2.2.1. Về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học
Tiếp tục thực hiện quyết định số 02/2003/QĐ-UB ngày 03/01/2003 của Chủ tịch UBND thành phố về công tác quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố đến 2020 nhằm chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020, nâng cao giáo dục toàn diện, đổi mới hệ thống trường lớp thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, XHH ngành GD&ĐT.
Ngành giáo dục thành phố đã tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân thành phố, trong 5 năm học (2007- 2012), đã nhận được sự đầu tư thích đáng về đất đai, cơ sở vật chất trường lớp và các trang thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ dạy học; Ngoài nguồn vốn của thành phố, còn các nguồn vốn từ các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia, các nhà hảo tâm, các nhà đầu tư trong và ngoài nước và nhân dân thành phố.
Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, trên cơ sở kết quả thực hiện năm học trước và chỉ tiêu nhiệm vụ được giao trong năm học mới, Sở GD&ĐT lập kế hoạch kinh phí theo từng mục chi tiêu của dự án, theo nguồn ngân sách thực hiện, bao gồm: Nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và nguồn ngân sách khác gửi Sở Kế hoạch&Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp trình UBND thành phố phê duyệt, UBND thành phố gửi Bộ GD&ĐT, Bộ Kế hoạch&Đầu tư, Bộ Tài chính.
Căn cứ vào chỉ tiêu phân bổ, Sở Kế hoạch&đầu tư, Sở Tài chính báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố phê duyệt vào kỳ họp cuối năm. Căn cứ theo Nghị quyết HĐND; UBND thành phố phân bổ dự toán kinh phí chi cho từng hạng mục một cách hợp lý.
Hiện toàn thành phố có 182 trường THPT; trong đó có 97 trường THPT công lập (03 trường THPT chuyên) và có 85 trường THPT ngoài công lập.
Bảng 2.1. Quy mô phát triển trường THPT từ năm 2007-2012
Năm học 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012
Tổng số 130 136 146 166 182
Công lập 72 73 75 89 97
Ngoài CL 58 65 71 77 85
(Nguồn: Số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Thành phố)
Thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ, ngành đã đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Đề án kiên cố hóa trường lớp. Kết quả thực hiện trong 5 năm học (2007-2012) như sau:
Tổng kinh phí triển khai đầu tư xây dựng các phòng học trong 5 năm học (2007-2012) là 5.067 tỷ 704 triệu (ngân sách thành phố là 4.500 tỷ 704 triệu, vốn kích cầu của Chính phủ là 211 tỷ, vốn khác là 296 tỷ), trong đó năm học 2007- 2008 là 661,019 tỷ đồng; năm học 2008- 2009 là 931 tỷ 500 triệu; năm học 2009- 2010 là 815 tỷ đồng; năm học 2010- 2011 là 1.026 tỷ đồng; năm học 2011- 2012 là 1.634 tỷ 185 triệu đồng. Bên cạnh đó năm học 2010-2012, thành phố hỗ trợ 495 tỷ để các trường ngoài công lập đầu tư sửa chữa cải tạo và nâng cấp trường lớp với thời hạn 08 năm, trả vốn theo tháng và thành phố hỗ trợ 100% lãi xuất ngân hàng.
Với tổng kinh phí trên, ngành đã triển khai đầu tư xây dựng được 6.595 phòng học mới, trong đó THPT là 1.174 phòng, cụ thể như sau: Năm học 2007- 2008, số phòng học mới là 882 phòng, trong đó THPT là 249 phòng; năm học 2008-2009, số phòng học mới là 926 phòng, trong đó THPT là 126 phòng; năm học 2009-2010, số phòng học mới là 1.040 phòng, trong đó THPT là 168 phòng, năm học 2010-2011, số phòng học mới là 2.276 phòng, trong đó THPT là 421 phòng; năm học 2011-2012, số phòng học mới là 1.531 phòng, trong đó THPT là 210 phòng. Trong 10 năm học (1999-2009), hệ thống các trường công lập đã xây dựng được 12.964 phòng học, với tổng kinh phí 6.795 tỷ đồng.
