Đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng và nội dung Quy chế thựchiện dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 29 - 36)

chủ ở cơ sở

1.1.2.1. Đặc điểm Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở

Có thể thấy rằng dân chủ ở cơ sở và đặc biệt là dân chủ ở cấp xã là vấn đề trăn trở lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm đã có đến ba văn bản ban hành và sửa đổi về dân chủ ở cấp xã (Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế dân chủ ở xã; Nghị định 79/2007/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 29; ngày 20/4/2007, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thay thế cho Nghị định 79); trong khi các bản QCDC khác vẫn giữ nguyên hoặc chưa kịp ban hành. Việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã bên cạnh các đặc điểm chung của thực hiện pháp luật nói chung còn có những điểm đặc trưng sau đây:

Thứ nhất, thực hiện QCDCCS là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục gắn liền với các hoạt động trên địa bàn ấp, tổ . Đâu là nơi người dân có thể cảm nhận thực tế dân chủ ở xã; ngay tại xã, huyện, tỉnh hay phải tận ở trung ương? Con người không chỉ có khát vọng dân chủ mà còn cần cảm nhận thực tế về dân chủ, còn cần đến thực hành dân chủ và thực hành pháp luật”. Nói rằng dân chủ ở xã - tên gọi là thế nhưng kỳ thực mảnh đất hiện sinh cho dân chủ không hẳn tập trung tại trụ sở của chính quyền xã, là thuần tuý xã mà nó phải đi xuống ấp, tổ dân phòng liên kết - là những đơn vị hành chính tự nhiên. Hơn nữa, dân chủ không chỉ là thực hiện những quy định trong các quy chế dân chủ, mà thể hiện thường xuyên, liên tục bằng tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội của chính người dân tại đây. Chính vì

thế, dân chủ ở cấp xã không thể khác hơn là trở về, được thực hiện bởi chính dân chủ xóm, ấp. Chính quyền xã chỉ còn tồn tại với vai trò là đại diện cho nhà nước giám sát, kiểm tra việc thực hiện dân chủ, việc của cấp xã mang tính chất định hướng cho xóm, ấp phát triển.

Thứ hai, việc thực hiện QCDC ở cơ sở được triển khai trên địa bàn rộng lớn nhất so với các loại hình dân chủ khác ở cơ sở. Điều này lý giải bởi hệ thống chính quyền xã là hệ thống quyền lực có địa bàn rộng lớn nhất. Chính quyền cấp cơ sở được hình thành trên một cộng đồng dân cư, cộng đồng lãnh thổ bền vững, dưới cấp này không hình thành một cấp chính quyền nào khác. Do đó “dân chủ ở cơ sở” phải được hiểu là dân chủ ở cấp thấp nhất, là nơi người dân thể hiện trực tiếp nhất quyền làm chủ của mình. Đó là ấp - là đơn vị hành chính tự nhiên được hình thành bằng một cộng đồng dân cư chặt chẽ. Và suy cho cùng, tất cả các tổ chức quyền lực nhà nước cấp trên, muốn phát huy tác dụng cuối cùng đều phải thông qua vai trò của hệ thống chính quyền xã; dân gắn với nhà nước, trước hết và trực tiếp thông qua quan hệ với chính quyền cơ sở; tạo lập lòng tin của dân với Đảng, với Nhà nước trước hết cũng thực hiện thông qua quan hệ giữa nhân dân với chính quyền xã. Vì vậy thực hiện dân chủ ở cơ sở được triển khai trên phạm vi rộng lớn nhất, tác động đến nhiều chủ thể nhất so với việc thực hiện dân chủ ở cơ quan hay doanh nghiệp…

Thứ ba, thực hiện QCDC ở cơ sở được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau, trong đó, nhân dân là một chủ thể đặc biệt quan trọng. Không ít người dân hiện nay khi được hỏi về QCDC, dân chủ ở cấp xã thì trả lời với một thái độ rất bàng quan rằng đó là việc của chính quyền, đoàn thể. Nhiều người dân quanh năm sống với đồng ruộng, một quyết định từ UBND xã ban hành chứ chưa nói đến những cấp cao hơn là huyện, tỉnh, rồi trung ương, họ luôn tự nhìn nhận mình với vị trí là “đối tượng phải thi hành”. Khác với nhiều quan hệ pháp luật trong đó chủ thể thực hiện chủ yếu là nhà nước thì pháp luật về dân chủ ở xã được thực hiện bởi

