Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân với tư cách vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của công tác.

Một phần của tài liệu Khoá luận tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh thái bình hiện nay (Trang 63 - 66)

đối tượng, vừa là chủ thể của công tác.

Theo quan điểm của Nguyễn Trãi: “Chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”, lấy dân làm gốc luôn là quan điểm nhất quán của nhiều triều

đại, chính quyền trên đất nước ta từ xưa tới nay; bởi nhân dân là người nắm giữ sứ mạng làm nên lịch sử, là lực lượng nòng cốt của mọi cuộc cách mạng, mọi cuộc vận động chính trị - xã hội. Tư tưởng này đã được triệt để áp dụng trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn ở tỉnh Thái Bình.

Ngay từ đầu, phương châm được đặt ra cho chương trình xây dựng

nông thôn mới đã là “dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân được hưởng”,

người dân sẽ trực tiếp tiến hành xây dựng nông thôn mới, quyết định mô hình cuộc sống tương lai của chính mình; Đảng, Chính quyền chỉ nắm vai trò hướng dẫn hành động, ban hành các văn bản, quy chuẩn, hỗ trợ, góp sức cùng người dân xây dựng chiến lược nông thôn mới. Cho nên, không ngạc nhiên khi chính người dân được đặt vào vị trí trung tâm của công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Trước hết, như ở mọi chương trình lớn của Đảng và Nhà nước ta, công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình cũng lấy người dân làm đối tượng hướng tới của mình. Cụ thể, thông qua các thiết chế tuyên truyền, toàn bộ chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới đều được đưa tới từng người, từng hộ gia đình ở nông thôn. Mục tiêu, nhiệm vụ tuyên truyền cũng nhằm thúc đẩy, tạo động lực cho người dân có hành động tích cực để cải tạo, nâng cấp chính môi trường sống của họ.

Đảng, Nhà nước bắt nguồn từ nhân dân mà ra, cho nên mọi chủ trương, chính sách cũng vì mục tiêu cao cả nhất là lợi ích của người dân, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, khi nhân dân phát huy tối đa được quyền làm chủ của mình thì chắc chắn lĩnh vực đó sẽ đạt được kết quả rất tốt. Vai trò chủ thể của quần chúng trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình trước hết thể hiện ở khía cạnh mọi kế hoạch, quyết sách, cách thức tuyên truyền đều được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của người dân ở nông thôn. Ý kiến đóng góp, cũng như phê bình phản hồi từ phía nhân dân cũng được đội ngũ tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong

tỉnh triệt để tiếp thu, sửa chữa. Nhờ các hội nghị Quân - Dân - Chính - Đảng, hội nghị chi bộ các thôn, xóm, các cuộc họp khu dân cư, các diễn đàn, sinh hoạt đoàn thể; mà những kiến nghị đó nhanh chóng đến được kênh của cơ quan chuyên môn thực hiện công tác này, để kịp thời giải quyết ngay vấn đề tư tưởng cụ thể với từng đối tượng, từng bộ phận, từng lúc ở cơ sở mình. Ngoài ra, không có ai hiểu quần chúng đang cần gì, thiếu gì bằng chính quần chúng, do đó dựa vào nhân dân để tuyên truyền cho chính nhân dân là cách làm rất hữu hiệu trong tuyên truyền xây dựng nông thôn mới tại Thái Bình. Dù ở đâu, quần chúng nhân dân cũng được chia làm 3 dạng: Hăng hái, bình thường, lạc hậu; giống như mô hình quả trứng, trong đó dạng bình thường là thân quả trứng, có số lượng đông đảo nhất. Công tác tuyên truyền có thể tác động, bồi dưỡng cho người dân thuộc dạng hăng hái, đưa họ vào đứng trong hàng ngũ những chiến sĩ thuộc mặt trận tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Sau đó, khi trở về nơi sinh sống, họ sẽ góp phần tích cực tác động, thuyết phục tư tưởng, tinh thần của hai dạng còn lại. Những người này chủ yếu là các cán bộ, Đảng viên về hưu, những người có uy tín tại khu dân cư, hay những điển hình tiên tiến về sản xuất kinh doanh, đạo đức, lối sống được cộng đồng công nhận. Muốn thực hiện điều này, trước hết các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các đơn vị phụ trách tuyên truyền cần có cái nhìn tinh tế, chọn lọc kĩ lưỡng, chính xác.

“Dễ ngàn lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”

(Hồ Chí Minh), nhân dân là cội nguồn sức mạnh của mọi chủ trương, chiến lược, chương trình. Tuyên tuyền xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình nếu chỉ coi nhân dân là đối tượng tác động của công tác, thì kết quả nhận được sẽ là những bài học thuộc lòng chính sách, những hành động máy móc, xây dựng nông thôn mới mang tính mô hình, vỏ ngoài hào nhoáng. Còn nếu theo đuổi mục tiêu tối hậu của Chương trình là “đổi đời” toàn diện cuộc sống, bộ mặt

nông thôn, thì người dân phải được đứng ở vị thế là một chủ thể, một kiểm sát viên có khả năng điều chỉnh, tác động mạnh mẽ vào các mặt của công tác tuyên truyền này.

Một phần của tài liệu Khoá luận tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh thái bình hiện nay (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w