Ngoài số phòng học trên, thành phố còn tăng cường đầu tư thêm cho khối phòng học phục vụ học tập đạt chuẩn gồm: Phòng thư viện thiết bị, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng bộ môn thực hành, phòng tin học Ngoại ngữ và phòng
chức năng khác, cụ thể như sau: Năm học 2009-2010, đầu tư xây dựng mới 177 phòng, trong đó THPT có 77 phòng; năm học 2010-2011, đầu tư xây dựng mới 219 phòng, trong đó THPT có 43 phòng; năm học 2011-2012, đầu tư xây dựng mới 969 phòng, trong đó THPT có 82 phòng.
Các trường đã bố trí đủ viên chức làm công tác thư viện và thiết bị dạy học; Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho 100% giáo viên, nhân viên về công tác thiết bị dạy học, gắn công tác đánh giá giáo viên với việc sử dụng và khai thác thiết bị dạy học.
Trong 5 năm qua, từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục, Sở GD&ĐT thành phố đã triển khai dự án đổi mới chương trình giáo dục, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy, đưa tin học vào nhà trường; triển khai mua sắm thiết bị chuẩn bổ sung các cấp học như: Mua sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức kỹ năng; trang bị hệ thống bảng tương tác thông minh; mua vi tính, máy tính xách tay, máy chiếu và tivi; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tin học (quản lý phòng máy) cho giáo viên THPT công lập trực thuộc… Trên cơ sở đó, ngành đã tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị dạy học theo đúng các quy định hiện hành, đảm bảo đúng thiết bị theo mẫu theo Quyết định của Bộ GD&ĐT, kết quả trong 5 năm học (2007- 2012), ngành đã thực hiện kinh phí mua sắm thiết bị là 1.029,56 tỷ đồng, trong đó năm học 2007-2008 là 110,68 tỷ đồng; năm học 2008-2009 là 179,30 tỷ đồng; năm học 2009-2010 là 234,47 tỷ đồng; năm học 2010-2011 là 283,55 tỷ đồng; năm học 2011-2012 là 221,56 tỷ đồng.
Ngoài kinh phí trên, các trường THPT ngoài công lập, các đơn vị, tổ chức đã huy động, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng trên năm, để đầu tư xây mới phòng học, phòng thư viện, phòng bộ môn, phòng tin học, đồng thời mua sắm thiết bị chuẩn bổ sung các cấp học như: Mua sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức kỹ năng; trang bị hệ thống bảng tương tác thông minh; mua vi tính, máy tính xách tay, máy chiếu và tivi, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tin học (quản lý phòng máy) cho giáo viên THPT.… nên cơ bản đã đáp ứng đủ phòng học, thiết bị chuẩn bổ sung dạy học như: Sách giáo khoa, sách chuẩn kiến thức kỹ năng;
trang bị hệ thống bảng tương tác thông minh; vi tính, máy tính xách tay, máy chiếu và tivi cho giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong những năm qua.
Kết quả đến năm học 2011-2012, thành phố có 326 phòng máy vi tính, với tổng số máy tính dùng để phục vụ dạy học là 12.178 máy, tăng 09 phòng máy tính và tăng 502 máy so với năm học 2010- 2011 (trong đó hệ ngoài công lập có 112 phòng máy vi tính, với 3.570 máy vi tính), đạt tỷ lệ 15,1 học sinh/máy; có 34 trường được trang bị 01 phòng Máy vi tính, có 148 trường được trang bị 02 phòng máy vi tính trở lên (cá biệt có trường ngoài công lập Á Châu được trang bị 12 phòng máy, với 422 máy vi tính).
Kết quả khảo sát 100 học sinh nam và 100 học sinh nữ [xem phụ lục 06, 07, 08, 09] cho thấy các em đều đồng ý về sự đầu tư xây dựng trường lớp, chỉ một số ít không đồng ý. Có 100% số trường trên địa bàn thành phố không học 3 ca, thư viện đã được đầu tư nhiều sách phục vụ nhiệm vụ dạy học và lắp đặt nhiều máy vi tính cho học sinh thực hành, ứng dụng công nghệ tin học.
