Khái quát chung về đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở thị xã Sầm Sơn hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thị xã Sầm Sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 47)

Sơn hiện nay

Thị xã Sầm Sơn kể từ khi thành lập đến nay có 04 phường và 01 xã. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quán triệt các quan điểm cơ bản của Đảng về công tác cán bộ, Ban Thường vụ Thị ủy Sầm Sơn và đảng ủy các xã, phường luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường. Đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã, phường thường xuyên được Thị ủy, UBND thị xã ưu tiên chăm lo đầu tư tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Tính đến tháng 12 năm 2014, 12 chức danh cán bộ chủ chốt của 5 xã, phường gồm 55 đồng chí (riêng chức danh Chủ

tịch Hội đồng nhân dân xã, phường do đồng chí Bí thư hoặc Phó bí thư Thường trực kiêm nhiệm). Qua khảo sát, cho thấy:

Có 5 đồng chí Bí thư đảng ủy xã, phường được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã khóa XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015; có 4 đồng chí Bí thư và 1 đồng chí chủ tịch UBND phường được bầu vào HĐND thị xã, nhiệm kỳ 2011 - 2016; có 4 đồng chí bí thư và 1 đồng chí Phó Bí thư thường trực đảng ủy xã, phường kiêm chủ tịch HĐND xã, phường.

2.2.1.1. Những ưu điểm

* Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường ở thị xã Sầm Sơn nhìn chung đều được rèn luyện và trưởng thành từ phong trào cách mạng của quần chúng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng và công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; luôn tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đa số có ý thức phấn đấu vươn lên, tích cực tu dưỡng, rèn luyện; có tinh thần trách nhiệm, luôn suy nghĩ, tìm tòi, khắc phục khó khăn, vận dụng đúng đắn và sáng tạo đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn ở xã, phường để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chăm lo từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thực sự là nòng cốt, hạt nhân trong các tổ chức của hệ thống chính trị xã, phường.

Trước những tác động mạnh của mặt trái cơ chế thị trường; trong điều kiện cuộc sống và công tác ở cơ sở còn nhiều khó khăn, nhất là chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ cơ sở tuy đã được cải thiện một bước sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 07/11/2006 về “Tổ chức cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, qua đó đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thị xã Sầm Sơn giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh, giản dị; gương mẫu trong công tác và sinh hoạt; có ý thức tổ chức kỷ luật tốt; gần gũi với quần chúng nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

* Về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao

Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thị xã Sầm Sơn được nâng lên rõ rệt, cả về kiến thức văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị; năng lực hoạt động thực tiễn và năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Quá trình xây dựng và phát triển thị xã Sầm Sơn kể từ khi được thành lập đã giúp cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường nâng cao kiến thức, kinh nghiệm về công tác quản lý kinh tế - xã hội, quản lý đô thị, giải phóng mặt bằng, về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị và về công tác vận động quần chúng. Nhiều đồng chí đã năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tích cực tìm tòi đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành; biết vận dụng tri thức khoa học vào công tác, thích ứng nhanh với nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thị xã, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường đã đóng góp quan trọng vào những kết quả trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của thị xã Sầm Sơn nói chung và của từng xã, phường nói riêng.

2.2.1.2. Những hạn chế, khuyết điểm

Bên cạnh những ưu điểm cơ bản nêu trên, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thị xã Sầm Sơn còn một số hạn chế, khuyết điểm, đó là:

- Trình độ học vấn, trình độ lý luận, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chủ chốt không đồng đều, nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn không phù hợp với vị trí việc làm (chủ yếu là Cử nhân Xã hội học, Cử nhân Tâm lý quản lý, Cư nhân Hành chính học) và hầu hết là học Tại chức chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; kiến thức về lý luận và thực tiễn của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều bất cập, dẫn tới lúng túng, thiếu năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành, làm hạn chế hiệu quả công tác.

