầu nối giữa Đảng với dân. Cầu nối ấy vững thì Đảng bộ vững, chính quyền mạnh, dân yên ấm. Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ ấp đang là bài toán khó đối với nhiều tổ chức cơ sở Đảng. Để giải “bài toán” này, Đảng bộ Bình Thạnh xác định tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, coi trọng công tác tạo nguồn phát triển đảng viên và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng. Trong đó, đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng từ cơ sở. Qua khảo sát cho thấy, nhìn chung các chi bộ thôn, xóm đều duy trì đều nề nếp sinh hoạt, tỷ lệ đảng viên dự sinh hoạt đạt từ 85-90%; nội dung sinh hoạt đã bám sát hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. ở nhiều chi bộ, đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề, bàn về các vấn đề nóng, cần tập trung triển khai thực hiện như lãnh đạo phát triển sản xuất vụ đông, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; xóa đói, giảm nghèo; đóng góp xây dựng nhà văn hóa, đường giao thông nông thôn; giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án; phát triển đảng viên...Qua đó, đã nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, từ đó các phong trào, hoạt động của ấp có nhiều chuyển biến, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, sinh hoạt chi bộ cũng còn những tồn tại, hạn chế, đó là: Hình thức, phương pháp sinh hoạt ở nhiều chi bộ còn đơn điệu; năng lực lãnh đạo của một số bí thư chi bộ còn hạn chế; tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình ở một số chi bộ chưa cao, đảng viên trẻ ít phát biểu đóng góp ý kiến; một số chi bộ ra nghị quyết còn chung chung, chưa sát hợp với tình hình thực tế của ấp, sinh hoạt chuyên đề còn thưa thớt...
Từ thực tế trên, Ban Thường vụ Đảng ủy xã Bình Thạnh đang xây dựng Nghị quyết về đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, dự kiến ban hành vào đầu tháng 6-2012.
Công cuộc xây dựng NTM hiện nay đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ, đảng viên trẻ, khỏe, có đủ năng lực tiếp nhận và ứng dụng tri thức khoa học kỹ thuật mới để lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.