Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 62 - 63)

- 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm đi lại được quanh năm; trên 85% có phòng học kiên cố; trên 80% số hộ dân được dùng điện; 20% số xã cơ bản đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ hai và đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở; học sinh các cấp lên lớp đạt 98%; học sinh tốt nghiệp đạt trên 90%; trên 46% số trường đạt chuẩn quốc gia

- Đến năm 2015, phấn đấu đạt tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 20‰ và tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi còn dưới 12‰ như Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đến năm 2015; gần 100% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ.

- Về dinh dưỡng, đến năm 2015, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi còn 17%, suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi còn 29%; về nước sạch và vệ sinh: tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh là 96%; 98% dân số thành thị được sử dụng nước sạch; khoảng 50% các hộ gia đình vùng sâu vùng xa và 90% dân số thành thị có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn.

- Giảm tỷ lệ trẻ em bị coi là lao động sớm xuống còn 10%

- Đảm bảo mỗi xã có ít nhất một điểm vui chơi cho trẻ em, 100% trẻ em ở cả thành thị lẫn nông thôn được tiếp cận với sách, báo, truyện.

- 98% trẻ em được đăng ký khai sinh và 100% các xã tổ chức các hoạt động cộng đồng cho trẻ em như sinh hoạt hè, vui chơi, lễ hội,…

→ Đến năm 2015, Tỷ lệ nghèo trẻ em còn dưới 40%, mỗi năm giảm 4%. Giảm sự chênh lệch về CPI giữa các địa bàn của tỉnh và giữa tỉnh với toàn quốc.

3.2. Một số khuyến nghị giảm nghèo đa chiều trẻ em tỉnh Điện Biên

3.2.1. Hình thành hiểu biết phổ biến về nghèo đa chiều trẻ em và

xây dựng hệ thống đo lường nghèo đa chiều trẻ em cấp tỉnh

Tỉnh là cấp thực hiện chính sách, do đó, để giảm nghèo đa chiều trẻ em của tỉnh cần có những chính sách từ tỉnh tới trẻ em. Căn cứ của việc đề ra các chính

sách xuất phát từ thực trạng và tình hình nghèo đa chiều trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay, ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng, việc có khái niệm nghèo đa chiều trẻ em đã là khó chứ chưa nói gì đến việc có một hệ thống thu thập, xử lý số liệu và đo lường nghèo đa chiều trẻ em của tỉnh. Do vậy, trước hết cần nâng cao hiểu biết của không chỉ các cán bộ trong ngành mà của toàn xã hội về nghèo đa chiều trẻ em, một vấn đề còn khá xa lạ, ngay cả trên internet. Sự hiểu biết có thể được nâng lên và nhân rộng nhờ sự phổ biến rộng rãi các tài liệu về nghèo đa chiều trẻ em cũng như các cuộc thi tìm hiểu về nghèo đa chiều trẻ em tới mọi người dân. Suy nghĩ về nghèo đa chiều trẻ em nhờ vậy mà sẽ trở thành thói quen ngấm sâu vào hiểu biết của người dân nói chung, của cán bộ làm công tác về trẻ em nói riêng. Thứ hai, như đã nói ở trên, để khuyến nghị chính sách cho tỉnh, cần thiết phải có hệ thống đo lường, tính toán về tình trạng nghèo đa chiều trẻ em của tỉnh. Vì vậy, ở các cơ quan thống kê hoặc Sở LĐTBXH cần có phòng ban phụ trách thu thập, xử lý và phân tích các số liệu về trẻ em làm cơ sở cho các chính sách của tỉnh đối với vấn đề nghèo đa chiều trẻ em.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w