Thực trạng công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Khoá luận tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh thái bình hiện nay (Trang 34 - 55)

tỉnh Thái Bình

Sau ba năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Thái Bình đã thu được những kết quả khá vững chắc, trở thành một trong những điểm sáng của cả nước. Nhằm đánh giá một cách khách quan, chân thực tình hình của công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh thời gian vừa qua, cũng như trong giai đoạn hiện nay; tác giả khóa luận quyết định tiến hành cuộc khảo sát dư luận xã hội trên địa bàn 4 xã điểm xây dựng nông thôn của tỉnh (trong tổng số 8 xã), chọn 2 xã có kết quả xây dựng tốt nhất (Thanh Tân, Nguyên Xá), và 2 xã có kết quả kém nhất (An Ninh, Thụy Trình). Đối tượng thăm dò bao gồm: Nông dân, cán bộ, công chức, những người kinh doanh, hưu trí và làm nghề nghiệp khác; cả Đảng viên và những người ngoài Đảng, với 100 phiếu được phát ra (mỗi xã 25 phiếu). Ngoài ra, tác giả còn thu thập những đề xuất, ý kiến cho khóa luận, thông qua 2 cuộc phỏng vấn sâu tại 2 xã Thanh Tân và An Ninh.

Cùng với đó, kèm theo quá trình tổng kết, xem xét kĩ lưỡng vấn đề, thâm nhập thực địa bằng nhiều phương pháp, cách thức, khoá luận đã tổng hợp, rút ra những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của chúng khi công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới tổ chức tiến hành trên phạm vi toàn tỉnh Thái Bình.

2.2.1. Những kết quả đạt được về công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới và nguyên nhân của kết quả

2.2.1.1. Những kết quả đạt được * Về mặt nhận thức

Thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn “Cán bộ là gốc của mọi công việc”. Do đó, muốn công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

thực sự đem lại hiệu quả trong thực tế, việc làm trước tiên là phải bồi dưỡng, trang bị đầy đủ về hiểu biết, chuyên môn cho đội ngũ làm công tác này. Và các cấp ủy Đảng, Chính quyền, đặc biệt là hệ thống các Ban tuyên giáo của Thái Bình đã thực hiện rất tốt vấn đề đó. Hiện nay, về cơ bản, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới các cấp trong tỉnh đều có hiểu biết bài bản, kĩ lưỡng đối với mục tiêu, nội dung, kế hoạch, kết quả hướng tới và ý nghĩa cần đạt được của Chương trình. Ngoài ra, các cấp lãnh đạo trong tỉnh luôn dành một sự quan tâm, chú trọng đặc biệt đối với công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Rõ ràng con đường, biện pháp đi đến một mô hình chuẩn xác, toàn diện cho Chương trình, mà tỉnh xác định đầu tiên chính là xây dựng một nông thôn mới trên mặt trận tư tưởng.

Dưới đây là số liệu tác giả tổng hợp được:

Bảng 1 – Đánh giá của người dân về bước quan trọng nhất trong các

bước triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới ở địa phương

Các bước Kết

quả

Tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và địa phương về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới; về quyền lợi, nghĩa vụ của người dân

Họp cấp uỷ, chính quyền ra nghị quyết lãnh đạo tổ chức thực hiện 2% Thành lập ban chỉ đạo, xây dựng quy chế hoạt động và phân công

nhiệm vụ cho các thành viên

1%

Xây dựng quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và quy hoạch chi tiết các lĩnh vực để xây dựng mô hình nông thôn mới

11%

Tổ chức hội thảo với các ngành và đại diện các thôn, xóm; lấy ý kiến của nhân dân tham gia để xây dựng và hoàn chỉnh chủ trương, chính sách

16%

Tổ chức xây dựng và thực hiện các đề án, dự án thành phần 36% Sơ kết rút kinh nghiệm các bước trong quá trình thực hiện 2%

Ý kiến khác 3%

Như vậy, trong các bước triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình, hai bước quan trọng nhất được người trả lời lựa chọn là: “Tổ chức xây dựng và thực hiện các đề án, dự án thành phần” (với 36% ý kiến

lựa chọn) và “Tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước, của

tỉnh và địa phương về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; về xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới; về quyền lợi, nghĩa vụ của người dân”

(với 29% ý kiến lựa chọn). Hơn 50% số người lựa chọn phương án này thuộc nhóm đối tượng là Đảng viên; cán bộ, công chức. Như thế, nhận thức của cán bộ, Đảng viên, nhất là đội ngũ làm công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới về vai trò, vị trí của công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình về cơ bản đã được nâng cao, bảo đảm.

