Một số đề xuất và kiến nghị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh , mở rộng thị trường cho các sản phẩm chủ yếu của công ty VTJ Vinh Tuong Cambodia , thời kỳ 2010-2015 TP.HCM (Trang 88)

3.3.7.1 Đối với Công ty:

Để hỗ trợ cho các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nêu trong luận văn được thực thi hiệu quả, theo chúng tôi trong thời gian tới Công ty cần có những sự thay đổi như sau:

- Công ty cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã sản phẩm bằng cách đâu tư dây chuyền sản xuất hiện đại và nâng cao chất lượng tay nghề cho nhân viên từng khâu sản xuất.

- Các cửa hàng phải được sửa chữa thiết kế bảng hiệu và trang trí sao cho trang trọng bắt mắt để thu hút lượng khách hàng.

chuẩn đánh giá như phương pháp BSC (Balance Score Card) và chấm điểm thi đua về mọi mặt hoạt động tác các cửa hàng để dựa vào đó tạo thói quen cho nhân viên.

- Công ty nên xem xét lại lương của một số khâu chủ chốt để có thể đảm bảo được đội ngũ này luôn gắn bó và làm tốt công việc được giao. Cần hoạch định lại số nhân sự đủ để hoạt động trong công ty tránh tình trạng bị thừa hay bị thiếu.

- Bộ phận kế toán cần tăng cường hơn về việc giám sát kiểm soát các chi phí hàng ngày hàng tháng, quản lý công nợ bằng cách cấp hạn mức tín dụng cho từng khách hàng, quản lý các kho để khống chế được các thất thoát và chênh lệnh.

- Bộ phận nhân sự cần giám sát về các hoạt động động tác tại các cửa hàng, nhà máy và văn phòng về giờ làm việc, số nhân viên nghỉ phép và điều động người đúng vị trí đúng công việc.

- Bộ phận bán hàng và tiếp thị cần phải có các chương trình để thúc đẩy doanh số như quảng cáo, quảng bá đúng thời điểm, mua sản phẩm sẽ được trúng thưởng xe máy, lap top… vào các dịp quan trọng. Mặt khác cần phải đào tạo về kiến thức sản phẩm cho các nhân viên được hiểu rõ để có thể giới thiệu cho khách hàng một cách dẽ dàng và dẽ hiểu.

- Do các nhân viên cấp dưới thường giỏi về nghiệp vụ, yếu về định hướng tầm nhìn chiến lược nên rất cần sự hỗ trợ thương xuyên của Ban Tổng Giám đốc để họ có thể đi theo hướng đã vạch ra thực hiện tốt nếu không họ sẽ ít chủ động được.

- Tuyển chọn thêm cán bộ công nhân viên vào công ty chỉ tuyển khi thực sự cần thiết tránh tình trạng người làm thì thiếu mà người hưởng lương thì thừa, tuyển người vào vị trí cần tuyển chứ không phải tuyển người vào Công ty. Nên

chăng Công ty tuyển cả cán bộ công nhân viên không có “họ hàng” với người trong Công ty có như vậy mới phát huy được hết năng lực của tất cả các cán bộ công nhân viên. Công ty cũng nên có hợp đồng với người lao động và có kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ công nhân viên vô trách nhiệm.

3.3.7.2 Đối với Nhà nước và cơ quan chức năng

Để có thể làm tốt công tác phát triển thị trường, một trong những yếu tố cần thiết đối với Công ty là vốn để đầu tư máy móc thiết bị, khoa học công nghệ, tăng cường thông tin quảng cáo tiếp cận thị trường…Tuy nhiên, Công ty phải luôn hoạt động trong tình trạng thiếu vốn vì vốn đầu tư lớn. Do vậy, khó đầu tư chiều sâu.

Bên cạnh đó, do sự buông lỏng trong quản lý Nhà nước, kém hiệu quả trong công tác quản lý thị trường nội địa, quản lý mậu dịch đường biên, chống buôn lậu, và có quản lý chặt chẽ với chính sách thuế đối với các doanh nghiệp đặc biệt là thuế giá trị gia tăng, và tạo luật chóng tham nhũng chặt chẽ đối với các cơ quan thuế… Do đó, hàng kém chất lượng trong nước và hàng nhập lậu thâm nhập ồ ạt vào thị trường Cambodia với giá rẻ do trốn thuế, tạo sự cạnh tranh không cân sức giữa sản phẩm sản xuất của Công ty và sản phẩm nhập ngoại, giữa sản phẩm sản xuất trong nước với nhau đồng thời lại có một số các cơ sở sản xuất sử dụng nhãn mác sản phẩm của Công ty làm giảm uy tín sản phẩm của Công ty.

Vì vậy, Công ty xin có một số kiến nghị đối với Nhà nước, các cơ quan ban ngành chức năng như sau:

1. Nhà nước hỗ trợ tối đa vốn đầu tư ưu đãi trong nước (kể cả vốn ODA) cho

Công ty đầu tư chiều sâu và đầu tư các dự án mới theo đúng quy hoạch được duyệt, đồng thời cho vay bổ xung để trả nợ khi các nhà máy mới vào sản xuất, chưa đủ cân đối để trả nợ vốn vay. Nhà nước cấp vốn lưu động

ban đầu cho các nhà máy mới của Công ty VTJ Cambodia.

2. Nhà nước có chính sách và biện pháp quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây

dựng các nhà máy sản phẩm khung trần vách ngăn trong cả nước, đảm bảo đúng quy hoạch nhằm khắc phục tình trạng dư thừa công suất trong khi nhu cầu trong nước còn tăng chậm. Khuyến khích các nhà máy sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm chất lượng cao.

3. Đề nghị chính phủ có biện pháp khả thi và hiệu quả để các doanh nghiệp

tư nhân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp thuế, có đăng ký chất lượng, nhãn mác sản phẩm với cơ quan chức năng quản lý Nhà nước và có đủ các điều kiện kỹ thuật đảm bảo chất lượng sản phẩm như đã đăng ký.

4. Nhà nước phải có chính sách bảo vệ sản xuất sản phẩm trong nước bằng

cách áp dụng mức thuế hợp lý: thuế VAT, thuế thu nhập Công ty, thuế nhập khẩu các sản phẩm tole để sản xuất sản phẩm khung trần vách ngăn, đồng thời có chính sách hỗ trợ xuất khẩu (kể cả trợ giá xuất khẩu).

5. Nhà nước có chính sách kích cầu mạnh mẽ để tăng tiêu thụ sản phẩm

trong nước.

6. Đề nghị Nhà nước có chính sách ưu đãi về giá điện, giá khí thiên nhiên

cho Công ty, đặc biệt giá điện cho khâu sản xuất vì tiêu thụ nhiều điện và đảm bảo cung cấp ổn định, lâu dài để thực hiện chủ trương đẩy mạnh sản xuất sản phẩm trong nước.

KẾT LUẬN

Với Công ty VTJ Cambodia, Nhà nước đã tạo được một doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn trong một ngành kinh tế quan trọng, tạo cơ sở liên kết sản xuất với lưu thông, cân đối sản xuất trong nước với xuất, nhập khẩu, ổn định thị trường và có tiềm lực nhất định.

Qua hoạt động thực tiễn, Công ty đã thực hiện được vai trò quan trọng trong điều tiết kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và bình ổn thị trường… Tuy nhiên, để thực hiện tốt các công việc của mình Công ty cần phải có một khả năng rất lớn. Thực tế cho thấy hiện nay môi trường cạnh tranh càng gay gắt. Hơn nữa, khi Cambodia đã gia nhập các tổ chức thương mại khu vực và thế giới thì môi trường cạnh tranh càng gay gắt hơn. Điều đó, đặt ra cho Công ty không ít những trở ngại. Thử thách này sẽ là cuộc thử sức của Công ty và nó sẽ chứng minh một chân lý trong cạnh tranh: “Thành công sẽ thuộc về kẻ mạnh hơn”. Vì vậy, trong thời gian tới nếu mặt hàng khung trần vách ngăn và tấm thạch cao của Công ty muốn cạnh tranh được trên thị trường đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng rất lớn của Công ty và các thành viên của Công ty để có thể đưa ra những giải pháp đồng bộ, tích cực nhằm tăng năng lực cạnh tranh các sản phẩm của mình.

Tuy khả năng có hạn và thời gian tìm hiểu thực thế không nhiều song trong bài viết này chúng tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số giải pháp mà theo chúng tôi đó sẽ là những giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm chủ yếu của Công ty VTJ Cambodia, thời kỳ 2010-2015.

Với những giải pháp này chúng tôi hy vọng rằng sản phẩm khung trần vách ngăn và tấm thạch cao của Công ty có thể vững bước trên con đường đua đầy gian nan và thử thách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các số liệu của Công ty VTI (Việt Nam) và Công ty VTJ (Cambodia). 2. Kế hoạch phát triển của chính phủ Cambodia 2004-2010

3. Nguyễn Đình Thọ, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ chủ đề “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HỒ CHÍ MINH”.

4. Nguyễn Thị Lê Diệp – Hồ Đức Hùng “Quản Trị Marketing”.

5. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Th.S Phạm Văn Nam – Chiến lược và chính sách kinh doanh – NXB thống kê,1998.

6. Alexander Hiam. Charles D.Schewe, MBA Trong Tầm Tay – Chủ Đề Marketing, Nhà xuất bản Trẻ.

7. Allan R. Cohen, MBA Trong Tầm Tay – Chủ Đề Quản Trị Kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê.

8. Liam Fahey. Robert M. Randall, MBA Trong Tầm Tay – Chủ Đề Quản Lý Chiến Lược, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM.

9. Don Taylor – Jeanne Smalling Archer (2004), Để Cạnh Tranh Với Những Người Khổng Lồ, Nhà xuất bản Thống kê.

10. Fred R.David (2003), Khái Luận Về Quản Trị Chiến Lược (Concepts of Stratergic Management), Nhà xuất bản Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.

11. Garry D.Smith, Danny R.Arnold, Bobby G.Bizzell – Chiến lược và sách lược kinh doanh – NXB thống kê, 1997

12. Michael E. Porter - Lợi Thế Cạnh Tranh Quốc Gia– NXB trẻ 2008.

13. Michael E.Porter (1996), Chiến Lược Cạnh Tranh, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

15. Phillip Kotler (1994), Những Nguyên Lý Tiếp Thị, Nhà xuất bản Tp.HCM. 16. Phillip Kotler (1997), Quản Trị Marketing, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 17. Phillip Kotler (2003), Những Phương Thức Sáng Tạo, Chiến Thắng và

Khống Chế Thị Trường, Nhà xuất bản Tp.HCM. 18. Tạp Chí và các báo trí địa phương.

19. Địa chỉ Website tham khảo: - www.kienthuckinhte.com

- www.nghiencuumarketing.com

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh , mở rộng thị trường cho các sản phẩm chủ yếu của công ty VTJ Vinh Tuong Cambodia , thời kỳ 2010-2015 TP.HCM (Trang 88)