Thực trạng quản lý Nhà nước về giáo dục THPT tại TPHCM.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông ở Tp. Hồ Chí Minh (Trang 51 - 76)

2.3.1. Về việc triển khai thực hiện các chính sách, văn bản QLNN đối với giáo dục THPT

Tiếp tục triển khai Quyết định số 02/2003/QĐ-UB ngày 03/01/2003 của UBND Thành phố về phê duyệt qui hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành GD&ĐT đến năm 2020; cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, gọi tắt là cuộc vận động “Hai không” được toàn ngành giáo dục xác định là khâu đột phá trong nhiệm vụ năm học, để đánh giá đúng thực chất việc dạy và học, từ đó có những giải pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Ngay tại Hội nghị Tổng kết năm học 2005-2006, ngành giáo dục thành phố đã triển khai và tiến hành ký cam kết giữa Sở với các Phòng GD&ĐT và các trường trực thuộc trên địa bàn; trên cơ sở đó, các phòng GD&ĐT, các trường đã đồng loạt triển khai và tổ chức ký cam kết thi đua thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” trong trường mình từ đó đến nay.

Để có cơ sở vững chắc, ngành giáo dục đã tham mưu với UBND thành phố ban hành Chỉ thị số 412/2006/CT-UBND về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục trên địa bàn Thành phố; các ngành Công an, Phụ nữ, Thanh niên,…cùng ngành giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ có văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ngành mình thực hiện, làm cho cuộc vận động được triển khai sâu rộng và hiệu quả hơn.

Qua quá trình triển khai thực hiện Cuộc vận động, việc đánh giá chất lượng dạy và học của ngành từng bước đi vào thực chất thể hiện qua tỷ lệ số học sinh tốt nghiệp THPT luôn ở mức cao, năm sau cao hơn năm trước. Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức nghiêm túc, an toàn đúng tinh thần của cuộc vận động. Tuy kết quả xếp loại khá giỏi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT tăng giảm không đều qua các năm, nhưng đã đánh giá đúng thực chất, được sự đồng tình trong ngành và dư luận xã hội. Đây là cơ sở để ngành nhìn nhận lại thực chất kết quả đào tạo của nhà trường để có giải pháp khắc phục bệnh thành tích trong dạy học ngay từ đầu các năm học.

Kỷ cương trong ngành qua cuộc vận động đã được tăng cường hơn, trong 5 năm học 2007-2012, UBND thành phố và Sở GD&ĐT đã ký quyết định kỷ luật 10 cán bộ quản lý là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn vì có những sai phạm trong công tác quản lý tài chính và kỷ luật 41 giáo viên, nhân viên tại các trường phổ thông trên địa bàn thành phố vì đã có các sai phạm liên quan đến tài chính, tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

Công tác thi đua, khen thưởng cũng đã được ngành quan tâm chấn chỉnh và cải tiến một bước để hạn chế bệnh thành tích, thể hiện ở việc triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 35-CT/TW ngày 03/6/1998 của Bộ Chính trị, Luật thi đua khen thưởng, Nghị định của Chính phủ về đổi mới công tác thi đua khen thưởng; đồng thời ngành đã tham mưu với UBND thành phố ban hành Công văn 3268/VP-VX ngày 15/5/2010 về xét tăng danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, Sở GD&ĐT thành phố đã tiếp tục thực hiện phân cấp về công tác thi đua khen thưởng bậc THCS, tiểu học cho cấp quận, huyện; tạo điều kiện cho cấp quận huyện đánh giá được kịp thời và sát thực hơn. Nhờ vậy, số cá nhân được đề nghị các cấp khen thưởng trong các năm học ngày càng đi vào thực chất hơn. Kết quả, đã có 41 nhà giáo được tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, có 01 tập thể được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích dẫn đầu cụm thi đua, có 06 đơn vị trực thuộc Sở được Bộ GD&ĐT tặng bằng khen xuất sắc về dẫn đầu các lĩnh vực thi đua và hàng chục tập thể, cá nhân trên năm được UBND thành phố tặng cờ, bằng khen vì đã có thành tích trong sự nghiệp giáo dục.

Chỉ đạo thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10: Thực hiện theo chương trình mới có phân ban gồm: Ban KHTN, KHXH&NV và ban cơ bản, thời gian thực hiện theo hướng dẫn là 35 tuần trong năm học.

Chỉ đạo thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 11, 12 không phân ban: Thực hiện theo chương trình đại trà với thời gian thực dạy là 33 tuần trong năm học theo đúng quy định.

Thực hiện chương trình dạy học tự chọn: Các trường chủ yếu tiến hành dạy các môn tự chọn về môn Tin học, Anh văn và một số môn nâng cao phục vụ cho nhu cầu của học sinh có nguyện vọng thi vào các trường đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp THPT; có một số trường dạy chủ đề tự chọn thêm cả môn tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Trung.