Thứ hai, đa số người dân đều có hiểu biết cần thiết, nhất định về các

điểm, chính sách, mục tiêu xây dựng nông thôn của Trung ương và địa phương. Hay tầm quan trọng, đặc điểm, nguyên tắc, tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Điều này được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Như thế, chỉ có 4% số ý kiến “Có hiểu nhưng một số vấn đề chưa rõ” và 4% “không hiểu về chủ trương này”. Con số 92% người được hỏi “Hiểu rất rõ” về chủ trương xây dựng điểm mô hình nông thôn mới, chứng tỏ công tác tuyên truyền, giáo dục chủ trương này ở tỉnh Thái Bình thời gian qua đã có tác động tích cực đến nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân các địa phương trong tỉnh.

Thứ ba, với câu hỏi đánh giá về quyền lợi và trách nhiệm, nghĩa vụ của

người dân khi triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới; thì hầu hết các quan điểm đưa ra đều nhận được sự ủng hộ cao. Điều này phản ánh nhận thức thông suốt, sự đồng thuận rất cao trong nhân dân khi triển khai xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Đáng chú ý, trong hai vấn đề có tỷ lệ lựa chọn cao nhất từ người được hỏi là “Được cải thiện điều kiện sống, việc làm và thu

nhập” (99%) và “Học tập, tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả vào sản xuất, kinh doanh” (92%), thì nhóm đối

hiệu tích cực, vì nhóm đối tượng này chiếm số lượng đông đảo nhất ở các vùng nông thôn trong tỉnh; khi họ ý thức được cụ thể những gì mình được hưởng từ Chương trình, thì chắc chắn quá trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh sẽ gặp được rút ngắn rất nhiều. Điều này cũng khẳng định những kết quả thành công bước đầu của công tác tuyên truyền trong việc quảng bá, giới thiệu những lợi ích toàn diện mà Chương trình này đem lại cho cuộc sống ở nông thôn trong tỉnh.

Tóm lại, ở Thái Bình, bao giờ mà công tác tuyên truyền thực hiện được

đúng như đề xuất, mong muốn của bác Hoàng Thị Bé, một cán bộ về hưu,

hiện đang tham gia sản xuất nông nghiệp ở thôn Trình Nhất, xã An Ninh, huyện Tiền Hải trong cuộc phỏng vấn về vấn đề này của tác giả khóa luận tại xã là: “Làm sao để tất cả mọi người đều biết được chủ trương này, và ai ai

cũng được hưởng lợi từ chủ trương này”, thì khi đó quá trình xây dựng nông

thôn mới trong tỉnh mới thực sự “xuôi chèo mát mái”.

* Về mặt thái độ

Thứ nhất, với đội ngũ cán bộ, Đảng viên, nhờ có ý thức giác ngộ cao nên

họ luôn giữ được thái độ đúng đắn, tích cực đối với công tác này. Đối với các đồng chí trực tiếp đảm nhận công tác, mỗi người đều cảm thấy được trọng trách, nhiệm vụ to lớn mà Đảng, Nhà nước giao phó: Phải làm sao cho người dân thực sự thay đổi được tư tưởng, đứng lên, bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới của chính mình. Họ luôn sẵn sàng chuẩn bị tâm lí vững vàng, tinh thần cầu thị, học hỏi, ý chí tiến công, không ngại khó, ngại khổ để bước vào một nhiệm vụ khó khăn, dài lâu, và đôi khi phải chấp nhận cả những hi sinh thầm lặng như xây dựng nông thôn mới.

