Khái quát về đặc điểm tự nhiên và tình hình KT-X Hở TPHCM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông ở Tp. Hồ Chí Minh (Trang 35 - 38)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

TPHCM là thành phố đông dân nhất nước, là đô thị đặc biệt, có vị trí chính trị quan trọng; là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, KHCN; là đầu tàu, động lực, có sức hút và sức lan tỏa lớn; là đầu mối quan trọng trong giao lưu và hội nhập quốc tế của Việt Nam,

Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và ĐBSCL, TPHCM hiện có 19 quận và 05 huyện, với tổng diện tích 2.095,01 km2. Theo kết quả điều tra dân số vào 0 giờ, ngày 01/4/2009, dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km2. Nhưng đến năm 2011, dân số có hộ khẩu thường trú đã tăng lên 8 triệu người, chưa tính dân nhập cư khoảng 2 triệu người. Dân cư hầu hết là dân tộc Kinh; một số ít dân tộc Hoa, Chăm, Khơme, Nùng,…trong đó, dân tộc Hoa đông nhất, có trên nửa triệu người.

Thành phố giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, hiện chiếm 20,2% tổng sản phẩm và 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp của quốc gia. Nhờ thành phố biết tận dụng về điều kiện tự nhiên thuận lợi và biết phát huy triệt để truyền thống cách mạng kiên cường, năng động sáng tạo đã xây dựng thành phố trở thành đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không. Năm 2012, thành phố đón 3,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Hiện có 4.452 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư là 31,49 tỷ USD. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 209.674 tỷ đồng, chiếm 30% tổng thu ngân sách quốc gia. Các lĩnh vực GD&ĐT, truyền thông, thể thao, giải trí, thành phố đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Thành phố có các hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong 5 năm (2006-2010), bình quân GDP của thành phố là 12%/năm; Năm 2012, mặc dù bị ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ thế giới, nhưng GDP thành phố vẫn đạt mức tăng trưởng 9,2%, gấp 1,77 lần so với GDP của cả nước (GDP cả nước là 5,2%), đưa GDP bình quân đầu người đạt 3.700 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện tỷ trọng Thương mại dịch vụ chiếm 54,1%, Công nghiệp xây dựng chiếm 44,7% và Nông nghiệp chiếm 1,2%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo mức đóng góp GDP lớn cho cả nước, hiện tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.

Có thể nói thành phố là hạt nhân quan trọng trong vùng KTTĐPN và trung tâm đối với vùng Nam Bộ, với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng KTTĐPN. Kinh tế thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẽ, năm 1997 giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố đạt 65,2% của vùng KTTĐPN, chiếm 58,7% giá trị sản lượng công nghiệp vùng. Thành phố là trung tâm về công nghiệp, dịch vụ của cả Vùng. Giá trị sản lượng công nghiệp thành phố năm 2000 là 76,66 ngàn tỷ đồng, gấp 2,2 lần tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, gấp 3,7 lần Thủ đô Hà Nội và 4 lần tỉnh Đồng Nai.

Thành phố tiếp tục tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch mô hình tăng trưởng phù hợp với Nghị quyết số 20/BCT/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố: Xây dựng thành phố thành một trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn của cả nước, từng bước có vị trí xứng đáng trong khu vực Đông Nam Á.

2.1.3. Động cơ phát triển

Thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước ta, năm 2012 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 56.584,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Thành phố hiện có hệ thống siêu thị và chợ khá lớn, trong tương lai, thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng các siêu thị và

các chợ hiện đại, thuận lợi và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đô thị theo hướng văn minh hiện đại. Kể từ năm 1990, hoạt động du lịch của thành phố luôn phát triển mạnh mẽ, hiện doanh thu du lịch chiếm từ 28% đến 35% doanh thu du lịch của cả nước. Thành phố còn là trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất Việt Nam, dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng, doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc.

Thành phố tiếp tục phát triển các ngành kinh tế chủ lực, trong đó có ngành cơ khí, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, công nghệ vi mạch…vẫn là đầu mối quan trọng trong xuất nhập khẩu của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành và đang triển khai xây dựng đưa vào sử dụng trong thời gian tới hệ thống giao thông hiện đại như đường cao tốc TPHCM đi Trung lương, Dầu Giây và Phan Thiết; hệ thống tầu điện ngầm; đường Xuyên Á, đại lộ Đông Tây; xây dựng hàng loạt cầu vượt, giải được bài toán hóc búa về ùn tắc giao thông góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, thành phố luôn khẳng định vai trò là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch của cả nước; là hạt nhân phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước, cũng là vùng động lực thúc đẩy cho công cuộc phát triển KT-XH ở địa bàn Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung, góp phần thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Người Sài Gòn xưa và TPHCM ngày nay luôn ý thức về tần quan trọng của học vấn, họ luôn mong muốn mở mang nâng cao dân trí, đây chính là nét đặc thù trong đời sống tinh thần của người dân thành phố mang tên Bác. Do đó cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục, hiện hệ thống giáo dục nhà nước và tư nhân song song hoạt động từ rất lâu nhằm đáp ứng nhu cầu về học tập của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông ở Tp. Hồ Chí Minh (Trang 35 - 38)