- Ngoài cán bộ luân chuyển từ thị xã về, số cán bộ còn lại đều là người địa phương trong xã, phường nên mang nặng tính chất anh em, họ hàng, dòng họ, làng xã dẫn đến tình trạng cả nể, khó giải quyết trong công việc. Một số cán bộ chủ chốt cấp xã, phường của thị xã còn quan liêu, xa dân; phương pháp làm việc thiếu khoa học, không có kế hoạch; bè phái, mất đoàn kết, cơ hội, thực dụng, bị giảm sút uy tín với quần chúng; thậm chí có trường hợp vi phạm pháp luật, bị xử lý kỷ luật. Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, có 03 đồng chí bị xử lý kỷ luật ở mức khiển trách (01 đồng chí Chủ tịch UBND phường, 01 đồng chí Phó chủ tịch UBND phường, 01 đồng chí Phó chủ tịch HĐND phường).

- Vẫn còn một số cán bộ chủ chốt cấp xã, phường tinh thần trách nhiệm chưa cao, làm việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh, ngại va chạm, thiếu quyết đoán, xuôi chiều, lười học tập, nghiên cứu, không thường xuyên cập nhật kiến thức mới, làm ảnh hưởng tới tiến độ, chất lượng, hiệu quả công tác.

Những hạn chế, khuyết điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thị xã Sầm Sơn đã phần nào làm ảnh hưởng tới niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

2.2.1.3. Nguyên nhân

Những ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thị xã Sầm Sơn là kết quả của nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Đảng ta có nhiều nghị quyết về công tác cán bộ, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương Ba, Khóa VII; Nghị quyết Trung ương Ba, Trung ương Sáu (lần 2), Trung ương Bảy, Khóa VIII và Nghị quyết Trung ương Năm, Khóa IX. Nhiều quyết định, quy chế, quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về cán bộ và công tác cán bộ đã tạo tiền đề và động lực thúc đẩy sự phát triển, trưởng thành của đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thị xã Sầm Sơn.

- Thị ủy Sầm Sơn đặc biệt quan tâm lãnh đạo công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, luôn xác định xã, phường là địa bàn trọng điểm. Do vậy, đã tích cực, chủ động vận dụng, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy trình công tác cán bộ của Trung ương, của tỉnh và thị xã về cán bộ và công tác cán bộ, tạo nên những chuyển biến rõ rệt trong công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường.

- Bản thân đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thị xã Sầm Sơn nhận thức được trách nhiệm trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ trong thời kỳ mới cho nên đã nỗ lực tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn công tác, không ngừng học tập, khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

* Nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm

- Sự bất cập về kiến thức, năng lực, trình độ về quản lý kinh tế, xã hội, đô thị, an ninh, quốc phòng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường trước những yêu cầu mới ngày càng cao đặt ra do sự phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng phát triển, đô thị hóa nhanh của các xã, phường và thị xã Sầm Sơn.

- Phần lớn cán bộ chủ chốt cấp xã, phường đều được phát triển từ các phong trào quần chúng ở cơ sở. Nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, văn bản của Đảng và Nhà nước không còn phù hợp với thực tiễn, chậm được bổ sung,

sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới; đã gây nên những khó khăn, lúng túng, thậm chí va vấp, vi phạm trong hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường.

- Một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp xã, phường thiếu năng động, sáng tạo; trông chờ, ỷ lại vào cấp trên và tập thể; chậm thích ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Thị xã chưa thực hiện công tác luân chuyển cán bộ giữa các xã, phường. Công tác cán bộ của một số đảng ủy xã, phường chưa được quan tâm đúng mức; nhất là công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ.

- Bước vào nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập; trước tác động mạnh mẽ của những mặt trái cơ chế thị trường; trước sự chống phá, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp xã, phường đã thiếu tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu; tinh thần tự phê bình và phê bình giảm sút, suy thoái đạo đức, có đồng chí vi phạm khuyết điểm, bị xử lý kỷ luật.

- Các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ cơ sở đã được quan tâm, đổi mới sau khi có Nghị quyết Trung ương Năm, Khóa IX, song vẫn chưa thực sự là động lực, chưa thu hút được cán bộ có năng lực về công tác tại xã, phường và yên tâm công tác lâu dài.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường ở thị xã Sầm Sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 47)