2.3.1.1. Việc quán triệt, vận dụng các quan điểm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Đảng thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò có ý nghĩa quyết định của đội ngũ cán bộ đối với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức trong Hệ thống chính trị, Thị ủy Sầm Sơn đã tổ chức và chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các quan điểm, nguyên tắc của Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 5 và Kết luận Hội nghị Trung ương 6 khóa IX; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và các chương trình, đề án công tác cán bộ của Đảng bộ tỉnh các khóa XV, XVI, XVII. Bên cạnh đó, xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã, phường của một đô thị du lịch, trong những năm qua, Thị ủy Sầm Sơn đã xây dựng và thực hiện nhiều nghị quyết (nhất là Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 06/10/2006 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ), trong mỗi giai đoạn, Ban Thường vụ Thị ủy cũng đã kịp thời ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ; quy chế đánh giá tập thể và cá nhân cán bộ lãnh đạo quản lý; quy chế bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử; hướng dẫn xây dựng quy hoạch cán bộ trong từng nhiệm kỳ; quy định chế độ và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; kế hoạch bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ; quy chế thăm hỏi, thực hiện chính sách cán bộ. Trong các văn bản của Thị ủy về công tác cán bộ và trong chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ của thị xã nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường nói riêng, Thị ủy Sầm Sơn đã quán triệt sâu sắc và toàn diện các quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trong đó, đặc biệt chú trọng quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ, đồng thời phát huy trách
nhiệm của các tổ chức thành viên và người đứng đầu tổ chức trong hệ thống chính trị.
Được sự chỉ đạo sâu sát và hướng dẫn, kiểm tra cụ thể, thường xuyên của Thị ủy, đảng ủy các xã, phường, ở thị xã Sầm Sơn đã có nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của công tác cán bộ, từ đó, bám sát yêu cầu nhiệm vụ của từng xã, phường, các yêu cầu, nội dung, quy trình về công tác cán bộ để xây dựng chương trình, kế hoạch, nghị quyết chuyên đề về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt của xã, phường.
Thị ủy Sầm Sơn và đảng ủy các xã, phường đã thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc, quy trình của tất cả các khâu trong công tác cán bộ của hệ thống chính trị cấp xã, phường, đặc biệt là các khâu: nhận xét đánh giá, quy hoạch, luân chuyển và bố trí, sử dụng cán bộ.
Việc quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương, các chương trình, đề án, kế hoạch công tác cán bộ của Tỉnh ủy đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt, đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao nhận thức tư tưởng, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, của cán bộ, đảng viên; khắc phục một bước tình trạng buông lỏng công tác cán bộ của một số cấp ủy; những yếu kém, khuyết điểm, khó khăn, vướng mắc về công tác cán bộ từng bước được khắc phục, giải quyết. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thị xã Sầm Sơn nói riêng đã đạt được những kết quả bước đầu, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển của xã, phường và thị xã.
2.3.1.2. Việc thực hiện các khâu của công tác cán bộ
- Cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thị xã Sầm Sơn Xác định tiêu chuẩn cán bộ là khâu đầu tiên để tiến hành xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, có tiêu chuẩn cán bộ mới có căn cứ để đánh giá, tuyển chọn; xây dựng quy hoạch cán bộ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ. Do đó, căn cứ Nghị quyết Hội
nghị lần thứ Ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Căn cứ Nghị định số 112/2011/NĐ- CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn, Thông tư số 06/2012/TT-BNV, ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn; Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 12/03/2012 của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 06/10/2006 về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ; Quyết định số 555-QĐ/TU, ngày 05/8/2014 của Ban Thường vụ Thị ủy về ban hành quy chế bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử, trong đó nêu rõ thực trạng đội ngũ cán bộ và quy định rõ tiêu chuẩn đối với từng chức danh cán bộ từ thị xã đến xã, phường diện Ban Thường vụ Thị ủy quản lý bao gồm các tiêu chí: phẩm chất chính trị; đạo đức lối sống; năng lực, trình độ; phong cách lãnh đạo; độ tuổi và sức khỏe, cụ thể:
+ Trình độ chuyên môn: nói chung có trình độ đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực được phân công phụ trách;
+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp trở lên.
