Về ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ xã trong thựchiện Quy chế dân chủ cơ sở

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 79 - 83)

III khiếu nại, tố cáo Kết quả công tác tiếp dân; giải quyết

2.3.2. Về ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ xã trong thựchiện Quy chế dân chủ cơ sở

chế dân chủ cơ sở

Vấn đề thực hiện QCDC ở cơ sở trong xây dựng NTM đã tạo nên sức sống mới trong đời sống kinh tế - xã hội xã Bình Thạnh, đạt được kết quả đó thì không thể thiếu vai trò của người cán bộ cơ sở, là người trực tiếp phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Theo biên chế cán bộ công chức xã có 34 đồng chí, gồm: 11 chuyên trách, 10 công chức và 13 không chuyên trách. Về trình độ: Tốt nghiệp Đại học (07 đồng chí); Tốt nghiệp trung cấp (17 đồng chí); Tốt nghiệp THPT (14 đồng chí);

Chưa tốt nghiệp THPT (01 đồng chí); Đang học đại học (05 đồng chí). Về trình độ chính trị: Cao cấp 04, trung cấp 14. Nhìn chung, lực lượng cán bộ xã có mặt bằng trình độ học vấn và trình độ chính trị cao so với các xã trong huyện, đó là điều kiện thuận lợi để họ tiếp thu và hoàn thành các nhiệm vụ của mình.

Về nhận thức: Được sự quán triệt chặt chẽ của Đảng ủy xã về Chỉ thị số 30- CT/TW - xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở, nên hầu hết mọi cán bộ đảng viên

đều có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vị trí, và tầm quan trọng của QCDC trong phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo nên sự đồng tình, tin tưởng mạnh mẽ của nhân dân để hoàn thành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hầu hết mọi cán bộ đều xem những nội dung cơ bản về “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” của QCDC là phương châm hành động, là mục tiêu phấn đấu phải hoàn thành. Họ luôn nhận thức được rằng: Giữa việc thực hiện tốt QCDC ở cơ sở và xây dựng NTM có mối quan hệ biện chứng với nhau. QCDC nếu được phát huy cao độ sẽ tạo tiền đề và điều kiện cho thực hiện tốt các tiêu chí của NTM; góp phần làm cho nông thôn có bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Ngược lại, công tác xây dựng NTM thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với nhân dân; đồng thời, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, giám sát và góp ý cho cán bộ về phong cách, trách nhiệm, đạo đức, lối sống và tôn trọng nhân dân. Nhờ đó, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữ cán bộ với nhân dân và nhân dân với cán bộ ngày càng được tăng cường, trở thành cầu nối củng cố mối quan hệ mật thiết gắn bó và lòng tin giữa dân với Đảng. Vì vậy, mỗi cán bộ luôn nêu cao tinh thần hết lòng tận tụy, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, phát huy quyền làm chủ của người dân.

Về trách nhiệm: Trách nhiệm của người cán bộ là phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ do cấp trên phân công, với tinh thần hết việc chứ không hết giờ, người cán bộ đã xác định cho mình phải thực hiện những trách nhiệm sau:

Hoàn thành vai trò là người tuyên truyền QCDC cơ sở và xây dựng NTM cho nhân dân, bằng nhiều hình thức khác nhau các cán bộ đã giải thích cho dân hiểu về quyền lợi, nghĩa vụ và sức mạnh của họ khi cùng hợp tác và hỗ trợ Nhà nước trong việc theo dõi, giám sát các hoạt động của địa phương và tham gia tích cực vào xây dựng NTM. Qua đó tạo sự chuyển biến tích mạnh mẽ cho nhân dân. Mặt khác, mỗi đảng viên không chỉ trở thành một tuyên truyền viên tích cực mà

còn là người tiên phong trong việc làm. Chẳng hạn: Khi xin ý kiến nhân dân về mức đóng góp kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đến năm 2015 với mức đóng góp 50.000đ/1000m2//01 năm thì có các hộ gia đình đảng viên gương mẫu thự hiện trước, từ đó tạo hiệu ứng cho các hộ gia đình khác, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư triển khai đúng tiến độ.

Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông”, làm bớt đi thời gian, công sức và tiền nhất là tạo sự phấn khởi cho nhân dân; thực hiện công khai hóa các lệ phí giải quyết các thủ tục hành chính để người dân biết và nghiêm túc chấp hành, tránh hiện tượng nghi ngờ, mất lòng tin vào cán bộ trực tiếp xử lý công việc của người dân.

Cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội đảm bảo công khai, minh bạch; nhân dân phải được tuyên truyền, phổ biến và cung cấp các thông tin cần thiết kịp thời, đầy đủ. Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, nhất là vào các công trình, dự án, quy hoạch, quản lí và sử dụng đất đai và các chế độ chính sách có liên quan đến dân luôn được triển khai có nề nếp.

Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội, khi quyền lực chính trị của nhân dân không được bảo đảm sẽ dẫn tới tình trạng người dân thờ ơ, lãnh đạm đối với xã hội, suy giảm tính tích cực chính trị - đó chính là đầu mối làm suy giảm và đánh mất tiềm năng sáng tạo, mất động lực để phát triển; còn khi dân chủ được bảo đảm, sức mạnh vật chất từ con người sẽ được phát huy. Chính vì vậy để phát huy hiệu quả dân chủ trên địa bàn, trong những năm qua lãnh đạo xã Bình Thạnh đã không ngừng quán triệt, dưới nhiều hình thức tổ chức tinh thần chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện QCDC trong toàn bộ cán bộ đảng viên ở đơn vị và tiến hành kí cam kết với nội dung “Cán bộ đảng viên thực hiện tốt QCDC cơ sở”. Qua đó giúp cho các cán bộ nhận thức được rằng, thực hiện

QCDC sẽ phát huy sức mạnh của nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là giai đoạn xây dựng NTM như hiện nay, từ đó mọi cán bộ đảng viên không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc phục vụ nhân dân và phát huy dân chủ trong nhân dân.

Mặt khác, Đảng ủy xã chỉ đạo cho chính quyền tích cực tuyên truyền, phổ biến nội dung của QCDC cho mọi người dân nắm rõ thông qua mạng lưới truyền thanh của địa phương kết hợp với việc tổ chức các lớp học tập trung tại trung tâm học tập cộng đồng, trong đó cần đặc biệt chỉ đạo đến mọi cán bộ là lồng ghép việc tuyên truyền và thực hiện QCDC vào công tác tiếp dân và giải quyết công việc cho dân, có như vậy người dân vừa hiểu được QCDC lại vừa được thực hiện quyền làm chủ của mình theo QCDC ấy, từ đó khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân, vai trò chủ thể của nhân dân, trên cơ sở đó, tổ chức vận động nhân dân tham gia thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Về phía nhân dân, Đảng ủy chỉ đạo tất cả mọi chủ trương, chính sách có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích của người dân được công khai, đưa ra người dân bàn bạc, thảo luận: Công khai việc thực hiện các Chương trình 134, 135 của Chính phủ; nhất là việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của Ban chấp hành TW khóa X; các nguồn vốn được Nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng như điện, đường, trường, trạm; các kế hoạch huy hoạch cơ sở hạ tầng,... đều được công bố rộng rãi cho nhân dân biết để người dân được bày tỏ ý kiến, phát huy được động lực của người dân.

Trong hoạt động của chính quyền và đoàn thể đều luôn quan tâm đến việc thực hiện QCDC gắn với cải cách thủ tục hành chính, nhất là việc thực hiện cơ chế “một cửa” liên thông để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giải quyết công việc nhanh, gọn từ đó cán bộ được đặt mình trong sự giám sát của nhân dân, được nhân dân tin tưởng nhiệt tình phối hợp giúp hiệu quả công việc tăng lên rõ nét. Điểm đáng chú ý là việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh cán bộ chủ chốt do

HĐND bầu đã được thực hiện một cách dân chủ, đúng quy trình, góp phần phát huy dân chủ trong đánh giá cán bộ và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ và nhân dân.

Đặc biệt, chú trọng thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để phát huy được sức mạnh của người dân tham gia giải quyết hiệu quả nhiều vấn đề liên quan đến nhu cầu, cuộc sống họ tại địa bàn dân cư. Từ đó, ý thức làm chủ của người dân được thể hiện tốt hơn, góp phần quan trọng ngăn ngừa những vi phạm, tiêu cực, hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp tại các địa phương. Ngoài ra, khi thực hiện Đảng ủy chủ trương thực hiện theo quy trình “4 bước”: Đảng bộ ra Nghị quyết - chi bộ triển khai - thông qua hội nghị quân-dân-chính và lấy ý kiến nhân dân. Mọi hoạt động của xã đều đưa ra cho dân tham gia ý kiến rồi mới phê duyệt và thực hiện, như đóng góp dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương; kế hoạch quy hoạch sử dụng đất, phương án đền bù giải toả và tái định cư; tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; họp các ấp hoặc hòm thư góp ý,.v.v. Nhờ tổ chức tốt việc “để cho dân nói”, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy, chính quyền có điều kiện hợp lý để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã theo các tiêu chí của NTM.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w