nhiều chủ thể. Đó chính là hệ thống chính trị ở cơ sở, và quan trọng hơn là những người dân sống tại địa bàn cơ sở. Chính họ sẽ quyết định hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã. Xét cho cùng, sự nghiệp đổi mới của đất nước nói chung và công cuộc CNH, HĐH nói riêng tùy thuộc lớn vào cơ sở, vào chính quyền xã, mà sức mạnh của chính quyền là ở nơi dân, là việc quy tụ được lòng dân, là phát huy tình đoàn kết, truyền thống, tinh thần làm chủ của nhân dân, là hướng tới dân, vì lợi ích của dân. Thứ tư, thực hiện pháp luật dân chủ ở cấp xã là thực hiện các quy phạm cụ thể quy định trong các văn bản do Nhà nước ban hành, cụ thể ở đây là các quy định trong QCDC ở xã (hiện nay là Pháp lệnh thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn). Điều này là hoàn toàn cần thiết để tránh các trường hợp lợi dụng dân chủ, dân chủ quá trớn, vô chính phủ. Dân chủ phải được hiểu là sự tự do trong khuôn khổ pháp lý. Do vậy, không thể cho rằng "dân chủ" và "hoàn toàn tự do" là một. Dân chủ phải gắn liền với chuyên chính. Chuyên chính không phải là mục đích của dân chủ mà là phương tiện bảo vệ nền dân chủ, bảo vệ những lợi ích của nhân dân, chống lại những kẻ đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đi ngược lại chế độ dân chủ của nhân dân. Quyền làm chủ của một cá nhân không được đi ngược lại quyền làm chủ của các cá nhân khác và của cộng đồng. Xã hội dân chủ là một xã hội có trật tự kỷ cương. Dân chủ đối lập với sự độc đoán, chuyên quyền, đồng thời cũng đối lập với sự hỗn loạn, vô chính phủ. Để tránh tình trạng mất dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ, đòi hỏi phải có các quy định mang tính quyền lực nhà nước cũng như các cơ chế để đảm bảo thực hiện được trên thực tế.

1.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy chế dân chủ dân chủ ở cơ sở

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá - xã hội và trình độ dân trí. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật nói chung, quy QCDCCS cũng như dân chủ ở cấp xã nói riêng. Với đặc trưng của địa hình, thời tiết khí hậu, sông ngòi, đất đai thổ nhưỡng… sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư,

hình thành nên các địa bàn nơi dân cư sinh sống (vùng núi, vùng cao, vùng đồng bằng, thành thị hay vùng sâu, vùng xa...). Những yếu tố này sẽ hình thành nên chất lượng và những đặc điểm của dân cư (trình độ văn hoá, mặt bằng dân trí, ý thức pháp luật, thói quen và lối sống theo pháp luật... của cộng đồng dân cư) có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật. Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển một cách mạnh mẽ như hiện nay thì thông tin là yếu tố hết sức quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành. Thực hiện QCDC ở cơ sở gắn liền với yếu tố thông tin. Thông tin nhanh hay chậm, chất lượng hay không đảm bảo chất lượng bên cạnh việc phụ thuộc vào công nghệ hiện đại thì một phần nó còn phù thuộc vào các yếu tố của điều kiện tự nhiên. Sự phát triển của phương tiện thông tin giúp cho dân chúng nhanh chóng có thông tin để có thể tham gia bàn luận, đánh giá và lựa chọn những quyết định chính trị đúng đắn; ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong một quốc gia rộng lớn về lãnh thổ, với dân số đông thì sự yếu kém và lạc hậu về hạ tầng thông tin sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của dân chủ. Bên cạnh đó, kinh tế là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện dân chủ ở xã. Dân chủ và kinh tế là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kinh tế tạo điều kiện để xây dựng dân chủ, nhưng dân chủ cũng tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Kinh tế càng phát triển, năng suất lao động cao, cơ sở hạ tầng của xã hội ngày càng phát triển hoàn thiện sẽ bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền công dân và quyền con người. Sự phát triển kinh tế bảo đảm cho triển vọng của nền dân chủ, sự phát triển kinh tế sẽ tạo ra được một tầng lớp trung lưu và sẽ tạo điều kiện cho dân chúng có học thức cao hơn trước và đó là môi trường mới thuận lợi cho dân chủ hoá. Cũng cần thấy rằng dân chủ đã tạo điều kiện phân phối công bằng hơn phúc lợi xã hội, nhờ vậy kích thích sự phát triển kinh tế. Dân chủ và việc thực hiện dân chủ ở cấp xã không chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế mà còn phụ thuộc vào điều kiện văn hoá, xã hội. Rõ ràng, trong một xã hội đáp ứng được các yêu cầu về giáo dục đào tạo, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, chăm sóc sức khoẻ, công tác dân số, lao động,