Thứ hai, nhờ có công tác tuyên truyền, mà niềm tin vào tính đúng đắn,

kể. Nhất là hi vọng lớn lao mà họ gửi gắm đối với vào sự thành công của việc xây dựng mô hình nông thôn mới được thể hiện trong kết quả điều tra sau:

Như vậy, số ý kiến “Rất tin tưởng” vào sự thành công của chương trình này chiếm tỷ lệ khá cao (72%), trong khi ý kiến“Không tin tưởng” chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (2%). Đây là một động lực quan trọng giúp các địa phương huy động “sức dân” xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời gian tới. Nhất là, có tới 100% những người từ 30 tuổi trở xuống đều trả lời là

“Rất tin tưởng”, một tín hiệu cực kì đáng mừng; bởi xây dựng nông thôn mới

là công việc dài lâu, chưa ấn định ngày hoàn thành, và những người trẻ tuổi này sẽ trực tiếp kế tục và thực hiện nhiệm vụ to lớn này trong tương lai, niềm tin của họ đảm bảo sự thành công của Chương trình.

Thứ ba, từ sự tin tưởng ấy, các tầng lớp trong xã hội đã bộc lộ, biểu

hiện thái độ ủng hộ nhiệt thành với những chủ trương lớn của Trung ương và những mục tiêu cụ thể, thiết thực gắn liền với nội dung xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Trước hết, đối với chính sách chung, đa phần người trả lời đều

“Tán thành” với chủ trương xây dựng mô hình nông thôn mới (tỷ lệ 98%).

đặt lợi ích của nhân dân vùng nông thôn là mục tiêu hàng đầu nên rất phù hợp giữa “ý Đảng, lòng dân”. Về mục tiêu riêng của tỉnh, theo Biểu đồ 4:

91% ý kiến “Tán thành” với mục tiêu xây dựng mô hình nông thôn mới mà tỉnh đề ra. Kết quả này cho thấy mục tiêu trên là rất phù hợp với xu thế phát triển và nguyện vọng của nhân dân. Nó mang tầm bao quát lớn, đề cập tới nhiều khía cạnh của cuộc sống nông thôn trong tỉnh.

Thái độ là một khâu trung gian, một mắt xích quan trọng trong chuỗi quá trình để đưa lí luận trở thành thực tiễn. Thái độ đứng ở vị trí trung tâm, là sản phẩm của nhận thức đúng đắn, mạch lạc; đồng thời là tiền đề, sinh ra hành động chuẩn xác, hiệu quả. Do đó cần luôn có tác động hợp lí, liên tục để thay đổi thái độ về nông thôn mới của các nhóm đối tượng trong tỉnh từ công tác tuyên truyền.

* Về hành động

Thứ nhất, bản thân công tác tuyên truyền được chỉ đạo chặt chẽ, thống

nhất từ tỉnh đến cơ sở; các cơ quan, đơn vị thuộc binh chủng tư tưởng đã phát huy vai trò tích cực trong việc thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động của cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ và giải pháp của tỉnh trong xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời, để đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cấp huyện và cơ sở có kiến thức sâu hơn về xây dựng mô hình nông thôn mới; Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên cho cho trên 200 báo cáo viên các huyện, Thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ, Tuyên huấn Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và trên 150 cán bộ hưu trung, cao cấp của tỉnh (ở Câu Lạc bộ Lê Quý Đôn) tuyên truyền về chủ đề xây dựng mô hình nông thôn mới. Tại hội nghị báo cáo viên cơ sở 6 tháng đầu năm 2011 (ngày 29/6/2011), Ban tiếp tục triển khai, quán triệt nội dung này tới 286 đồng chí báo cáo viên xã, phường, thị trấn. Ngoài ra, các cơ quan, ban, ngành khác cũng không ngừng phát huy ưu thế của mình, đóng góp sức mạnh vào công tác này. Đánh giá về vai trò tuyên truyền của các cơ quan, sở, ban, ngành này được thể hiện thông qua Bảng 3 như sau:

