dành cho công tác.
Xây dựng nông thôn mới được ví như một cuộc cách mạng không súng đạn, không đổ máu, nhưng cũng đầy cam go giữa cái mới tiến bộ với cái cũ lạc hậu; và như trong mọi cuộc chiến, chúng ta luôn cần có sức mạnh vật chất và một hậu phương vững chắc. Những thứ đó với công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới không phải là súng đạn, nhà máy, hay kho tàng, mà chính là hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật và cả nguồn kinh phí phục vụ cho công tác này.
Là một tỉnh thuần nông nghèo, tuy nhiên các cấp lãnh đạo ở Thái Bình luôn nhận thức rõ được tầm quan trọng của hệ thống vật chất – kĩ thuật cần thiết đối với công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới; nên đã từng bước cho đầu tư, trang bị khá đầy đủ hệ thống này. Thời gian tới, quá trình trên cần được tiến hành nhanh chóng, hoàn thiện hơn, chú trọng vào đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của từng loại hình tuyên truyền. Đó là việc đảm bảo về phương tiện di chuyển, phòng hội nghị, hệ thống âm thanh, máy móc hỗ trợ (micro, máy chiếu…) cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên khi tới cơ sở thực hiện nhiệm vụ. Là trường quay, trang thiết bị hiện đại dành cho hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng; phông bạt, loa đài, địa điểm, đạo cụ diễn với tuyên truyền qua các hình thức văn hoá – văn nghệ; xe thông tin lưu động, băng rôn, biểu ngữ, tranh ảnh về nông thôn mới phục vụ cho công tác tuyên truyền trực quan. Đặc biệt, trong thời đại
“thế giới phẳng” như ngày nay, sức mạnh của công nghệ thông tin đã ảnh
tạo điều kiện để lực lượng làm công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới có thể tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng với các nguồn thông tin, tri thức, kinh nghiệm, mô hình nông thôn mới từ nhiều địa phương khác, từ một số nước trên thế giới thông qua mạng Internet đang là một hướng đi đúng đắn, hiệu quả của công tác này.
Nguồn vốn dự định đầu tư cho xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015 là 6.189,2 tỉ đồng, trong đó riêng 67 xã điểm là 3.923,391 tỉ đồng. Với số vốn lớn như vậy, nếu chỉ trông chờ vào ngân sách Nhà nước thì hoàn toàn không thể đáp ứng nổi, cho nên sự đóng góp từ nhân dân cũng là một nguồn hoàn toàn cần thiết. Ở đây, vai trò của công tác tuyên truyền trong việc vận động, thuyết phục quần chúng chung tay, chia sẻ gánh nặng tài chính với Nhà nước lại được phát huy rõ ràng. Như vậy, nếu có thể nên trích một lượng kinh phí nhất định từ tổng số vốn đó, hay huy động từ nguồn khác để hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền diễn ra trơn tru, nhịp nhàng hơn. Yêu cầu đó là hoàn toàn hợp lí, bởi có thêm nguồn tài lực hoạt động, công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới sẽ có thêm nhiều điều kiện, phương tiện, cách thức tiếp cận, đi sâu vào ý thức quần chúng hơn. Điều này sẽ góp phần mang tới sự thận lợi đáng ngạc nhiên cho cho các công tác khác thuộc Chương trình và việc kêu gọi nguồn vốn ủng hộ từ nhân dân để xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới là con đường vô cùng chông gai, lâu dài, nhất là đối với một tỉnh còn gặp nhiều khó khăn như Thái Bình. Đi cùng với mỗi giai đoạn của Chương trình, công tác tuyên truyền luôn hiện diện với vai trò hết sức quan trọng. Trước tình hình thực tế như hiện nay, các cấp uỷ Đảng, Chính quyền cần tập trung chỉ đạo thống nhất trong toàn tỉnh nên sử dụng hệ thống vật chất – kĩ thuật, nguồn vốn cho công tác này theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, từng bước cải thiện, hiện đại hoá. Dù thế sao đi nữa, những
trang thiết bị, nguồn vốn đó lúc nào cũng chỉ giữ vị trí “trợ thủ” đắc lực cho
công tác tuyên truyền; còn muốn chiếm được trái tim, khối óc của quần chúng, đội ngũ đảm nhiệm công tác phải dùng chính con tim, khối óc của mình, cộng với tính đúng đắn, thực tiễn của chủ trương, chính sách để thực hiện nhiệm vụ của mình. Đây mới chính là cốt lõi cho những bước tiến triển sau này của công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình.