AFTA sẽ làm tăng khối lượng buôn bán sản phẩm trong nội bộ ASEAN cũng như giữa các nước ASEAN với các nước ngoài khu vực, AFTA sẽ giúp các nhà sản xuất sản phẩm khung trần vách ngăn có thể nhập khẩu được nguyên liệu đầu vào từ các nước AFTA khác với giá rẻ hơn, từ đó có thể hạ giá thành sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường ngoài ASEAN, dẫn đến tăng kim ngạch buôn bán giữa các nước trong khu vực với thế giới bên ngoài. Như vậy, AFTA góp phần mở rộng thị trường cho các quốc gia thành viên. Thị trường ở từng nước thành viên có thể nhỏ, nhưng khi tham gia AFTA sẽ được hưởng lợi thế thị trường của cả AFTA với số dân hiện nay vào khoảng 500 triệu người. Một thị trường lớn (đứng thứ 4 sau Bắc Mỹ, liên minh Châu Âu và Nhật Bản), ổn định và có tốc độ tăng trưởng cao không những sẽ giúp cho các quốc gia ASEAN tăng được sức mạnh trong thương lượng thương mại toàn cầu mà còn có tác động thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào một quốc gia thành viên ASEAN sẽ tính tới thị trường của cả ASEAN chứ không phải thị trường bản thân nước đó.
Tuy nhiên, tác động của AFTA đối với từng nước ASEAN cũng sẽ rất khác nhau. Mặc dù AFTA sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các nước thành viên, song các nước phát triển hơn, nhất là trong giai đoạn đầu, sẽ được hưởng lợi nhiều hơn so với các nước kém phát triển hơn. Bên cạnh những cơ hội như đã nêu trên AFTA cũng đã và sẽ đặt ra cho các nước thành viên một số thách thức, tuy mỗi nước ở một mức độ khác nhau, như: hàng nội địa có thể bị cạnh tranh mạnh hơn hàng hoá nhập khẩu, một số quốc gia phải thu hẹp một số đơn vị sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả v.v… Theo nghiên cứu của một nhóm chuyên gia về tác động của AFTA đối với việc làm thay đổi cơ cấu công nghiệp của các quốc gia ASEAN cho thấy, các nước Malaixia, Thái Lan và Singapor có thể sẽ tập trung phát triển
mạnh hơn các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn và công nghệ cao hơn, trong đó có ngành sản xuất khung trần vách ngăn.
Ngược lại việc hội nhập của kinh tế Cambodia với khu vực và thế giới là xu thế không thể đảo ngược. Trong quá trình hội nhập các loại thuế áp dụng chung cho các nước không vượt quá 5%.
Căn cứ vào chương trình phát triển công nghiệp của Cambodia trong thời gian qua, và căn cứ và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua cũng như khả năng tạo được nguồn hàng, vốn ổn định đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và dựa vào dự báo nhu cầu cho sản phẩm của VTJ.
Từ đó các Ban Quản Lý Dự Án công trình lớn như Camco City, Gold Tower, Canadia, New Decastle.. là những dự án lớn về phát triển đô thị mới nên việc tiếp cận với các dự án đó phải theo đuổi nắm bắt nhu cầu của nhà đầu tư để không bỏ lỡ các cơ hội cung cấp hàng vì họ có thể tiêu thụ các sản phẩm của Công ty với số lượng lớn và lâu dài từ đó sẽ mang lại lợi nhận cao cho Công ty.
Từ sự phân tích trên (về các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, Nhà nước, tác động của AFTA…) ta có thể rút ra những cơ hội và thách thức (đe doạ) đối với Công ty như sau:
Cơ hội
- Mức tăng trưởng GDP năm 2008 (7.0%).
- Nền kinh tế tăng trưởng nhanh đặc biệt là ngành xây dựng.
- Chính trị ổn định.
- Không có đối thủ cạnh tranh mạnh (chưa có đối thủ có nhà máy sản xuất
lớn).
- Tăng trưởng đầu tư nước ngoài vào Cambodia.
- Có mối quan hệ hợp tác tốt với các doanh nghiệp địa phương.
Đe doạ
- Hệ thống thuế và việc quản lý thuế không chặt chẽ.
- Thị trường bất động sản đóng băng, ngành xây dựng có nguy cơ tăng
trưởng âm.
- Giá tấm thạch cao tăng cao, doanh thu phụ thuộc nhiều vào tấm TQ.
- Mức lạm phát cao (đồng USD mất giá, giá dầu và thực phẩm tăng cao).
- Sản phẩm dễ dàng trong việc sản xuất (người sản xuất trong nước có thể
làm ra sản phẩm nháy).