THPT
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Điều 16 Luật giáo dục Viện Nam quy định “Cán bộ QLGD giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ QLGD phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ QLGD nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ QLGD, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục”.
Về mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là giúp cán bộ QLGD tiếp cận những tri thức, kỹ năng quản lý, có phẩm chất đạo đức, năng động và nhạy bén với sự thay đổi của cơ chế thị trường. Nội dung của đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình tiến tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài, đồng thời phải gắn lý thuyết với thực hành, giúp cán bộ quản lý hình thành các kỹ năng, kỹ xảo về công tác quản lý và cập nhập những kiến thức quản lý hiện đại nhất, nhằm đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ QLGD trong tình hình mới.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
Tiếp tục rà soát quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển đội ngũ cán bộ QLGD, trong đó có cán bộ quản lý giáo dục các trường THPT trên địa bàn thành phố, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tận tâm, tận lực, có trình độ, có năng lực quản lý và điều hành; do vậy khi xây dựng chương trình và triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục cần phải xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại các trường THPT trên địa bàn thành phố, phù hợp với yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục, đi đôi với thực hiện chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ cán bộ QLGD.
Xây dựng kế hoạch, quy hoạch hàng năm và dài hạn về phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng; xây dựng mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ về kiện toàn tổ chức bộ máy về quản lý đội
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng hướng dẫn của Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT. Xây dựng các quy định cụ thể về tổ chức bộ máy, bao gồm việc thành lập, sát nhập, giải thể, xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế, quan hệ công tác của ngành giáo dục.
Dựa trên các quy định của Chính phủ và Bộ GD&ĐT về thi tuyển và cơ chế giám sát việc thi tuyển cán bộ QLGD, thành phố cần cụ thể hóa và cho áp dụng rộng rãi trong toàn ngành giáo dục, trong đó có các trường THPT trên địa bàn thành phố để được khách quan, công bằng; tiến tới chỉ xét tuyển, bổ nhiệm, đề bạt vào các vị trí thích hợp những cán bộ QLGD ngoài trình độ chuyên môn, cần có trình độ về công tác QLNN và lý luận chính trị tương ứng. Giảm biên chế những cán bộ quản lý từ 1- 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ, không chịu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp
Thực trạng hiện nay, trong nhận thức của không ít cán bộ QLGD tại TPHCM về công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được coi trọng đề cao, đòi hỏi phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao nhận thức cho toàn đội ngũ cán bộ quản lý. Do vậy, UBND thành phố và ngành GD&ĐT cần tiếp tục quán triệt đầy đủ về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của công tác đào tạo, bồi dưỡng, thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa học tập, bồi dưỡng và tự học tập, bồi dưỡng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD.
Quan điểm của người quản lý sẽ có tác động rất lớn đến chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, cán bộ QLGD phải là những người có tâm, có tầm nhìn chiến lược trong công tác đào tạo, bồi dưỡng; luôn đặt ra cho bản thân mục tiêu cụ thể trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ QLNN, lý luận chính trị trên cơ sở nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng. Mục tiêu cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng là phải được xây dựng trên mục tiêu tổng quát của Bộ GD&ĐT; mục tiêu thực hiện tại các trường THPT phải bám sát vào mục tiêu của UBND thành phố; bên cạnh đó, tùy điều kiện thực tiễn của
từng trường để xây dựng mục tiêu cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học mà trường mình đã đề ra.
Cần xây dựng và phát triển lực lượng cán bộ QLGD tận tâm, tận lực, có tầm nhìn, có năng lực tổ chức điều hành và năng lực thích ứng với các điều kiện thay đổi; xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD phù hợp với yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục, có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ quản lý. Có chính sách phù hợp với cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ có trình độ và năng lực; xây dựng và ban hành chính sách khuyết khích các trường ký hợp đồng với các nhà giáo, nhà khoa học có kinh nghiệm và uy tín ở trong và ngoài nước tham gia quản lý và điều hành tại các trường THPT trên địa bàn thành phố. Do vẫn còn tình trạng cán bộ QLGD ở một số địa phương nói chung, thành phố nói riêng hiểu chưa đúng về đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, nên việc vận dụng vẫn còn tình trạng máy móc, cứng nhắc, thậm trí hiểu sai nên trong quá trình tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ quản lý không đúng vị trí và để xảy ra tình trạng “hồng” mà không “chuyên”. Lại còn có kiểu bố trí cán bộ quản lý theo ê kíp, do mối quan hệ họ hàng, thân thích, quê hương hơn là căn cứ vào phẩm chất, trình độ, năng lực của cán bộ. Cả hai kiểu này đều dẫn đến những hạn chế, những bất cập trong công tác quản lý như: Tình trạng bè phái, cửa quyền, hách dịch, quan liêu, chậm tiến bộ và không muốn đổi mới. Từ đây, phát sinh hiện tượng bằng mặt không bằng lòng, mất đoàn kết nội bộ, làm giảm sút hiệu quả công tác QLNN về giáo dục. Do vậy, trách nhiệm của Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ thành phố cần có các hướng dẫn và tăng cường công tác kiểm tra thực hiện về công tác quản lý giáo dục tại các trường THPT trên địa bàn thành phố như: Thi tuyển công chức, viên chức, quy hoạch, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách, bảo vệ chính trị nội bộ theo phân cấp quản lý. Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện áp dụng chức danh tiêu chuẩn, nghiệp vụ viên chức nhà nước, thực hiện định mức lao động và các chỉ tiêu biên chế cán bộ, giáo viên, nhân viên.