Kiện toàn tổ chức, nâng cao số lượng, chất lượng, đảm bảo cơ chế, chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách và

Một phần của tài liệu Khoá luận tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh thái bình hiện nay (Trang 61 - 63)

chế, chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách làm công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Trong tất cả mọi kế hoạch, hoạt động chính trị - kinh tế - văn hoá – xã hội đều cần có sự đóng góp của các nguồn lực. Vật lực, tài lực, tin lực đều quan trọng cả, nhưng nhân lực mới là nguồn lực có vị trí hàng đầu, bởi “con người là thứ tài nguyên quý giá nhất của mọi quốc gia”. Để tiến hành công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình một cách trôi chảy, hiệu quả nhất, thì đảm bảo sự ổn định, hợp lí các mặt của hệ thống cán bộ làm công tác này là việc làm không thể bỏ qua.

Đội ngũ đảm nhiệm công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới được chia làm hai loại: Cán bộ chuyên trách và cán bộ bán chuyên trách. Lực lượng chuyên trách chủ yếu là các báo cáo viên, tuyên truyền viên được Ban Tuyên giáo các cấp phân công vào công tác này, số còn lại thuộc biên chế của các sở, ban, ngành khác nằm trong Ban Chỉ đạo, Tiểu Ban tuyên truyền của tỉnh như: Ban Tổ chức, Ban Dân vận, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, Hội nông dân tỉnh…; họ là những người được trang bị chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, kinh nghiệm tuyên truyền dày dặn, có thể đảm nhiệm được những nhiệm vụ tuyên truyền, thuyết phục khó khăn nhất, những chủ trương, chính sách đặc biệt quan trọng của lĩnh vực xây dựng nông thôn mới. Lực lượng bán chuyên trách đa phần nằm ở cơ sở, trước hết là những đảng uỷ viên do các Đảng uỷ cơ sở chỉ định phụ trách tuyên truyền một mảng trong xây dựng nông thôn mới; là những nhân tố tích cực ở các ngành, hội, đoàn thể quần chúng, nhận nhiệm vụ của tổ chức mình trực tiếp hay gián tiếp đưa chủ

trương, chính sách xây dựng nông thôn mới tới toàn thể nhân dân, thúc đẩy mọi người tích cực thực hiện chủ trương, chính sách đó dưới hình thức công tác tuyên truyền. Đây là đội ngũ đông đảo, có thể dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận, vận động được quần chúng, tuy rằng họ cũng có nhược điểm là sự không toàn lực tập trung vào công tác này do tính chất kiêm nhiệm của công việc cao. Muốn kiện toàn, ổn định hệ thống cán bộ tuyên truyền cho Chương trình cần tạo hành lang pháp lí, cơ sở chính sách, quy định rõ ràng làm căn cứ để thống nhất về mặt nhân sự, tổ chức.

Tiếp theo là nhất thiết phải cân đối về số lượng giữa đội ngũ chuyên trách và bán chuyên trách, chú ý phân bố đều lực lượng tuyên truyền giữa các mảng xây dựng nông thôn mới (theo nguyên tắc đồng chí nào có kiến thức chuyên ngành, liên ngành thuộc lĩnh vực nào, thì tuyên truyền chuyên về lĩnh vực đó), các địa phương trong tỉnh (tập trung vào những xã điểm, những xã thuộc diện nghèo, khó khăn, xã ven biển, nhưng cũng không bỏ quên những vùng khác). Việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ này tiến hành thường xuyên qua hội nghị báo cáo viên các cấp, hội thảo chuyên môn, chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, qua các cuộc học tập, bồi dưỡng, tài liệu phát hành nội bộ... Mỗi đồng chí cũng nên không ngừng trau dồi, tìm hiểu, nắm bắt được bản chất nội dung, nhiệm vụ, mục đích của chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc điểm riêng biệt của nông thôn Thái Bình để vận dụng, áp dụng linh hoạt vào thực tiễn khi tuyên truyền. Thêm nữa, bám dân, gần dân, hoà đồng với người dân cũng là một phẩm chất hàng đầu mà người cán bộ tuyên truyền về nông thôn mới phải nhớ rõ, như lời Bác Hồ căn dặn: “Người tuyên truyền cần phải chịu khó, chịu khổ,

khéo ở, siêng làm. Chớ tưởng rằng: Đi phớt qua địa phương, diễn thuyết một hai giờ đồng hồ mà có kết quả. Đến một địa phương nào cần phải đi thăm các cụ phụ lão, các người phụ trách, rồi đi thăm các nhà đồng bào để gây cảm tình, và để hiểu biết tình hình địa phương”; Người còn chỉ giáo: “Thấy dân làm việc

gì, bất kỳ to nhỏ, ta cũng ra tay làm giúp. Đó là cách gây cảm tình tốt nhất, nó sẽ giúp cho việc tuyên truyền kết quả gấp bội”.

Ngoài ra, có thể thấy rõ, công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là một công tác vô cùng vất vả, khó khăn. Nên chăng các cấp uỷ Đảng, Chính quyền của tỉnh có chính sách hỗ trợ, động viên về cả vật chất và tinh thần cho lực lượng này, để họ yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đó có thể là một khoản phụ cấp không lớn lắm nhưng đầy ý nghĩa, là sự động viên của các cấp lãnh đạo, sự tạo điều kiện, ưu tiên về nhiều mặt trong công việc và cuộc sống đối mỗi cán bộ. Tất cả sẽ giúp cho những đồng chí đang gánh vác trọng trách nặng nề ấy có được sự mẫn cán, hăng say với công tác hơn; bởi xét cho cùng, mọi hoạt động của con người cũng đều hướng tới giá trị lợi ích.

Chính sách, chủ trương về xây dựng nông thôn mới đều có thể sửa đổi cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của tỉnh, đôi khi là rất nhanh chóng; nhưng những con người tuyên truyền cho toàn bộ quyết sách ấy lại không dễ dàng tìm kiếm, thay thế đi một cách đơn giản được. Với lực lượng làm công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới hùng hậu, đủ về số lượng, tốt về chất lượng như ở Thái Bình hiện nay; các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Ban Chỉ đạo của tỉnh hoàn toàn có thể tin tưởng giao phó cho họ đảm nhiệm công tác đầy thử thách này. Tuy vậy, việc chăm lo tới tổ chức, các mặt về chuyên môn, nghiệp vụ, tư tưởng, điều kiện làm việc và cuộc sống của họ thì không thể coi nhẹ; nếu muốn trong thời gian hiện tại và sắp tới, công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới và bản thân công cuộc xây dựng nông thôn mới trên dịa bàn tỉnh có những bước phát triển rõ nét, vững chắc hơn.

Một phần của tài liệu Khoá luận tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh thái bình hiện nay (Trang 61 - 63)