Thực hiện Quyết định số 27/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về quy định tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia, năm 2010 thành phố phê duyệt triển khai đề án xây dựng, nâng cấp 205 trường, trong đó có 30 trường THPT, với tổng kinh phí thực hiện 7.946 tỷ đồng, nhằm tăng trường đạt chuẩn quốc gia trong những năm học tới. Kết quả năm học 2007-2008 thành phố có 92 trường phổ thông được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 54 trường mần non, có 27 trường tiểu học, 10 trường THCS và 01 trường THPT; nhưng đến năm học 2011- 2012, thành phố đã nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 127 trường, trong đó có 71 trường mầm non, có 40 trường tiểu học, có 14 trường THCS và 02 trường THPT. Các trường còn lại hầu hết đều đạt chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục,... Nguyên nhân số trường THPT đạt chuẩn quốc gia thấp là do không đảm bảo số học sinh trên tổng diện tích hiện có của trường.
Tuy nhiên, vẫn còn một số trường ở vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, các trường ngoài công lập chưa được đầu tư đầy đủ về các phòng thí nghiệm, thực hành, nặng về lý thuyết, hạn chế thực hành cho học sinh; chưa quan tâm đến chất lượng và thiết bị thực hành ở những môn học như: Lý, Hóa, Sinh là do nguồn vốn đầu tư cao trong khi nguồn vốn đầu tư có hạn [xem phụ lục 10].
2.2.2. Về đạo đức của học sinh
Triển khai Chỉ thị số 06- CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ Chính trị, kế hoạch số 02-KH/TU ngày 15/01/2007 của Thành ủy, kế hoạch số 01-KH/ĐU ngày 05/02/2007 của Đảng ủy Sở GD&ĐT thành phố về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không” trong toàn ngành, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức học tập, tinh thần trách nhiệm tất cả vì học sinh thân yêu, góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Trọng tâm của học sinh trong việc thực hiện cuộc vận động này là ý thức học tập, lễ phép kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi, không vi phạm pháp luật của nhà nước và nội quy nhà trường đã đề ra.
Trọng tâm thực hiện cuộc vận động “Hai không” là tập trung vào các nội dung: “Tiếp tục thực hiện nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục” và nội dung: “nói không với những vi phạm đạo đức nhà giáo và không để tình trạng học sinh không đủ tiêu chuẩn nhưng lại lên lớp”.
Tiếp tục quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm. Tập trung tăng cường giáo dục về trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường. Phối hợp tốt với tổ chức Đoàn, Hội, Đội và các tổ chức chính trị xã hội khác để đẩy mạnh công tác Chữ thập đỏ, công tác phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống tội phạm và ma túy, phòng chống HIV/AIDS. Kết quả hạnh kiểm học sinh trong 5 năm học (2007- 2012) cho thấy:
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh từ 2007- 2012 Năm học Tổng số HS đến cuối năm Xếp loại hạnh kiểm Tốt Tỷ lệ (%) Khá Tỷ lệ (%) Trung bình Tỷ lệ (%) Yếu Tỷlệ (%) 2007- 2008 171.175 94.558 55,24 55.700 32,54 18.692 10,92 2.225 1,30 2008- 2009 174.915 103.963 59,43 50.175 28,74 18.735 10,71 2.042 1,14 2009- 2010 178.611 111.281 62,30 51.684 28,93 15.646 8,75 1.965 1,10 2010- 2011 182.733 119.863 65,59 46.614 25,51 14.326 7,84 1.930 1,06 2011- 2012 183.974 124.489 67,74 44.641 24,32 13.185 7,19 1.659 0,09
(Nguồn: Số liệu thống kê của Sở GD&ĐT Thành phố)
Qua bảng tổng hợp cho thấy thực trạng đạo đức của học sinh THPT có sự tiến chuyển theo chiều hướng tích cực; tỷ lệ học sinh loại tốt năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình và yếu kém giảm.