Bảng 2 – Đánh giá của người dân về vai trò của hệ thống chính trị ở

địa phương và các ban, ngành chức năng trong việc tiến hành tuyên truyền xây dựng mô hình nông thôn mới

Hệ thống chính trị và các ban, ngành chức năng Tích cực Bình thường Chưa tích cực Lúng túng Khó trả lời

1. Cấp uỷ Đảng địa phương. 95% 3% 2% 0% 0%

2. Chính quyền địa phương 84% 0% 1% 15% 0%

3. Các đoàn thể chính trị - xã

hội địa phương 40% 51% 3% 6% 0%

4. Ban chỉ đạo xây dựng mô hình nông thôn mới của địa phương.

28% 7% 0% 3% 62%

5. Các ngành chức năng (tỉnh,

Người dân đã có đánh giá “Tích cực” về tinh thần, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền ở hầu hết địa phương và các ngành chức năng (tỉnh, huyện) với tỷ lệ lần lượt là 95%, 87% và 72%; cho thấy cấp uỷ. Bên cạnh đó, ở cơ sở, nhiều địa phương đã có những giải pháp chỉ đạo khá đồng bộ, sáng tạo, góp phần tăng cường hiệu quả tuyên truyền, vận động. Tiêu biểu như Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thái Thụy phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện mở lớp tập huấn về xây dựng nông thôn mới cho 500 đồng chí Bí thư chi bộ, trưởng thôn của 48 xã, thị trấn trong huyện; huyện ủy Vũ Thư chỉ đạo mỗi đoàn thể và các ngành đều xây dựng một đĩa phát thanh thời lượng 90 phút, một đĩa phóng sự truyền hình về mục đích, ý nghĩa của công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, tiến hành in và gửi tới 30 xã, thị trấn, 214 thôn, xóm trên địa bàn huyện; Ban Tuyên giáo và Trung tâm văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ dàn dựng chương trình văn nghệ tổng hợp tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới và tổ chức biểu diễn lưu động ở 36/36 xã…

Thứ hai, một điều nhận thấy trong quá trình triển khai công tác tuyên

truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình là: Hiệu quả thực tế của công tác tuyên truyền không phải nằm ở số lượt tuyên truyền, mà ở chính hành động tích cực, thể hiện sự giác ngộ cách mạng của quần chúng. Nhờ có sự tác động thường xuyên, liên tục của công tác này, mà quần chúng trong tỉnh đã nhiệt tình, hăng say tham gia vào công tác xây dựng nông thôn mới với vị thế của người làm chủ, tinh thần cầu thị, sự quan tâm sát sao tới mọi diễn biến trong quá trình xây dựng. Dưới đây là một số kết quả thu được thông qua quá trình thăm dò ý kiến

Khi được hỏi “Để triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới ở địa

phương, theo ông (bà) cần ưu tiên cho những vấn đề nào”, với 18 phương án lựa chọn được liệt kê ra. Thì vấn đề mà người dân cho rằng cần phải ưu tiên là

quy hoạch cơ sở hạ tầng sản xuất như: “Quy hoạch, xây dựng hệ thống giao

thông nội đồng” 93% (trong đó An Ninh và Thanh Tân có 100 % người chọn), “Tu bổ, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn” 84% (Thụy Trình có 100%

người chọn); “Quy hoạch và thực hiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung, quy

mô lớn” 91% (Nguyên Xá, Thanh Tân có 100% người chọn); “Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn” 89% (Nguyên Xá, Thanh Tân, Thụy Trình có

84% người chọn). Đây là những vấn đề bức thiết ở tất cả các địa phương Đến với nội dung của Biểu đồ 6:

Tất cả các giải pháp trên đều phải thực hiện đồng bộ. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy giải pháp “Chỉ đạo triển khai xây dựng đồng bộ các

phần, kế hoạch cụ thể trong từng giai đoạn” (chiếm tỷ lệ phiếu 91%) và

Một phần của tài liệu Khoá luận tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh thái bình hiện nay (Trang 34 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w