KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông ở Tp. Hồ Chí Minh (Trang 98 - 101)

1. Kết luận

Mục tiêu quan trọng nhất của GD&ĐT nước nhà cần đạt được là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Việc xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng nhằm phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam, phục vụ sự

nghiệp chấn hưng đất nước, nhất thiết phải xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Đây là đòi hỏi khách quan và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Sự nghiệp CHH-HĐH đất nước, đòi hỏi phải đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, thì nhất thiết phải, phát huy hơn nữa vai trò của nguồn lực con người, trong đó có đội ngũ trí thức là nhiệm vụ không thể thiếu.

Để thực hiện mục tiêu này, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là ở một nơi sôi động, đầy tiền năng như giáo dục TPHCM, thì vai trò công tác QLNN về giáo dục là hết sức quan trọng. Do đó, cần phải thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý của Nhà nước từ trung ương đến thành phố để công tác QLNN được thống nhất, đồng bộ, đảm bảo hoạt động GD&ĐT đạt kết quả tốt. Trong đó, QLNN đối với giáo dục THPT lại càng cần được chú trọng hơn, nhất là đối với những thành phố đặc thù có tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng dân số “Cơ học” cao như TPHCM.

Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kiến thức tiếp thu được từ bậc giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết nhất định về kỹ năng sống, kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển cho bản thân sau khi tốt nghiệp, tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Do vậy, giáo dục THPT phải tiếp tục củng cố, phát triển những kiến thức đã học ở bậc THCS, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu là bảo đảm chuẩn kiến thức bậc phổ thông cho mọi học sinh, còn có nội dung nâng cao một số môn học để phát triển tư duy, năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.

QLNN về giáo dục THPT phải thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, triển khai thực hiện điều lệ nhà trường; nâng cao năng lực hệ thống

quản lý giáo dục; huy động mọi nguồn lực phát triển giáo dục; đổi mới quản lý tài chính; hoàn thành chỉ tiêu và hiện đại hóa hệ thống trường lớp; củng cố và tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục; chăm lo và đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

Trong 5 năm học, từ 2007-2012, công tác QLNN về giáo dục THPT trên địa bàn TPHCM đã gặt hái được rất nhiều thành tựu. Đã tham mưu với Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ GD&ĐT như: Cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, các chính sách hỗ trợ học sinh nghèo đến trường, các thầy cô giáo có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, ngành giáo dục còn tạo điều kiện thuận lợi cho các trường THPT thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch, chương trình đã đề ra; tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập nâng cao trình độ bằng việc cử theo học đề án đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, các lớp QLNN, các lớp lý luận chính trị và các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, các hoạt động khác theo hình thức lồng ghép vào các môn học. Các trường đã khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, bảo đảm thực hiện đầy đủ chương trình, dạy đủ môn học và có quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy học. Lực lượng thanh tra chuyên trách của Sở ổn định về số lượng, chất lượng ngày một nâng cao, đội ngũ cộng tác viên thanh tra của Sở được lựa chọn từ các cán bộ quản lý, giáo viên dạy giỏi, có uy tín, vững về chuyên môn, được bổ nhiệm đúng quy định và được tập huấn hàng năm. công tác ứng dụng CNTT đã và đang được đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học tại các trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, thiếu sót cần được khắc phục trong thời gian tới để giáo dục thành phố ngày

càng phát triển như: Chất lượng về đào tạo nguồn nhân lực chưa tương xứng với sự quan tâm, đầu tư của thành phố; việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập chưa đạt như mong muốn và còn nhiều hạn chế như: Vẫn còn tình trạng dạy theo cách “Thầy đọc, trò chép”; xếp loại đạo đức học sinh vẫn còn nặng tính hình thức, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; đội ngũ cán bộ QLGD chưa đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn tới; cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư cải thiện nhiều trong thời gian qua, song vẫn còn thiếu và chưa đạt chuẩn.

Những tồn tại, hạn chế trên là do cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Do đó, để khắc phục tình trạng trên, căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước và của ngành giáo dục để đề ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian tới đó là: Một là, Thống nhất và hoàn thiện hệ thống các văn bản QLNN về giáo dục THPT, kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi mới cơ chế QLGD. Hai là, Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD. Ba là, Đẩy mạnh XHH công tác giáo dục THPT. Bốn là, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng giáo dục THPT và xử lý nghiêm việc không chấp hành pháp luật về giáo dục. Năm là, Tăng cường quản lý các công trình, cơ sở vật chất tại các trường THPT. Sáu là, Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả QLNN về giáo dục THPT ở TPHCM.

Những giải pháp trên phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất và thực hiện nghiêm túc từ trung ương đến thành phố. Trong quá trình thực hiện, cần phải có sự chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên của cấp trên đối với cấp dưới thì mới thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông ở Tp. Hồ Chí Minh (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w