Về việc chỉ đạo tổ chức thi tuyển chọn học sinh giỏi, Sở GD&ĐT thành phố căn cứ vào Quy chế số 65/1998/QĐ-BGD&ĐT tiến hành tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi và thành lập, bồi dưỡng đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp quốc gia hàng năm về các bộ môn Toán, Văn, Lý, Hóa, Tin học, Sử, Địa, Tiếng Anh.

Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 27/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế trường trung học đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn 2001- 2010), Sở GD&ĐT đã tham mưu với UBND thành phố và đưa vào kế hoạch hoạt động hàng năm. Đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản và trang bị các thiết bị theo hướng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Hỗ trợ tập trung đầu tư cho những trường đăng ký đạt chuẩn. Chỉ đạo các Phòng GD&ĐT và các trường THPT xây dựng kế hoạch theo hướng xây dựng trường đạt chuẩn, thường xuyên tiến hành khảo sát, kiểm tra, đối chiếu với các tiêu chí trong Quy định về trường chuẩn quốc gia.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, là hạt nhân quan trọng trong vùng KTTĐPN, nhưng người dân tộc thiểu số ở đây không nhiều so với các tỉnh, thành khác trong Vùng, nhưng Sở GD&ĐT đã triển khai và thực hiện đầy đủ các văn bản hướng dẫn như Chỉ thị 16/CT ngày 15/5/1978 và thông tư số 01/GD-ĐT ngày 03/02/1997 của Bộ GD&ĐT, Chỉ thị số 68/CT- TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị định số 51/1999/NĐ-CP của Chính phủ về chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc, thông qua việc khuyến khích các Chùa của người Khmer, Chăm tổ chức dạy tiếng cho người dân tộc Khmer, Chăm sống trên địa bàn.

Năm học 2007-2008, Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch số 312 /SGDĐT- VP ngày 05/8/2007 triển khai trong toàn ngành kế hoạch tiếp tục thực hiện Cuộc

vận động “Hai không” với 04 nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt tiêu chuẩn lên lớp”. Năm 2009, Sở GD&ĐT, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ thành phố ký liên tịch số 2802/CTr/GDĐT-HKH-HPN về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2009-2013 và trong năm 2009, ngành đã ký với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Sở VHTT-DL Thành phố về chương trình này, nhờ đó tạo nên sức mạnh của toàn xã hội hỗ trợ công tác giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2007-2008 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm học 2008-2009, Sở GD&ĐT đã sơ kết 01 năm thực hiện Chỉ thị số 06/CT-TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục và sơ kết 02 năm thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD&ĐT; tiếp tục Chỉ thị 03-TU của Thành ủy và Chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân thành phố về Chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác GD&ĐT, thực hiện chủ đề năm học “sống có trách nhiệm” tạo điều kiện cho học sinh “Nói điều hay làm điều tốt”, xây dựng tốt các quan hệ, hình thành nếp sống văn minh, tự tin và năng động.

Trong các năm học từ 2007-2012, ngành GD&ĐT thành phố đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nhiều giải pháp cần thiết nhằm khắc phục tình trạng học sinh đánh nhau và bỏ học; tập trung chỉ đạo giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp có kế hoạch quản lý chặt chẽ học sinh, kịp thời phát hiện những học sinh có hiện tượng đánh nhau, chán học, có hoàn cảnh khó khăn dẫn đến bỏ học để có biện pháp giúp các em trong học tập, đặc biệt quan tâm đến học sinh nữ, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của thành phố. Đối với học sinh yếu kém, phân công các giáo viên có trình độ, nhiệt tình tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học và trong dịp hè. Đồng thời phối hợp với Hội khuyến học và Ban đại diện phụ huynh học sinh và các mạnh thường quân

có biện pháp hỗ trợ kịp thời, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn an tâm học tập.

Thực hiện Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các trường THPT trực thuộc Sở tổ chức học tập quán triệt và triển khai thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của thành phố. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy định trên ở các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và các nhà giáo, qua đó kịp thời khen thưởng biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt và xử lý kỷ luật thích đáng, nghiêm túc các hành vi cố tình vi phạm đạo đức nhà giáo.

Bổ sung, điều chỉnh các tiêu chí thi đua đối với các Phòng GD&ĐT, các trường trực thuộc Sở theo tinh thần Công văn số 10234/BGDĐT- VP ngày 05/11/2008 của Bộ GD&ĐT. Tham mưu UBND thành phố ban hành Quyết định số 2428/UBND-VX ngày 23/5/2013 của UBND thành phố về Quy định xét khen thưởng cho học sinh giỏi trên địa bàn thành phố; dựa trên quyết định của UBND thành phố, Sở Tài chính ra Quyết định số 4247/STC-HCSN ngày 17/5/2013 về mức tiền thưởng đối với học sinh giỏi được tặng bằng khen, giấy khen.

Thực hiện lời kêu gọi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam về việc “Quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, áo ấm giúp học sinh và giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”, Sở GD&ĐT, Công đoàn Ngành phối hợp cùng Hội Khuyến học đã chỉ đạo các Phòng GD&ĐT và các trường trực thuộc trên địa bàn thành phố vận động quyên góp tập sách để hỗ trợ cho các em học sinh tại 41 xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của thành phố với tổng số 6.000 tập sách, ước tính trị giá 37 triệu đồng.

Sở GD&ĐT đã tổ chức triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 55/2008/CT-B GDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 và các

văn bản chỉ đạo có liên quan đến các cơ sở giáo dục, cụ thể bằng các văn bản hướng dẫn của Sở.

Năm 2008, Sở GD&ĐT đã tham gia góp ý dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn từ 2008-2020; đồng thời tham mưu với Ban Thường vụ Thành ủy xây dựng Đề án nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2009-2015, tầm nhìn 2020

Sở GD&ĐT đã tổ chức triển khai thực hiện việc phân cấp quản lý giáo dục đối với các Phòng GD&ĐT, các trường THPT trên địa bàn, nhằm thực hiện chế độ tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/NĐ-CP của Chính phủ.

Thực hiện Thông tư số 09/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Sở GD&ĐT thành phố đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện “03 công khai” gồm: Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng thực tế; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng; công khai thu, chi tài chính để người học và toàn xã hội giám sát, đánh giá.

2.3.2. Về tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý giáo dục THPT

Năm học 2007-2008, toàn ngành có 53.445 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó, giáo viên nữ có 25.920 người, chiếm 48,5%; cán bộ quản lý có 4.382 người.

Bảng 2.8. Tổng hợp số lượng cán bộ quản lý, nhân viên giáo dục của Sở và các trường THPT công lập năm học 2007-2008

TT Đơn vị CBQL CNV

Hợp đồng lao động Biên chế giảm trong năm Trong biên chế Ngoài biên chế Hưu BHXH Bỏ việc 1 Sở GD&ĐT 172 39 170 43 04 2 Trường 213 655 261 607 14 41 12

(Nguồn: Số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Thành phố)

Hàng năm, thành phố tiến hành triển khai thực hiện công tác sắp xếp, rà soát, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý theo nhiệm kỳ, luân chuyển, bổ nhiệm mới cán bộ quản lý bổ sung cho các đơn vị thiếu và thay thế cán bộ quản lý nghỉ hưu trí theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo. Kết quả trong 5 năm học (2007-2012), đã bổ nhiệm được 408 cán bộ quản lý, trong đó bậc THPT có 156 cán bộ quản lý (theo nhiệm kỳ 05 năm được 59 cán bộ quản lý, luân chuyển 21 cán bộ quản lý, bổ nhiệm mới được 76 cán bộ quản lý).

Bảng 2.9. Tổng hợp số lượng cán bộ quản lý, nhân viên giáo dục của Sở và các trường THPT công lập năm học 2011-2012

TT Đơn vị CBQL CNV

Hợp đồng lao động Biên chế giảm trong năm Trong biên chế Ngoài biên chế Hưu BHXH Bỏ việc 1 Sở GD&ĐT 184 43 182 45 02 2 Trường 306 873 361 824 12 31 04

(Nguồn: Số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Thành phố)

Cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT thành phố gồm: - Ban giám đốc Sở: 01 Giám đốc và 05 phó Giám đốc.

- Có 12 Phòng thuộc Sở: Văn phòng Sở; Phòng Khảo thí & Kiểm định chất lượng giáo dục; Phòng Thanh tra; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài chính & Kế hoạch; Phòng Giáo dục Mần non; Phòng Giáo dục Tiểu học; Phòng Giáo dục Trung học; Phòng Giáo dục chuyên nghiệp&Đại học; Phòng Giáo dục thường xuyên; Phòng Học sinh sinh viên; Phòng Pháp chế.

- Phòng GD&ĐT thuộc Sở: Quận I, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 7, quận 8, quận 9, quận 10, quận 11, quận 12, quận Bình Thạch, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Thủ Đức, quận Phú Nhuận, quận Gò Vấp, quận Bình Tân, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ.

- Trường THPT trực thuộc Sở: 182 trường.

- Trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học: Có 01 trường đại học, có 08 trường cao đẳng và có 40 trường trung học chuyên nghiệp.

Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý đã được Ban Giám đốc Sở rất quan tâm, đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu về công tác quản lý trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chưa sâu, chưa chuyên nghiệp, một số vẫn chưa qua đào tạo về kiến thức quản lý nhà nước, chưa dành nhiều thời gian cho công tác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông ở Tp. Hồ Chí Minh (Trang 51 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w