nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình
Thông qua việc xem xét, đánh giá kĩ lưỡng những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại ở công tác này và nguyên nhân của chúng, cho thấy hiện nay trên địa bàn Thái Bình, công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới có một số vấn đề đặt ra là:
Thứ nhất, dù có vai trò rất quan trọng, được nhắc tới trong nhiều văn bản, chính sách về nông thôn mới của tỉnh, nhưng công tác tuyên truyền về vấn đề này ở Thái Bình vẫn chưa được đặt vào đúng vị trí và tầm quan trọng của nó. Tuyên truyền vẫn chỉ được coi là một công tác bổ trợ, không mang lại lợi ích trực tiếp, thiết thực cho Chương trình; là một nhiệm vụ bình thường khi tuyên truyền về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong Ban Tuyên giáo và các cơ quan chuyên môn khác.
Thứ hai, đó là “độ kênh”, sự khác biệt, thay đổi giữa chính sách về xây dựng nông thôn mới với việc triển khai cụ thể Chương trình trên địa bàn tỉnh. Điển hình như về tiêu chí thu nhập đối với người dân quy định tăng 1,5 là rất khó, bởi mỗi năm lại có sự thay đổi (vật giá không cố định, thu nhập cả tỉnh năm sau tăng hơn năm trước); cho nên dẫn đến hình thành khoảng cách lớn giữa lí luận và thực tiễn của Chương trình. Điều này đòi hỏi các chủ trương xây dựng nông thôn mới phải có những điều chỉnh cho phù hợp, công tác tuyên truyền cũng cần sự thích ứng, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động.
Thứ ba, là sự khó khăn trong việc nhận dạng những vấn đề cấp bách, tồn tại của từng địa phương để tiến hành công tác tuyên truyền cho phù hợp. Ví dụ như trong cuộc phỏng vấn của tác giả khóa luận với anh Tô Ngọc Quang, một cán bộ tuyên truyền của xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương; câu hỏi về “những vấn đề khó khăn nhất khi tiến hành tuyên truyền theo 19 tiêu
phương?”, thì câu trả lời nhận được của anh với sự không chắc chắn “có lẽ là vận động bà con hiến đất làm đường giao thông”. Rõ ràng đây không phải
vấn đề với riêng xã nào, đội ngũ tuyên truyền ở đâu; sự đa dạng này phản ánh khách quan những đặc điểm, nhu cầu ở mỗi địa phương. Công tác tuyên truyền rất cần có những kiểm nghiệm, lưu tâm chú trọng tìm hiểu ngay từ lúc bắt đầu công tác ở mỗi địa phương cụ thể.
Thứ tư, mâu thuẫn giữa sự đề cao vị thế, quyền làm chủ của nhân dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới với việc coi nhân dân là đối tượng của công tác tuyên truyền này. Tuyên truyền bao giờ cũng có một đối tượng cụ thể, và tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình chọn quần chúng nhân dân, đội ngũ cán bộ, Đảng viên tại khu vực nông thôn trong tỉnh làm đối tượng của mình. Tuy nhiên, chương trình xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đặc biệt, do Đảng và Nhà nước khởi xướng nhưng lại do nhân dân làm chủ. Đáng ra, với vị thế ấy, người dân phải phát huy được vai trò của mình trong nhận thức, thái độ, hành động đối với Chương trình, nhưng cho tới nay vai trò ấy còn rất bị động, nhiều nơi còn bị lu mờ. Cho nên, vấn đề phức tạp này đòi hỏi công tác tuyên truyền phải làm sao cho người dân có khả năng phát huy tốt nhất vao trò làm chủ của mình; đồng thời vẫn đảm bảo những yêu cầu, nguyên tắc tuyên truyền khi tiến hành với một loại đối tượng.
Thứ năm, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu thông tin tăng lên của người dân với tình hình thực tế của công tác tuyên truyền. Không chỉ qua tuyên truyền, với nhiều nguồn tiếp cận, nhân dân trong tỉnh đã có hiểu biết cơ bản về xây dựng nông thôn mới, thậm chí có những người nhận thức một cách bài bản, sâu sắc. Cho nên quần chúng hiện tại rất “kén” khi tiếp nhận nội dung tuyên truyền; thường họ chỉ tiếp thu những kiến thức về nông thôn mới mà họ chưa biết, cho là cần thiết, chứ không quan tâm tới những điều đã biết, được tuyên truyền lặp đi lặp lại. Trong khi ấy, dù giữ vai trò hàng đầu trong hình thành, định hướng dư
luận, nhưng công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong tỉnh đôi khi vẫn thiếu nhạy bén về tri thức, thậm chí là “theo đuôi” dư luận.
Có thể coi xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình như một cuộc đại phẫu, loại đi dần các chất liệu thừa, chưa hợp lý tại khu vực này, để hình thành một mô hình như trong mơ ước. Mà những thách thức, vấn đề đặt ra ở trên chính là những “khối u” nhức nhói và vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, nếu công tác tuyên truyền có thể cắt bỏ được chúng, chắc chắn chương trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình sẽ được tiến hành thuận tiện, dễ dàng hơn.
Tổng kết toàn bộ nội dung chương 2, khóa luận đã nêu lên được những đặc điểm về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, dân số - dân tộc, văn hóa – xã hội của Thái Bình có tác động tới công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Tiếp theo, khóa luận cũng chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trên cả ba khía cạnh nhận thức, thái độ, hành động của công tác này, và nguyên nhân của chúng. Từ đó, những vấn đề đặt ra cho công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới tại Thái Bình được nhắc tới, nhấn mạnh, đề cập chi tiết cho các giải pháp ở chương 3 giải quyết.