III khiếu nại, tố cáo Kết quả công tác tiếp dân; giải quyết
2.1 Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Bình Thạnh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Lãnh tỉnh Đồng Tháp
Xã Bình Thạnh là địa giới hành chính thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, xã có 7 ấp: Bình Phú Lợi, Bình Hòa, Bình Linh, Bình Mỹ B, Bình Tân, Bình Mỹ A và Bình Hưng, được phân bố trên một cù lao do nhiều cồn nhỏ hợp lại nằm giữa sông Tiền và sông Cái Nhỏ, được chia thành 198 tổ dân phòng liên kết.
Về vị trí địa lý của xã Bình Thạnh: Phía Bắc, Đông Bắc giáp xã Bình Hàng Tây, Mỹ Long và Mỹ Hiệp thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; Phía Đông Nam giáp xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang; Phía Nam và Tây Nam giáp xã An Hiệp, huyện Châu Thành và Phường 4, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp; Phía Tây giáp xã Tân Khánh Đông và Phường 3, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Về đặc điểm địa hình, khí hậu
Địa hình: Xã Bình Thạnh có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, địa hình trong xã được chia cắt bởi các hệ thống kênh, rạch thuận lợi cho việc tưới tiêu, song hạn chế việc giao thông đường bộ, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ giới hóa nông nghiệp.
Khí hậu (gió, mưa, nắng, nhiệt độ, độ ẩm …): xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa.
Về tài nguyên
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã 3.143,96 ha; trong đó đất nông nghiệp 2.118,37 ha (chiếm 67,37% diện tích của xã), diện tích đất sản xuất nông nghiệp
1.936 ha (đất trồng cây hàng năm 132 ha, đất trồng cây lâu năm 1.802 ha, đất nuôi thủy sản là 182,37 ha); đất phi nông nghiệp 1.025,59 ha, chiếm 35,41% diện tích đất của xã; đất chưa sử dụng 0 ha.
Phân loại đất: có 02 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa và nhóm đất bị xáo trộn
(đất thổ cư và đất líp). Nhóm đất phù sa có diện tích 1.888,96 ha, chiếm 60,08%; nhóm đất bị xáo trộn có diện tích 472,29 ha, chiếm 15%. Còn lại 782,72 ha, chiếm 24,90% chủ yếu là đất sông và mặt nước chuyên dùng.
Tài nguyên nước ngọt trên địa bàn rất dồi dào, được cung cấp trực tiếp bởi các sông: sông Tiền với chiều dài 14,4 km; sông Cái Nhỏ với chiều dài 9,77 km, sông Vàm Hàng với chiều dài 2,52 km, có 09 rạch lớn và hệ thống rạch, khém phân bố tương đối đồng đều ở các ấp. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho việc nuôi thủy sản ở địa phương.
Hệ thống đê bao tránh lũ trên địa bàn xã được nâng cấp từ năm 2000 đến nay; toàn xã có 49 ô đê bao có cao trình vượt lũ năm 2012 là 40 cm đủ sức bảo vệ cho 1.802 ha vườn cây ăn trái.
Về nguồn nhân lực và mức sống của người dân
Dân số toàn xã 19.267 người, mật độ dân số 613 người/km2, chia làm 7 ấp. Ấp Bình Phú Lợi, diện tích: 121,22 ha có 631 hộ, 2674 nhân khẩu.
Ấp Bình Hòa, diện tích 531,30 ha có 979 hộ, 3823 nhân khẩu. Ấp Bình Linh, diện tích 327,85 ha có 718 hộ, 2.831 nhân khẩu. Ấp Bình Mỹ B, diện tích 312,3ha có 606 hộ, 2351 nhân khẩu. Ấp Bình Tân, diện tích 852,69 ha có 510 hộ, 2507 nhân khẩu Ấp Bình Mỹ A, diện tích 547,29ha có 681 hộ, 2897 nhân khẩu Ấp Bình Hưng, diện tích 473,09 ha có 496 hộ, 2.184 nhân khẩu.
Dân số của xã phân bố tương đối đồng đều tại các ấp, chủ yếu tập trung dọc theo các kênh rạch, trục đường chính trong xã thuận lợi cho đi lại, sản xuất kinh
doanh. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được thường xuyên quan tâm tuyên truyền nên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tốt, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 0,83%.
Phía Bắc xã Bình Thạnh có cụm dân cư Vàm Miễu Trắng với diện tích 83,54 ha và một số công trình được Tỉnh, huyện triển khai, đầu tư trong thời gian tới sẽ có sự thay đổi nhất định về việc sử dụng đất trên địa bàn xã, từ đó làm thay đổi một phần về phân bố dân cư và phát triển sản xuất.
Số người trong độ tuổi lao động 17.648 người, trong đó: lĩnh vực nông nghiệp 12.060 người, chiếm 68,3%; trong lĩnh vực công nghiệp khoảng 4.200 người, chiếm 23,7% và 1.388 lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm 7,8%.
Toàn xã có 1.250/4.691 hộ giàu, chiếm 26,65%; 729 hộ khá, chiếm 15,56%; 1.728 hộ trung bình, chiếm 36,8%; 544 hộ nghèo, chiếm 11,70% và 432 hộ cận nghèo, chiếm 9,29%.
Năm 1976 xã Bình Thạnh đã được Đảng và Nhà nước tuyên dương phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Nhìn chung, Bình Thạnh có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, là nơi tiếp giáp với nhiều xã, hệ thống giao thông được mở rộng và có diện tích đất canh tác rộng, nguồn lao động dồi dào thuận lợi cho việc sản xuất và trao đổi mua bán hàng hóa. Mặc dù những năm qua xã Bình Thạnh còn là một trong các xã thuần nông của huyện, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, nhưng đến nay với những kết quả đạt được trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng của huyện và tỉnh, khai thác tốt nội lực của địa phương làm cho bộ mặt kinh tế, văn hóa và xã hội xã có sự chuyển biến quan trọng theo hướng tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, niềm tin của nhân dân vào Đảng được tăng cường, đồng thời hệ thống chính trị vững mạnh có kinh nghiệm trong lãnh đạo quản lý và vận động quần chúng, kết hợp với truyền thống cần cù, sáng tạo của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho đảng bộ lãnh đạo
thành công trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh làm cho Bình Thạnh trở thành một trong các xã có vị thế quan trọng trong khu vực kinh tế trọng điểm của huyện đó là động lực rất quan trọng để Bình Thạnh bước vào giai đoạn xây dựng NTM.