Phối hợp công tác tuyên truyền với các công tác khác trong tổng thể hệ thống các công tác phục vụ cho xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Khoá luận tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh thái bình hiện nay (Trang 72 - 78)

tổng thể hệ thống các công tác phục vụ cho xây dựng nông thôn mới.

Từ xa xưa, cha ông ta đã đúc kết kinh nghiệm rằng: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Điều này luôn là một

phương ngôn hành động mang tính chất sống còn đối với công tác tuyên truyền trong tình hình mới nói chung, đối với công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới nói riêng. Thực sự, xây dựng nông thôn mới là chương trình mang tầm cỡ quốc gia, nhằm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn Việt Nam, tác động, chi phối mạnh mẽ vào cả tinh thần, ý thức lẫn hoạt động, cuộc sống của người dân ở đây. Do đó, chưa bao giờ công tác tuyên truyền đứng lẻ loi, mà nó luôn được xếp vào hệ thống các giải pháp trong chiến lược tổng quát xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình. Ngoài ra, công tác này còn giữ mối liên hệ mật thiết, gắn bó cơ hữu với hai công tác bộ phận còn lại của công tác tư tưởng.

Trước hết, công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới phải thực hiện tốt vai trò là mắt xích quan trọng trong công tác tư tưởng phục vụ cho chương trình này. Công tác tư tưởng bao gồm ba bộ phận: Công tác lí luận, công tác tuyên truyền và công tác cổ động; khi tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh, công tác tư tưởng cũng hoạt động với đầy đủ ba yếu tố như trên, thể hiện thành một quá trình khoa học, logic, khép kín kế tiếp nhau. Công tác lí luận là bước đầu tiên của quá trình ấy, với vai trò hình thành những khái niệm, kiến thức cơ bản về tư tưởng xây dựng nông thôn mới. Đây là công tác đòi hỏi sự tỉ mỉ, nghiên cứu kĩ lưỡng. Đặc biệt khi vấn đề này còn rất lạ lẫm ở Việt Nam, cũng khó có thể thu thập kinh nghiệm từ các nước khác bởi sự không đồng nhất về cách làm, đặc điểm, quy chuẩn nông thôn của từng quốc gia; cho nên tài liệu về xây dựng nông thôn mới còn rất hạn chế, chưa có sự thống nhất rõ ràng giữa các luồng ý kiến. Do vậy,

công tác lí luận cần hết sức tỉnh táo, có chọn lọc. Thái Bình đã cho biên soạn chuyên đề giảng dạy về xây dựng nông thôn mới tại hệ thống Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố và công bố nhiều nghiên cứu khoa học có giá trị liên quan tới vấn đề này trên bản tin “Thông báo nội bộ” do Ban tuyên giáo tỉnh tổng hợp, phát hành, cùng nhiều báo, tạp chí, sách và các văn bản khác. Thêm nữa, xây dựng nông thôn mới là vấn đề mang tính thực tiễn cao, nên công tác lí luận cũng cần coi trọng việc khái quát thực tiễn sinh động của vấn đề, bên cạnh việc nghiên cứu, tham khảo kiến thức từ sách vở. Tiếp theo là công tác tuyên truyền, công tác sẽ tiến hành truyền bá, phổ biến những chủ trương, quy định, văn bản về xây dựng nông thôn mới tới tất cả quần chúng nhân dân, qua đó định hướng thái độ và cổ vũ tính tích cực hành động của họ trong khi tiến hành thực hiện chương trình này. Cuối cùng là công tác cổ động, giữ sứ mạng “vật chất hoá” những lí luận ấy, đưa chúng thực sự đến gần với người dân hơn, thông qua sự tác động vào giác quan với các hình thức phong phú, đa dạng như: Tờ rơi, áp – phích, biểu ngữ, các khẩu hiệu (“Đảng bộ và nhân dân Thái Bình quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 02- NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới”; “Xây

dựng nông thôn mới - sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”; “Xây dựng nông thôn mới: dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng”; “Nông thôn mới - diện mạo mới, sức sống mới”; “Mỗi người dân Thái Bình hãy góp một ý tưởng xây dựng nông thôn mới”…). Trong đó cần đặc biệt quan tâm tới

