Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục THPT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông ở Tp. Hồ Chí Minh (Trang 83 - 85)

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời ký quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011) xác định: Giáo dục có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục cùng với phát triển KHCN là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời.

Như vậy, chủ trương XHH giáo dục là một trong những chủ trương mang tầm chiến lược, không chỉ đáp ứng nhu cầu được đào tạo hết sức to lớn và bức thiết của xã hội mà còn tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng thuộc khu vực kinh tế khác đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Chủ trương XHH giáo dục đã được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước, đã thực sự đi vào cuộc sống và tạo nên một thực tế hết sức sống động về sự kết hợp có hiệu quả giữa nhà nước và nhân dân cùng chăm lo đến sự nghiệp có ý nghĩa vô cùng to lớn “Sự nghiệp trồng người”; XHH giáo dục đã góp phần xây dựng một xã hội “Toàn dân” tham gia vào sự nghiệp giáo dục, xây dựng một xã hội học tập, một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại và giàu bản sắc dân tộc.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Tiếp tục giám sát chặt chẽ việc thực hiện chủ trương XHH giáo dục, trong đó có giáo dục THPT; tham mưu và trình phê duyệt tiêu chí mô hình trường cung ứng dịch vụ trình độ chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của nhân dân. Ngoài ra Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan tham mưu với UBND thành phố bổ sung hoàn thiện các chính

sách nhằm tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia thực hiện công tác XHH giáo dục. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách XHH giáo dục trên cả ba phương diện: Động viện các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân học tập suốt đời.

Tiếp tục đa dạng hóa các loại hình giáo dục, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia lĩnh vực giáo dục theo nhu cầu thực tế về kế hoạch phát triển giáo dục THPT ở TPHCM. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc tham gia giám sát các hoạt động XHH giáo dục. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo quy định của pháp luật để thúc đẩy phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. XHH giáo dục phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, đảm bảo sự thống nhất trong công tác quản lý của UBND, Sở GD&ĐT thành phố về giáo dục THPT.

Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào nhu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức được tham gia đóng góp nhằm phát triển giáo dục. Thống nhất trong nhận thức của các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và mọi người dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của XHH giáo dục trong sự nghiệp phát triển KT-XH của thành phố; xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục. Tạo điều kiện cho toàn xã hội quan tâm, chăm lo, ủng hộ cả tinh thần và vật chất cho sự nghiệp phát triển giáo dục; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục, coi đầu tư cho các hoạt động giáo dục là đầu tư cho sự phát triển; quan tâm, chăm lo học sinh diện chính sách, học sinh nghèo, học sinh vùng khó khăn được hưởng thụ thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao hơn. Phấn đấu xây dựng thêm nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố đạt chuẩn quốc gia trong thời gian tới.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi phát triển XHH giáo dục, thể chế hóa vai trò trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia giám sát, đánh giá giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục. Tăng cường quỹ đất xây dựng các trường THPT, các công trình phục vụ hoạt động dạy và học của trường.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Tăng cường phân cấp quản lý, thanh tra, kiểm tra, đổi mới mạnh mẽ công tác thi đua khen thưởng về thực hiện chủ trương XHH giáo dục THPT trên địa bàn thành phố nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn cho tất cả học sinh khi đến trường.

Khen thưởng, tôn vinh các nhà hảo tâm, doanh nghiệp đã có những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp phát triển giáo dục THPT trên địa bàn thành phố.

Khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục THPT nhằm phát triển song song hai loại hình: Giáo dục THPT công lập và giáo dục THPT ngoài công lập, phục vụ nhu cầu về học tập ngày càng tăng của nhân dân thành phố.

Tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn viện trợ thông qua các chương trình, dự án hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế để tăng đầu tư cho giáo dục THPT; ưu tiên nguồn vốn ODA cho các trường THPT ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng còn nhiều khó khăn của thành phố.

3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng giáo dụcTHPT và xử lý nghiêm việc không chấp hành pháp luật về giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục trung học phổ thông ở Tp. Hồ Chí Minh (Trang 83 - 85)