- Nhân dân có nhận thức tương đối thấp, một bộ phận người dân có tư tưởng lệch lạc như “nhà nhiều dân ít”: Nhà nước tự bỏ vốn đầu tư và triển khai thực
2.4.3. Một số bài học kinh nghiệm nâng cao hiệu quả thựchiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mớ
dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới
Để nâng cao hiệu quả thực hiện QCDC ở cơ sở trong xây dựng NTM đạt kết quả tốt, trước tiên cần nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, trách nhiệm của chính quyền địa phương, vai trò của các tổ chức, đoàn thể xã hội trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của QCDC ở cơ sở. Thực hiện lồng ghép nội dung quy định của QCDC vào các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, trong đó có các chương trình, đề án, kế hoạch xây dựng dựng nông thôn mới theo tiêu chí: Đẩy mạnh việc xây dựng, thực hiện các quy ước, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hoà giải.
Phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong Đảng, trong nhân dân các xã về quan điểm, nội dung, phương pháp, cơ chế chính sách của nhà nước về xây dựng NTM, để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và mỗi người dân hiểu rõ, từ đó đồng tâm, chung sức, tự giác, chủ động tham gia. Khác với trước đây, Chương trình xây dựng NTM lần này không phải chủ yếu là dựa vào đầu tư của Nhà nước, không phải chỉ là một dự án đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Nếu hiểu Chương trình xây dựng NTM là dự án đầu tư của Nhà nước vào xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn rồi trông chờ, ỷ lại thì sẽ thất bại, mà cần nhận thức rằng đây là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội toàn diện ở nông thôn tiến hành cùng với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, do nhân dân trong xã làm chủ, phát huy cao nhất nội lực, các nguồn lực xã hội với sự hỗ trợ của Nhà nước thì mới thành công, bền vững. Thực tế cho thấy, ngay từ đầu đã tổ chức tốt việc phổ biến, quán triệt để mọi người hiểu đúng, thống nhất nhận thức, tạo được sự đồng thuận thì công việc triển khai thuận lợi, có nhiều sáng kiến, đạt kết quả tốt; ngược lại quán triệt không đầy đủ, khi thực hiện sẽ có vướng mắc lại phải giải thích, quán triệt lại.
Tập trung nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ ở cơ sở, nhất là tăng cường nhận thức và trách nhiệm trong thực hiện QCDC và kiến thức xây dựng nông thôn mới; kỹ năng tổ chức, điều hành công việc tại cơ sở theo quy trình dân chủ. Kết hợp hiệu quả giữa thực hiện QCDC ở cơ sở với công tác cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các vi phạm nguyên tắc QCDC để công việc từng bước đi dần vào nền nếp. Đội ngũ cán bộ cơ sở càng năng động, sáng tạo, trưởng thành thì công tác vận động nhân dân sẽ mang lại tích cực và hiệu quả hơn.
Trên cơ sở mục tiêu, nội dung chung của Chương trình, các cơ chế chính sách chung của Nhà nước, địa phương căn cứ vào đặc điểm, lợi thế và yêu cầu bức thiết của người dân, cần phát huy dân chủ rộng rãi, tiếp thu ý kiến của nhân dân, có cách làm chủ động, sáng tạo, lựa chọn những nội dung bức thiết cần làm trước, cần tập trung đầu tư, những nội dung có thể làm sau, cách thức huy động nguồn lực tổng hợp, tạo ra sự liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, phân công thực hiện cho các tổ chức trong hệ thống chính trị... phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình, tránh rập khuôn, máy móc.
Cần phải đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM. Khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình, sự hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách Trung ương là cần thiết để tạo đà, tạo niềm tin cho nhân dân, tạo cơ sở để có thêm ngày càng nhiều các nguồn vốn khác từ ngân sách địa phương, đóng góp của nhân dân dưới nhiều hình thức, vốn lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn; cần hết sức chú ý huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua các hình thức thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết và nhất là tăng vốn tín dụng cho các hộ, các tổ hợp tác, hợp tác xã vay để phát triển sản xuất,... Về cơ bản và lâu dài, để NTM được xây dựng, phát triển bền vững thì phải tập trung phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao nội lực của nhân dân kết hợp với vốn đầu tư, liên doanh, liên kết của các doanh nghiệp và vốn tín dụng ngân hàng phải trở thành những
nguồn lực chủ yếu nhất.
Cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở phải xem đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên của mình, thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện QCDC đủ mạnh. Ban chỉ đạo xây dựng quy chế hoạt động, tập trung, sâu sát, cụ thể, thường xuyên kiểm tra đôn đốc và thu hút được sự tham gia chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn, nâng cao vai trò tham mưu cho Đảng uỷ. Tích cực phối hợp với các ban, ngành, có sự phân công trách nhiệm cụ thể, rành mạch cho từng đồng chí cán bộ, thành viên Ban chỉ đạo có như vậy việc thực hiện QCDC ở cơ sở mới thực sự có hiệu quả và đi vào nền nếp trong xây dựng NTM.
Kết luận chương 2
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành nhiều chính sách về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đổi mới HTCT, quyền lực chính trị của cộng đồng cư dân nông thôn đang từng bước được thực hiện, xã hội nông thôn thực sự đang chuyển mình theo hướng dân chủ và tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta còn mắc phải một số sai lầm, khuyết điểm cần phải khắc phục. Những sai lầm khuyết điểm ấy có thể được xem xét từ khía cạnh nhận thức đến thực hiện dân chủ trong thực tế, đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển xã hội, tới quá trình vươn tới tự do, dân chủ chân chính của mỗi người và xã hội. Đặc biệt ở cơ sở làng xã- nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua, với nhiệm vụ một xã thí điểm xây dựng NTM của tỉnh Đồng Tháp, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở thật sự đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển của xã hội nông thôn Việt Nam trong thời kỳ mới. Tuy nhiên kết quả của quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở cũng chưa đạt được những tiêu chí mà Đảng, Nhà nước và xã hội mong đợi. Quá trình triển khai thực hiện Quy chế cũng đã xuất hiện nhiều mặt bất cập cần được bổ
sung, điều chỉnh để Quy chế phát huy tác dụng tốt hơn. Thực hiện dân chủ ở cơ sở nông thôn Việt Nam nói chung, xã Bình Thanh nói riêng đang là một đòi hỏi bức xúc trong quá trình phát triển của đất nước. Vì thế, cần phải thường xuyên nghiên cứu lý luận, chú trọng tổng kết thực tiễn, ra sức khắc phục những thiếu sót trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢTHỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ TRONG XÂY DỰNG