Khảo sát 50 giáo viên giảng dạy ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố với đặc điểm chuyên môn đa dạng như bảng 2.3 và biểu đồ 2.1:
Bảng 2.3. Thống kê tình hình giáo viên được khảo sát
Số lượng Dân tộc Trình độ Thâm niên công tác
Nam Nữ Kinh Hoa Khmer ĐH Trên ĐH >=10 năm <10 năm
23 27 41 07 02 46 04 17 33
Biểu đồ 2.1. Bộ môn giảng dạy của giáo viên
Qua kết quả khảo sát [xem phục lục 01, 02] cho thấy, tình trạng đạo đức của học sinh tương đối tốt, đa số ý kiến đều cho rằng các em không thường xuyên đánh nhau và luôn có ý thức chấp hành nội quy nhà trường đã đề ra. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng vẫn còn tình trạng học sinh đánh nhau (cá biệt cho rằng vẫn còn tình trạng học sinh đánh nhau có tổ chức nhưng ở dạng tự phát) và
không chấp hành tốt nội quy. Từ đó cho thấy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có sự phối hợp tốt giữa ba môi trường “nhà trường, gia đình và xã hội”, biện pháp giáo dục chưa đa dạng và đồng bộ.
2.2.3. Về chất lượng giáo viên và đạo đức nhà giáo
Phong trào thi đua “Hai tốt” tiếp tục được đẩy mạnh, gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”; xây dựng chuẩn mực phong cách nhà giáo, khắc phục có hiệu quả hiện tượng dạy thêm, học thêm trái qui định; xây dựng các tiêu chuẩn thi đua, qui trình đánh giá thi đua, chế độ khen thưởng theo hướng khuyến khích những giáo viên dạy giỏi, khắc phục dần những biểu hiện bệnh thành tích trong thi đua.
Để công tác tuyển dụng giáo viên đạt chất lượng cho các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố, hàng năm, ngành đã đăng công khai trên trang Website của ngành về số lượng cần tuyển, các yêu cầu về chất lượng, hồ sơ tuyển dụng, quy trình xét tuyển và thông báo quyết định trúng tuyển,.. Nhờ vậy đã tuyển dụng được những giáo viên có trình độ, có sức khỏe, có đạo đức, có tâm huyết với nghề phục vụ nhiệm vụ trồng người của thành phố, hạn chế tối đa những tiêu cực trong quá trình tuyển dụng. Kết quả trong 5 năm học (2007- 2012), ngành đã xét tuyển được 3.112 giáo viên THPT, cụ thể như sau: Năm học 2007-2008 tuyển được 599 giáo viên THPT; năm học 2008-2009 tuyển được 977 giáo viên THPT; năm học 2009-2010 tuyển được 500 giáo viên THPT; năm học 2010-2011 tuyển được 536 giáo viên THPT; năm học 2011-2012 tuyển được 500 giáo viên THPT.
Ngoài ra, năm học 2007-2008 ngành đã tiếp nhận thuyên chuyển từ các tỉnh, thành phố khác về công tác tại các trường trên địa bàn TPHCM là 186 người; thực hiện việc xét tuyển 1.431 giáo viên, nhân viên; năm học 2008-2009 xét tuyển 191 giáo viên, nhân viên đã có quá trình công tác trước đây có đóng BHXH và xếp lương vào ngạch tương ứng.
Tính đến hết năm học 2011- 2012, tổng số giáo viên THPT của thành phố là 13.283 giáo viên, trong đó trường THPT công lập có 7.951 giáo viên/97 trường, chiếm 59,86%; trường THPT ngoài công lập có 5.332 giáo viên/85 trường, chiếm 40,14%. Công tác đào tạo, bồi dưỡng được cấp ủy Đảng, chính quyền và ngành giáo dục các cấp quan tâm, trong đó có công tác đào tạo sau đại học, thể hiện việc Sở GD&ĐT được UBND thành phố cấp kinh phí đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho ngành giai đoạn 2006-2010, tính đến tháng 5/2009, đã có 270 cán bộ, giáo viên được thành phố cử đi học sau đại học tại các trường trong và ngoài nước, nhằm góp phần nâng giáo viên đạt trên chuẩn. Kết thúc năm học 2011- 2012, trong tổng số 13.283 giáo viên THPT, có 13.215 giáo viên đạt chuẩn, chiếm 99,49%; có 68 giáo viên chưa đạt chuẩn, chiếm 0,51%; có 982 giáo viên đạt trên chuẩn, chiếm 7,39%.
Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các quận, huyện trong phát triển đảng viên mới trong khối trường học và sự phấn đấu rèn luyện của từng giáo viên, nên số lượng giáo viên đứng trong hàng ngũ của Đảng ngày một tăng. Tính đến hết năm học 2011- 2012, Đảng bộ Sở