các hình thức cổ động của đội thông tin lưu động, bởi tầm ảnh hưởng rộng, tính linh hoạt, sâu sát địa phương của đội này là rất lớn. Như vậy, chuỗi liên hoàn, theo kiểu vòng tròn từ lí luận đến thực tiễn, rồi lại từ thực tiễn trở về với lí luận; cộng với sự phối hợp nhịp nhàng, bổ trợ kịp thời, đầy đủ giữa ba bộ phận đã đem lại vị thế quan trọng cho công tác tư tưởng quá trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Bình. Lẽ đương nhiên, công tác tuyên

truyền luôn nằm ở vị trí trung tâm, then chốt quyết định sự thành bại khi xây dựng nông thôn mới dưới góc độ tư tưởng.

Tiếp theo, công tác tuyền truyền còn phải vô cùng chú ý kết hợp chặt chẽ với các công tác, biện pháp khác thuộc tổng hợp các lực lượng tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Trong Nghị quyết số 02 - NQ/TU, của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020, Quyết định số 1004/QĐ-UBND, của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; và ở các tài liệu tập huấn, hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo tỉnh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cũng đều đề cao, chú trọng tới sự gắn kết, liên hệ này. Theo đó, tuyên truyền đóng vai trò là đội quân tiên phong, lãnh đạo lĩnh vực tinh thần của quá trình xây dựng Chương trình này, nhằm làm chuyển biến sâu sắc ý thức người dân, tạo tiền đề cho phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. Từ ấy, các công tác thực tiễn khác như quy hoạch, phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, giáo dục – đào tạo, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh trật tự, huy động vốn…mới có môi trường thuận lợi để tiến hành và phát triển. Muốn đem lại hiệu quả tối ưu cho sự cộng hưởng ấy, vấn đề đặt ra là các tổ chức chính trị, sở, ban, ngành, cơ quan chức năng trong tỉnh như Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Báo Thái Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Mặt trận tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Công an tỉnh, Cục Thống kê tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn… phải thực sự chung tay góp sức, đồng thời nhận thức rõ trách nhiệm được phân công khi tổ chức thực hiện Chương trình.

Chủ nghĩa Mác – Lênin đã để cho chúng ta phương pháp luận duy vật biện chứng tuyệt vời. Và trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình phương pháp ấy đã được áp dụng chuẩn xác; sự phối hợp giữa công tác tuyên truyền với các bộ phận khác của công tác tư tưởng, với các công tác khác thuộc phạm vi chương trình xây dựng nông thôn mới không chỉ đem lại hiệu quả cho công tác này, mà còn tạo nên sức bật, khí thế, chỗ dựa vững chắc đảm bảo thành công của mục tiêu tới năm 2020, Thái Bình cơ bản trở thành tỉnh nông thôn mới. Đúng như lời Bác Hồ từng nói “Đoàn kết,

đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

Tóm lại, kết thúc chương 3, khóa luận đã chỉ ra được 6 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình. Đây là những giải pháp cơ bản, có thể tác động trực tiếp vào tập hợp nhiều yếu tố thuộc về bộ phận của công tác này, như: Kiện toàn các mặt đối với đội ngũ có trách nhiệm tuyên truyền xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quần chúng nhân dân; đầu tư hợp lí cơ sở vật chất, kĩ thuật, kinh phí đảm bảo cho hoạt động của công tác và thứ tư là không ngừng đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền. Bên cạnh đó, còn có những giải pháp bên ngoài, nhưng ảnh hưởng sâu sắc tới công tác, đó là thống nhất sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp lãnh đạo trong tỉnh đối với công tác và phối hợp nhịp nhàng giữa công tác này với các công tác khác cùng mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Chương trình. Hệ thống những giải pháp trên sẽ không thể phát huy tối ưu hiệu quả của mình nếu chỉ tiến hành lẻ loi, riêng rẽ từng mảng, từng yếu tố, mà chúng cần thực hiện một cách song song, bổ trợ lẫn nhau, để tạo thành nguồn sức mạnh tổng lực cho công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

KẾT LUẬN

Đại thi hào người Đức Johann Wolfgang Goethe từng có một câu nói rất nổi tiếng: “Mọi lý thuyết đều là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Thật vậy, đối chiếu điều này với Chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay, nếu tất cả mọi chủ trương, mục tiêu, kế hoạch của chính sách chỉ nằm trên giấy, hay trong tư tưởng, thì mãi mãi nó vẫn là thứ “màu xám” vô tri, bất khả dụng. Cho nên cần đưa Chương trình này nhanh chóng thâm nhập, áp dụng vào thực tiễn, gắn chặt với cái “cây đời xanh tươi”, “đơm hoa, kết trái” phục vụ chính lợi ích của những người dân đã dành bao tâm huyết để vun trồng nó trong một thời gian dài. Và công tác tuyên truyền là con đường hữu hiệu, dễ dàng nhất đưa hệ thống lí luận đó đến với cuộc sống của toàn bộ quần chúng.

