Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng giáo dục THPT và xử lý nghiêm việc không chấp hành pháp luật về giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông ở Tp. Hồ Chí Minh (Trang 85 - 89)

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Luật giáo dục Viện Nam năm 2005 xác định “Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi QLNN về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm; bảo vệ lợi

ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục”.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Thanh tra chuyên ngành về giáo dục có nhiệm vụ: Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục; thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng; kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục; đề nghị nhà nước sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định về giáo dục; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nghiêm túc thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ GD&ĐT về ban hành Quy chế thực hiện công khai với các cơ sở giáo dục, trong đó có các trường THPT trên địa bàn thành phố theo mô hình các website đã được triển khai xây dựng ở các nước (Anh, Mỹ, Nhật…) cụ thể như sau:

- Giao Phòng KT-KĐCLGD chủ trì, phối hợp với các phòng ban thuộc sở quản lý về mặt nội dung website này, kinh phí duy trì quản lý website được lấy từ ngân sách hoạt động của Sở GD&ĐT.

- Thông qua website, cung cấp thông tin tình hình kiểm định chất lượng giáo dục của tất cả các trường THPT trên địa bàn thành phố. các nội dung này, được Phòng KT-KĐCLGD kiểm tra, giám sát để bảo đảm tính khách quan, chính xác.

- Các thông tin trên website này sẽ giúp cho “Khách hàng- người học” có cái nhìn toàn diện về chất lượng giáo dục của các trường trên địa bàn thành phố nói chung, các trường THPT nói riêng, từ đó lựa chọn trường có chất lượng giáo dục tốt, phù hợp với mình để theo học.

- Website này cũng sẽ là một kênh thông tin quan trọng thực hiện “Ba công khai” và đảm bảo chất lượng giáo dục, đồng thời giúp “Khách hàng- người học” giám sát các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại các trường THPT trên địa bàn cả nước nói chung, TPHCM nói riêng.

Tiếp tục tăng cường công tác QLNN về thanh tra giáo dục; đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra. Thanh tra cần tập trung vào chiều sâu các hoạt động, trong đó tập trung thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành ở tất cả các trường THPT trên địa bàn thành phố; tăng cường chỉ đạo công tác tự kiểm tra, tự xử lý của các trường THPT trên địa bàn thành phố; kiện toàn tổ chức thanh tra giáo dục và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ thanh tra chuyên ngành và đội ngũ cộng tác viên thanh tra thành phố.

Tăng cường thanh tra về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người dạy và người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên. Xây dựng những tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập; đảm bảo 100% giáo viên được đánh giá là áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học.

Tiếp tục thực hiện đáng giá quốc gia về chất lượng học tập của học sinh 3 năm một lần và công bố kết quả trên website; tham gia chương trình đánh giá quốc tế, nhằm công nhận bằng tốt nghiệp THPT tại Việt Nam nói chung THPT thành phố nói riêng ở tất cả các nước trên thế giới.

Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định độc lập về chất lượng giáo dục, tiếp tục triển khai kiểm định chất lượng và công khai kết quả kiểm định các trường THPT trên website (khi Bộ GD&ĐT xây dựng); đảm bảo các trường THPT trên

địa bàn thành phố được tham gia chương trình kiểm định và tái kiểm định chất lượng giáo dục theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

Xây dựng môi trường sư phạm bình đẳng, nhằm thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu và nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, tiếp tục triển khai thực hiện việc học sinh đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý các trường THPT trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, tổ chức xếp hạng các trường THPT và cho công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trước hết trên phương tiện thông tin của thành phố.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Thực hiện triệt để Công văn số 3233/BGDĐT-TTr về việc tăng cường hoạt động thanh tra thi tốt nghiệp THPT, Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT ngày 06/3/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT và Công văn số 2986/BGDĐT-VP ngày 21/5/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tổ chức tập huấn quán triệt công tác thanh tra cho đội ngũ cán bộ thanh tra theo Thông tư số 12/1997/GD-ĐT ngày 04/8/1997 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn hoạt động thanh tra trong bậc học THPT.

Chú trọng công tác thanh tra về đội ngũ, cơ sở vật chất, đạo đức học sinh và chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, thông qua đó giúp giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục giảng dạy, giữ vững kỷ cương kỷ luật, khuyến khích sự cố gắng của từng giáo viên; đồng thời, giúp hiệu trưởng quản lý, sử dụng, bồi dưỡng và thực hiện chế độ đãi ngộ giáo viên một cách hợp lý. Căn cứ các yêu cầu đã quy định, đánh giá chính xác, khách quan, xem xét hoạt động sư phạm của giáo viên, chủ yếu là công tác giảng dạy; kết hợp với việc đánh giá của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn thành phố về việc thực hiện các mặt công tác khác của giáo viên, chủ yếu xem xét hoạt động sư phạm của giáo viên được thanh tra trong năm học và tham khảo kết quả thanh tra từ những năm học trước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông ở Tp. Hồ Chí Minh (Trang 85 - 89)