+ Có kinh nghiệm và khả năng đảm nhận nhiệm vụ được giao trong cương vị công tác mới.
+ Có thành tích thật sự trong các lĩnh vực được phân công phụ trách. + Có hồ sơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng, được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh.
+ Tuổi bổ nhiệm: cán bộ được bổ nhiệm lần đầu nói chung cần đủ tuổi để công tác 5 năm (đối với cán bộ bổ nhiệm), hoặc trọn 1 nhiệm kỳ (đối với cán bộ bầu cử). Trường hợp cán bộ còn đủ 3 năm (36 tháng), sức khoẻ tốt, có thành tích xuất sắc và uy tín cao được xem xét để bổ nhiệm.
+ Người được bổ nhiệm, nói chung phải được quy hoạch vào chức danh bổ nhiệm. Đối với những cán bộ ưu tú, có thành tích xuất sắc, có uy tín cao trong Đảng và nhân dân nhưng chưa có trong quy hoạch, vẫn có thể được đưa vào xem xét bổ nhiệm.
+ Cán bộ, đảng viên bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời gian 01 năm kể từ khi quyết định kỷ luật có hiệu lực thi hành.
- Đánh giá, lựa chọn cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thị xã Sầm Sơn Đánh giá cán bộ là một khâu quan trọng kết nối các khâu của công tác cán bộ. Căn cứ vào tiêu chuẩn và hiệu quả hoạt động thực tiễn của cán bộ để đánh giá cán bộ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, thời gian qua, Ban Thường vụ Thị ủy Sầm Sơn căn cứ Quyết định số 286-QĐ/TW, ngày 08/02/2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành quy chế đánh giá cán bộ, công chức; Quyết định số 489-QĐ/TU, ngày 05/6/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc ban hành Quy chế đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý và các văn bản khác của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban Thường vụ Thị ủy Sầm Sơn đã ban hành Quyết định số 231-QĐ/TU, ngày 12/11/2012 về việc ban hành Quy chế đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý; Hướng dẫn số 13-HD/TU, ngày 06/6/2012 về xây dựng Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020 và định hướng nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ban Tổ chức Thị ủy Sầm Sơn cũng có nhiều văn bản hướng dẫn về đánh giá cán bộ, theo đó công tác đánh giá cán bộ và tuyển chọn cán bộ ở thị xã Sầm Sơn nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã, phường nói riêng được đảng ủy các xã, phường thực hiện đều đặn, hằng năm kết hợp với việc đánh giá, phân loại đảng viên, hoặc trước khi hết nhiệm kỳ hoặc trước khi xem xét bố trí, sử dụng, đề bạt bổ nhiệm cán bộ cán bộ.
Nội dung đánh giá cán bộ được Ban Thường vụ Thị ủy Sầm Sơn hướng dẫn cụ thể để đảm bảo sự thống nhất trong toàn thị xã. Các căn cứ đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã, phường được Thị ủy và đảng ủy các xã, phường cụ thể hóa
các tiêu chí cho từng chức danh, định lượng bằng điểm số theo thang điểm 100, tạo điều kiện để công tác đánh giá cán bộ đạt kết quả. Dựa vào tiêu chuẩn chức danh cán bộ, chức trách nhiệm vụ và hiệu quả công tác của từng cán bộ. Quy trình đánh giá cán bộ được thực hiện nghiêm chỉnh, chặt chẽ, đảm bảo dân chủ, khách quan; phát huy đầy đủ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan, vai trò giám sát và đánh giá nhận xét cán bộ của nhân dân. Bản nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ chủ chốt cấp xã, phường diện Ban Thường vụ Thị ủy quản lý hằng năm được lưu hồ sơ cán bộ. Kết quả đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã, phường là căn cứ quan trọng để Ban Thường vụ Thị ủy và đảng ủy các xã, phường lựa chọn, bố trí, đề bạt, điều chỉnh quy hoạch hoặc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hằng năm.
- Quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thị xã Sầm Sơn
Quy hoạch cán bộ là khâu hết sức quan trọng, do vậy Thị ủy Sầm Sơn đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch cán bộ, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp để tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu các tổ chức của hệ thống chính trị cấp xã, phường có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, tập hợp quần chúng… đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ, tạo nguồn cán bộ cung cấp cho thị xã và tỉnh. Căn cứ Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW, ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW và Kết luận số 24-KL/TW của Bộ Chính trị; Quy định số 02-QĐ/TU, ngày 18/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban Thường vụ Thị ủy Sầm Sơn đã ban hành Hướng dẫn số 13-HD/TU ngày 06/6/2012 về việc xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020 và định hướng nhiệm kỳ 2020 - 2025. Với sự chỉ đạo khá tập trung; kiểm tra, đôn đốc quyết liệt của Ban Thường vụ Thị ủy Sầm Sơn; công tác xây dựng quy hoạch cán bộ chủ chốt của thị xã đã từng bước đổi mới cả về nhận thức và phương pháp thực hiện; đảm bảo quy trình chặt chẽ và dần đi vào nền nếp. Những nét nổi bật trong công tác quy hoạch cán bộ của thị xã Sầm Sơn là đã bám sát tiêu chuẩn cán bộ, trẻ hóa đội ngũ cán bộ dự bị, mở rộng dân chủ để lựa chọn cán bộ dự bị, hệ số quy hoạch cao hơn, quy hoạch động và mở nhưng cũng tránh quy hoạch tràn lan, mỗi chức danh quy hoạch 3 nguồn, mỗi nguồn quy hoạch không quá 3 chức danh, gắn quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp phường với quy hoạch đội ngũ cán bộ chủ chốt chung của thị xã. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cán bộ, Thị ủy và đảng ủy các xã, phường đã quan tâm làm tốt công tác quán triệt các quan điểm, chủ trương, quy trình và phương pháp tiến hành, nhằm tạo sự thống nhất cao trong cấp ủy, đội ngũ cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên, bước đầu phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ xây dựng quy hoạch cán bộ. Quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thị xã Sầm Sơn là căn cứ quan trọng để thị xã và các xã, phường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ; có kế hoạch bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ và góp phần nâng cao hiệu quả công tác cán bộ, từng bước giải quyết những hụt hẫng, chắp vá, bị động về công tác cán bộ của những năm trước đây.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thị xã Sầm Sơn Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường theo hướng chuẩn hóa đã và đang là nhiệm vụ bức thiết trong giai đoạn hiện nay, khi mà đội ngũ này vẫn còn nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của yêu cầu nhiệm vụ mới, đó là xây dựng Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch biển trọng điểm của quốc gia. Trong những năm qua, tuy có nhiều cố
gằng nhưng đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường ở thị xã Sầm Sơn một phần do lịch sử để lại nên một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp xã, phường hiện nay có trình độ không đồng đều, đào tạo không chính quy, căn cứ Quyết định số 746/2006/QĐ-UBND ngày 20/3/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc Quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, Ban Thường vụ Thị ủy đã yêu cầu đảng ủy các xã, phường xây dựng quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, có chính sách hỗ trợ cán bộ đương chức và trong quy hoạch được được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, lý luận chính trị và nghiệp vụ công tác, ngoài ra, Ban Thường vụ Thị ủy đã chỉ đạo Ban Tổ chức Thị ủy và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thị xã xây dựng kế hoạch mở lớp trung cấp lý luận chính trị, trung cấp hành chính (hệ tại chức), kết quả từ năm 2010 đến 2015 đã mở được 1 lớp trung cấp hành chính cho 63 cán bộ xã, phường; 3 lớp Trung cấp lý luận chính trị cho 277 cán bộ thị xã và xã, phường, 178 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 18.601 lượt cán bộ tham gia. Những cán bộ được cử đi đào tạo đều nhằm hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh mà cán bộ đang đảm nhận còn thiếu hoặc đào tạo theo quy hoạch. Qua đào tạo bồi dưỡng đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, kỹ năng điều hành của chính quyền, khả năng tập hợp, vận động, tổ chức phong trào thi đua trong nhân dân của cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; góp phần nâng cao chất lượng