việc làm, xoá đói giảm nghèo… sẽ phản ánh phần nào về một xã hội giàu có. Một xã hội giàu có sẽ có tác động thuận lợi đến quá trình dân chủ hoá xã hội vì có khả năng, trong phần lớn các trường hợp, xoa dịu được sự bất bình đẳng xã hội. Thực tế chứng minh rằng, sự phân cực do bất bình đẳng xã hội sẽ làm nảy sinh những mâu thuẫn hoặc xung đột chính trị, mà nhiều khi không thể sử dụng thiết chế và phương pháp dân chủ để giải quyết các xung đột đó. Do vậy, sự phân cực giầu nghèo trong xã hội là rào cản to lớn cho quá trình thực hiện dân chủ, mặc dù dân chủ cũng không dễ có trong một xã hội với chế độ phân phối của cải xã hội theo hình thức cào bằng, bình quân chủ nghĩa. Bên cạnh đó, trình độ học vấn, trình độ hiểu biết các vấn đề chính trị - xã hội của nhân dân là nhân tố cơ bản để thực hiện dân chủ. Bởi vì dân chủ là biểu hiện của trình độ văn hoá chính trị, có quan hệ mật thiết với trình độ dân trí, văn hoá nói chung. Trình độ dân trí của một bộ phận dân cư nông thôn còn thấp, chưa phân biệt được rõ đúng, sai, quyền lợi, trách nhiệm, dẫn đến những hành vi sai lệch. Do trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức của nhân dân còn thấp nên việc tiếp thu chủ trương về thực hiện dân chủ ở xã còn có những hạn chế thể hiện ở hai khuynh hướng: bàng quan hoặc lạm dụng dân chủ. Thực tiễn đã chứng minh, chỉ khi nào người dân tự giác nhận thức được quyền hạn và nghĩa vụ của mình, tự giác tham gia vào công việc nhà nước, công việc xã hội, hoạt động với tư cách là công dân có tri thức văn hoá mới thực sự có điều kiện thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật về dân chủ và dân chủ ở cấp xã nói riêng. Trong xã hội, những bộ phận công dân có trình độ dân trí thấp thường đứng ngoài chính trị và dễ trở thành đối tượng cho các mánh khoé, thủ đoạn của những lực lượng chính trị cơ hội (những điểm nóng diễn ra trên địa bàn Tây Nguyên là ví dụ). Điều này đã được Hồ Chí Minh xác định rõ: “Trình độ văn hoá của nhân dân ta nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. - Trình độ, năng lực của hệ thống chính trị ở cấp xã Dân chủ và thực hiện

dân chủ ở xã không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội, trình độ dân trí mà còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực của hệ thống chính trị cấp xã. Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 tại điều 3 quy định chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã thuộc về chính quyền cấp xã. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người trực tiếp giác ngộ, tuyên truyền đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa, nội dung pháp luật về dân chủ ở cấp xã cho nhân dân. Nhận thức đúng sẽ mở đường cho hành động đúng. Thực tế những năm qua cho thấy, một khi có chủ trương hợp lòng dân, có đội ngũ cán bộ mẫn cán, thực sự là “công bộc của dân” thì dân tin tưởng và hăng hái tham gia mọi phong trào. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Khó thì hỏi nhân dân, nghe nhân dân, dựa vào nhân dân, làm theo sáng kiến của nhân dân. Đó không chỉ là quan điểm của nhà chính trị, đó còn là niềm tin sâu sắc, chân thành... Những nhà lãnh đạo chính trị có tài, có đức thường suy nghĩ và đưa ra những quyết sách phù hợp với lợi ích và nhu cầu của nhân dân. Thông qua phong trào cách mạng của quần chúng, vai trò của đội ngũ cán bộ cũng được thể hiện rõ theo hai chiều hướng: hoặc được đề cao phát huy, hoặc bị tẩy chay, tiêu cực. Để xảy ra những hiện tượng tiêu cực tại cơ sở, nhiều cán bộ tâm huyết phải thẳng thắn thừa nhận rằng: do họ chưa thực sự bám sát địa bàn (quần chúng). Tuy nhiên, thực hiện dân chủ không phải chỉ mong đợi vào "lòng tốt" của người cầm quyền, mà quan trọng hơn là xây dựng những định chế dân chủ buộc những người nắm giữ quyền lực dù muốn hay không muốn cũng phải tuân theo. Những người cầm quyền được lựa chọn có thể là những người có tài và đức, suy nghĩ và hành động của họ vì lợi ích của nhân dân, nhưng nếu không có thiết chế để nhân dân kiểm soát thì họ có thể dần trở thành người lạm dụng quyền lực, sử dụng quyền lực đó để mưu cầu lợi ích cho riêng mình.

1.1.2.3. Nội dung Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở

Ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 30-CT/TW “Về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở”; ngày 11-5-1998, Chính phủ ban hành Nghị định 29-NĐ/CP và ngày 19-8-1998 ban hành Nghị định 71-NĐ/CP về thực hiện QCDC ở tất cả các

cơ sở. Theo tinh thần Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) thì khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, thực hiện dân chủ ở xã, phường là thực thực hiện nội dung về dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi đến với từng người dân nhằm phát huy cao độ quyền làm chủ của người dân trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và quản lý xã hội, giữ gìn an ninh trật tự công cộng ở địa phương. Chung quy lại QCDCCS có những nội dung cơ bản sau:

Quy định quyền của mọi người dân ở cơ sở được thông tin về pháp luật, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và lợi ích hàng ngày của nhân dân tại cơ sở; có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước nhân dân công việc của chính quyền, cơ quan, đơn vị về sản xuất và phân phối, về việc sử dụng công quỹ, tài sản công, về thu, chi tài chính, các khoản đóng góp của dân, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản, chế độ thu và sử dụng học phí, viện phí;

Thực hiện quy chế và các hình thức để nhân dân, cán bộ, công chức ở cơ sở được bàn bạc và tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ công tác chuyên môn, công tác cán bộ... của chính quyền, cơ quan, đơn vị; kết quả ý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cao lãnh tỉnh đồng tháp (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w