Khi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài “Tuyên truyền xây dựng

nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình hiện nay”, tác giả khóa luận đã lần lượt làm

rõ bản chất một loạt phạm trù có liên quan như: “Nông thôn”, “nông thôn

mới”, “tuyên truyền”. Sau khi nhấn mạnh sự cần thiết của công tác này và

những đặc điểm từ tỉnh Thái Bình có tác động, ảnh hưởng đến việc tiến hành công tác; khóa luận tập trung phân tích, đánh giá thực trạng kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại của công tác khi triển khai vào thực tế và nguyên nhân của chúng. Cuối cùng, dựa trên tình hình cụ thể đó, khóa luận nêu bật những vấn đề đặt ra đối với công tác trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các mặt cho công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay.

Cách đây hơn 50 năm, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc) Kim Ngọc, người được mệnh danh là “cha đẻ của khóa mười” đã mạnh dạn, tiên phong áp dụng chính sách đột phá, vượt trước thời đại này tại địa phương mình. Dù rằng cái “ý thức xã hội” tiến bộ đó không nhận được sự hưởng ứng,

đồng tình từ “thực tại xã hội” lúc đó ở nước ta. Nhưng sau này, và cả bây giờ, toàn dân tộc Việt Nam vẫn luôn nhớ tới, biết ơn, cảm phục ông – con người dũng cảm, đi đầu trong đổi mới nông nghiệp, nông thôn. Rõ ràng, cái mới tích cực lúc vừa xuất hiện luôn bị gặp vô vàn khó khăn, thậm chí bị cái cũ lạc hậu níu chân, cản trở. Tuy nhiên, khi có thể vượt qua những trở ngại đó, nó sẽ được tôn vinh, quý trọng. Thật may là cuộc cách mạng mang tên xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong thời gian gần đây luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ từ hầu hết quần chúng nhân dân, đặc biệt là bộ phận đang sinh sống ở nông thôn. Tuy nhiên, không có nghĩa là Chương trình này không gặp phải những trở ngại, gian nan trùng điệp. Đến với Thái Bình những ngày này, ở đâu cũng có thể cảm nhận được không khí sôi nổi, quyết tâm thực hiện mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới. Khí thế hừng hực đó có được, một phần rất lớn là do công sức “tiếp lửa” của công tác tuyên truyền. Nếu quá trình hình thành mô hình nông thôn mới được ví như xây dựng một tổ ong, thì công tác tuyên truyền chính là một chú ong cần mẫn, là lãnh đạo tinh thần, biết khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho các chú ong khác làm việc tốt hơn, hăng say hơn. Xây dựng nông thôn mới không phải nhiệm vụ của riêng Đảng, Nhà nước, hay đội ngũ cán bộ, Đảng viên; mà nó thực sự là công việc giành cho toàn thể quần chúng nhân dân vì lợi ích của chính họ. Cho nên tuyên truyền sẽ luôn luôn giữ một vị trí chủ đạo, tối cần thiết trong Chương trình này.

Kết thúc khóa luận, tác giả hi vọng và mong chờ công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình sẽ ngày càng có bước đột phá, vươn lên mạnh mẽ không ngừng. Còn mục tiêu trở thành tỉnh nông thôn mới của Thái Bình và nội dung triển khai Chương trình này trên địa bàn cả nước cũng sớm trở thành hiện thực. Để người dân ở nông thôn nói riêng, các khu vực khác nói chung có thể được hưởng một cuộc sống như trong mơ ước “dân giàu,

Một phần của tài liệu Khoá luận tuyên truyền xây dựng nông thôn mới ở tỉnh thái bình hiện nay (Trang 72 - 78)