Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả QLNN về giáo dục THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông ở Tp. Hồ Chí Minh (Trang 91 - 93)

THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp

Pháp luật là công cụ đầu tiên và quan trọng nhất mà nhà nước cần có để quản lý xã hội ở bất cứ lĩnh vực nào. Vì thế trong lĩnh vực giáo dục nói chung hay các trường THPT nói riêng, đều phải có văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh. Mặc dù hệ thống pháp luật về giáo dục THPT đã hình thành và tương đối đầy đủ, nhưng mức độ hoàn chỉnh và bám sát với tình hình thực tiễn thì vẫn còn hạn chế và cần cụ thể hóa trong thời gian tới.

Để các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đi vào cuộc sống, trước hết phải dựa trên chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, điều kiện thực tiễn của đất nước, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh và các tổ chức mà Việt Nam tham gia như, tổ chức thương mại thế giới, cộng đồng kinh tế ASEAN có hiệu lực vào năm 2015….

3.2.6.2. Nội dung của giải pháp

Lý luận và thực tiễn chỉ ra rằng, thành công của công tác QLGD có liên quan đáng kể đến cơ chế, chính sách quản lý, trình độ chuyên môn, kỹ năng, trình độ về công tác QLNN của đội ngũ cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, trang

thiết bị phục vụ dạy và học tại các trường THPT …. mà nhà nước và thành phố ban hành. Do vậy, cần tiếp tục rà soát, bổ sung, sửa đổi và xây dựng mới hệ thống văn bản liên quan đến công tác QLNN về giáo dục THPT theo hướng quy định rõ thẩm quyền quản lý chung của chính quyền các cấp với thẩm quyền riêng của ngành giáo dục, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường THPT.

Cơ chế QLGD có tác động rất lớn đến kết quả của các hoạt động giáo dục, nếu cơ chế quản lý đưa ra không phù hợp, nó sẽ làm kìm hãm sự phát triển của giáo dục và ngược lại, nó sẽ tạo nên động lực quan trọng cho giáo dục phát triển, phục vụ đắc lực quá trình CNH-HĐH đất nước. Vì vậy, cần tiếp tục đổi mới cơ chế QLGD trên tinh thần xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về giáo dục từ trung ương đến các địa phương. Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân; phân luồng, phân tuyến một cách hợp lý trong hệ thống giáo dục quốc dân; thực hiện quản lý theo quy hoạch, kế hoạch, theo chiến lược phát triển giáo dục trong từng giai đoạn. Thống nhất đầu mối QLNN về giáo dục THPT trên cơ sở có sự phối hợp về công tác quản lý nhà nước về giáo dục THPT giữa Bộ GD&ĐT và UBND cấp tỉnh trong việc triển khai cụ thể các văn bản đến các trường THPT trên địa bàn thành phố.

Hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách phát triển, QLNN về giáo dục THPT; xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục THPT; điều tiết cơ cấu và quy mô giáo dục THPT trên địa bàn thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người học.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học có một vai trò quan trọng, không thể thiếu trong quá trình dạy và học, căn cứ vào những dự báo xu hướng phát triển của ngành phù hợp với xu hướng phát triển KT-XH của thành phố, trên cơ sở quy hoạch về mạng lưới trường lớp, số lượng học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý

để tính toán đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị một cách hợp lý, tránh chồng chéo, lãng phí.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Để nâng cao năng lực và tạo động lực trong công tác QLGD, cần đặc biệt quan tâm đến việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển đội ngũ cán bộ quản lý và cách chức những cán bộ quản lý không hoàn thành nhiệm vụ, trên cơ sở chuẩn hóa về chuyên môn nghiệp vụ, về kiến thức QLNN, về lý luận chính trị ở các chức danh lãnh đạo QLGD và các chế độ đãi ngộ thích đáng khi cán bộ quản lý hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc kỷ luật những cán bộ quản lý giáo dục THPT không hoàn thành nhiệm vụ. Do đó trong quá trình triển khai cần có những quy định cụ thể về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, QLNN, lý luận chính trị, về hoàn thành và không hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ quản lý.

Ngoài nguồn kinh phí cấp theo quy định, ngành giáo dục thành phố cần tiếp tục tranh thủ các nguồn:

- Từ các nguồn trong chương trình mục tiêu quốc gia.

- Từ nguồn ngân sách của thành phố: Ngành tiếp tục tham mưu với UBND trình HĐND thành phố ra Nghị quyết giành thêm một phần kinh phí từ ngân sách thành phố thu vượt hàng năm chi cho giáo dục THPT.

- Thực hiện chủ trương XHH giáo dục THPT về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho hệ thống các trường THPT trên địa bàn thành phố.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông ở Tp. Hồ Chí Minh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w