Thống nhất và hoàn thiện hệ thống các văn bản QLNN về giáo dục THPT, kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi mới cơ chế QLGD

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông ở Tp. Hồ Chí Minh (Trang 76 - 80)

dục THPT, kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi mới cơ chế QLGD

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Cơ chế quản lý là một yếu tố quản lý (có thể nói là công cụ) có tác động rất lớn đến kết quả của các hoạt động KT-XH. Một minh chứng rất thực tiễn là Nhà nước ta đã trải qua một thời kỳ dài trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, với việc thực hiện cơ chế này, đã làm kìm hãm sự phát triển của các

thành phần kinh tế và không tạo nên động lực cho sự tăng năng suất lao động, không tạo nên sự kích thích cho các kết quả hoạt động xã hội khác, trong đó có giáo dục. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, đổi mới cơ chế quản lý nói chung, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng và có tính quyết định tới kết quả các hoạt động KT-XH nói chung và kết quả hoạt động giáo dục nói riêng. Do vậy, mục tiêu quan trọng để đổi mới công tác QLNN về giáo dục tại các trường THPT nói chung, các trường THPT thành phố nói riêng là cần đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống các văn bản QLNN về giáo dục THPT, kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi mới cơ chế QLGD.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Bộ GD&ĐT về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa sát với tình hình thực tiễn và nhu cầu thiết thực của học sinh. Từ kinh nghiệm hay của một số nước tiến tiến trên thế giới, có thể xây dựng chương trình học của thành phố, sau đó chuyển về trung ương xem xét và phê duyệt cho phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố; đồng thời thành phố có thể đưa ra mức hỗ trợ tài chính và những chính sách hỗ trợ khác để trung ương xem xét quyết định.

Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân, phân luồng, phân tuyến một cách hợp lý trong hệ thống giáo dục, thực hiện quản lý theo quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục trong từng giai đoạn. Thống nhất đầu mối QLNN về giáo dục THPT, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa Bộ GD&ĐT và UBND thành phố trong việc triển khai cụ thể các văn bản, hoàn thiện môi trường pháp lý và chính sách phù hợp nhằm phát triển giáo dục THPT; xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển giáo dục; điều tiết cơ cấu và quy mô giáo dục THPT nhằm đáp ứng nhu cầu của người học trên địa bàn thành phố.

Tiếp tục thực hiện hợp lý cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các trường THPT công lập về thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy và biên chế gắn với đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo tinh thần Nghị định số

43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT- BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa trong toàn hệ thống quản lý giáo dục THPT thành phố, nhằm tạo ra một cơ chế quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, năng động và thuận lợi. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm “tin học hóa” về công tác quản lý giáo dục THPT trên địa bàn thành phố. Thực hiện công khai hóa trên trang Web của ngành về chất lượng, nguồn lực và tài chính đầu tư cho giáo dục THPT thành phố. Tăng cường quản lý việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục; tăng cường kỷ cương, nền nếp trong dạy học, trong kiểm tra đánh giá thi cử đảm bảo khách quan, chính xác, công bằng. Quản lý chặt chẽ việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố theo đúng tinh thần tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GD&ĐT.

Tiếp tục kiện toàn Hội đồng giáo dục ngang tầm với nhiệm vụ trong tình hình mới, Hội đồng phải tập hợp được những nhà giáo dục tâm huyết, những chuyên gia giỏi, am hiểu tình hình giáo dục trong nước và ngoài nước, có uy tín, kể cả những người đã nghỉ hưu nhưng có năng lực, có kinh nghiệm, có sức khỏe và có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Hội đồng có quy chế làm việc chặt chẽ, bảo đảm thực sự dân chủ, cùng nhau thảo luận đi đến kết luận và đưa ra các kiến nghị về phát triển giáo dục THPT với UBND thành phố.

Tiếp tục triển khai áp dụng trên toàn thành phố về chương trình giáo dục phổ thông mới theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục các nước tiên tiến vào điều kiện thực tiễn Việt Nam, theo hướng phù hợp với điều kiện học tập của học sinh và phân hóa mạnh ở những lớp trên, chú trọng giáo dục quốc phòng an ninh, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội của học sinh để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, nhằm xây dựng nền học vấn phổ thông cơ bản, vững chắc và phát triển năng lực cá nhân của học sinh.

Dựa trên chương trình chuẩn quốc gia, xây dựng các chương trình giáo dục phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức giáo dục tại các trường THPT trên địa bàn TPHCM. Tiếp tục biên soạn các tài liệu tham khảo hướng dẫn giáo viên, đặc biệt chú trọng đến các tài liệu nghe nhìn nhằm hỗ trợ tốt nhất việc dạy và học.

Thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục tại các trường THPT trên địa bàn thành phố; trong đó khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kiểm định độc lập ở trong và ngoài nước hoạt động tại thành phố, đồng thời cho công nhận kết quả kiểm định của các tổ chức này và tạo điều kiện để các trường THPT thành phố được các tổ chức này đánh giá và kiểm định đạt chất lượng cho phù hợp với đặc thù hoạt động của hệ phổ thông, từ đó tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục THPT trên địa bàn thành phố, giảm thiểu những sai sót trong hoạt động, từng bước hòa nhập và phát triển theo kịp hệ thống giáo dục các nước trên thế giới.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Từ thực tiễn TPHCM cho thấy, Sở GD&ĐT luôn giữ vai trò chủ đạo trong QLNN thể hiện qua việc triển khai các văn bản từ Bộ GD&ĐT, ít thấy sự chỉ đạo trực tiếp từ phía QLNN của UBND thành phố trong việc cụ thể hóa các văn bản trung ương cho phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương trước khi triển khai cho các trường THPT thực hiện. Do vậy, Sở GD&ĐT cần tiếp tục tham mưu với UBND thành phố trong việc cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn của trung ương về đổi mới cơ chế QLGD trên tinh thần xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan QLNN, trong đó chú trọng đến hoàn thiện tổ chức bộ máy và vai trò QLNN về giáo dục THPT của UBND thành phố.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông ở Tp. Hồ Chí Minh (Trang 76 - 80)