Tăng cƣờng mối liên hệ giữa kiểm tra, xử lý văn bản QPPL với quá trình xây dựng, rà soát, hệ thống hóa và theo dõi thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố hà nội ban hành hiện nay (Trang 103 - 105)

quá trình xây dựng, rà soát, hệ thống hóa và theo dõi thi hành pháp luật

Mong muốn có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, trong thời gian qua, Nhà nước ta đã không ngừng đề ra giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Từ khâu phân tích chính sách phản ánh nhu cầu điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội để đưa vào chương trình xây dựng văn bản QPPL cho đến soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua, ban hành văn bản. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm nâng cao chất lượng trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL thì hệ thống pháp luật vẫn tiềm ẩn sự không hoàn thiện bởi các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật luôn vận động không ngừng. Vì vậy, kiểm tra và xử lý văn bản QPPL là hoạt động không thể thiếu trong quy trình hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước một cách có hiệu quả. Song song với các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản QPPL, trong thời gian tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có những biện pháp khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng, rà soát, hệ thống hóa và theo dõi thi hành pháp luật.

Trước tiên, để hoàn thiện pháp luật, cần nâng cao trình độ pháp lý, tính chuyên nghiệp cũng như tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ này. Nếu mỗi cơ quan, cán bộ, công chức phát huy hết khả năng, tinh thần trách nhiệm của mình trong từng công đoạn của quy trình xây dựng văn

104

bản QPPL; phát huy tính chủ động trong việc phối hợp giữa các chủ thể với nhau thì chất lượng của văn bản QPPL sẽ được nâng cao, việc tổ chức thực hiện văn bản trong cuộc sống sẽ có tính khả thi và đem lại hiệu quả tác động tích cực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, những khoảng trống của pháp luật được phát hiện cũng có ảnh hưởng đến quá trình xây dựng văn bản QPPL bởi đây là kênh thông tin hữu ích để phản ánh nhu cầu điều chỉnh của các quan hệ xã hội thành quy định pháp luật.

Hệ thống hóa văn bản QPPL là hoạt động tập hợp và hệ thống hóa, sắp xếp các văn bản QPPL theo một trình tự nhất định (theo ngày, tháng, năm ban hành, cơ quan ban hành, hình thức văn bản, lĩnh vực điều chỉnh…) vào các tổng tập văn bản QPPL hay các cơ sở dữ liệu văn bản QPPL. Trong thời gian qua, một số cơ quan nhà nước đã thực hiện hoạt động tập hợp, hệ thống hóa các văn bản QPPL tạo thành các tổng tập văn bản hoặc cơ sở dữ liệu văn bản QPPL nhất định phục vụ thuận lợi cho việc tra cứu văn bản. Tuy nhiên, việc tập hợp các văn bản cũng chưa đầy đủ, các tổng tập văn bản mới chỉ tập hợp các văn bản trong một lĩnh vực hẹp, các cơ sở dữ liệu thường chỉ tập trung tập hợp những văn bản liên quan đến ngành, lĩnh vực của mình hoặc phục vụ mục đích của tổ chức đó, chưa phân biệt rõ văn bản nào còn hiệu lực, văn bản nào hết hiệu lực, việc sắp xếp cũng chưa theo một trình tự, nhất định, thường các văn bản được sắp xếp theo ngày tháng năm ban hành hoặc theo cơ quan ban hành, dẫn đến việc tra cứu gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, để hoạt động kiểm tra văn bản QPPL thực sự có hiệu quả, không mất nhiều thời gian cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ rà soát, hệ thống hóa cần đầu tư, cập nhật thường xuyên hệ thống văn bản QPPL hiện hành, những văn bản QPPL hết hiệu lực, đã bị bãi bỏ, hủy bỏ làm cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra cũng như theo dõi thi hành pháp luật. Ngoài ra, trong quá trình rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL nếu phát hiện văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp hoặc bất hợp lý sẽ là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL cũng rất cần được liên kết chặt chẽ với hoạt động theo dõi thi hành pháp luật. Với khả năng hỗ trợ công tác theo dõi thi

105

hành pháp luật bằng việc sử dụng các kết quả kiểm tra và xử lý văn bản, công tác kiểm tra văn bản QPPL đã góp phần bảo đảm cho pháp luật đã ban hành được thực thi có hiệu quả trên thực tế. Bên cạnh đó, thông qua công tác theo dõi thi hành pháp luật nếu phát hiện được những dấu hiệu mâu thuẫn, chồng chéo, bất hợp lý của văn bản QPPL sẽ hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản QPPL có hiệu quả. Kết quả này cho thấy hiệu quả tích cực theo dõi thi hành pháp luật của công tác kiểm tra văn bản QPPL và hiệu quả tích cực kiểm tra văn bản QPPL của công tác theo dõi thi hành pháp luật. Nhưng để thực hiện được sự phối hợp này một cách đồng bộ và hiệu quả thì cơ cấu tổ chức của mỗi cơ quan đó phải được xây dựng và kiện toàn hơn nữa; quy định các mối quan hệ phối hợp này phải rõ ràng, minh bạch, quy trình chặt chẽ và bảo đảm tính khả thi, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn thành phố hà nội ban hành hiện nay (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)