Tăng cường mạng lưới cộng tác viên hoạt động vì trẻ em

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 71 - 72)

Những vấn đề gặp phải trong công tác trẻ em của tỉnh gặp phải hiện nay là: - Không có mạng lưới cộng tác viên cơ sở thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ em, bao gồm cả thiếu ngân sách để vận hành mạng lưới này, thiếu cán bộ làm công tác xã hội cấp cộng đồng, và thiếu cán bộ cơ sở có kỹ năng và kinh nghiệm làm việc về công tác xã hội.

- Chính quyền cấp xã và trưởng thôn khó đánh giá một cách chính xác và theo dõi được nhu cầu bảo vệ trẻ em ở cộng đồng, cán bộ tư pháp xã thì gặp khó khăn trong việc cập nhật thông tin về các yêu cầu đăng ký hộ khẩu.

- Lãnh đạo địa phương, người đứng đầu cộng đồng cũng như người dân địa phương thiếu kinh nghiệm thực hiện các biện pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề xã hội mới phát sinh cũng như các vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em.

- Ngành tư pháp thiếu cán bộ cấp huyện và xã để quản lý và theo dõi việc đăng ký khai sinh một cách phù hợp; đăng ký khai sinh không được xem là lĩnh vực ưu tiên của ngành tư pháp; trạm y tế xã và bệnh viện không thực hiện đăng ký khai sinh đúng hạn do nhiều người dân sinh đẻ tại nhà.

Năm 2010, Chính phủ đã ra một quyết định nhằm thể chế hóa nghề công tác xã hội1. Theo quyết định này, tới năm 2015, số cán bộ công tác xã hội, nhân viên và cộng tác viên sẽ tăng thêm 10% trên toàn quốc, với mỗi xã có 1-2 nhân viên xã hội với phụ cấp hàng hàng tháng ít nhất tương đương với mức lương tối thiểu của Chính phủ. Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên địa phương các cấp sẽ tăng 50%. Các cán bộ xã hội cấp xã sẽ chính thức là một

1 Quyết định No.32/2010/QD-TTg (25/03/2010) về việc phê duyệt Đề án phát triển của công tác xã hội trong giai đoạn 2010 - 2020

phần của hệ thống và biên chế của Chính phủ. Điều này sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển trong tương lai của một hệ thống bảo trợ xã hội toàn diện và hiệu quả cho gia đình và trẻ em.

Vì vậy, trong thời gian tới, chính quyền tỉnh Điện Biên nên trích ra một phần trong ngân sách của mình trong việc hình thành nên đội ngũ cộng tác viên cấp xã cũng như tạo môi trường minh bạch, hấp dẫn bằng cải cách hành chính để thu hút nhân tài nhằm giải quyết lâu dài thực trạng lãnh đạo và chính quyền còn thiếu kinh nghiệm, khả năng giải quyết các vấn đề một cách linh hoạt. Trước mắt, khi chưa có cộng tác viên làm công việc quản lý thông tin hỗ trợ trẻ em tại thôn bản, có thể tăng phụ cấp thêm cho trưởng bản mỗi tháng khoảng 30.000đ/1 trưởng bản/tháng (hiện nay, mỗi trưởng bản được phụ cấp một tháng là 120.000đ) và giao trách nhiệm cho họ quản lý, thu thập thông tin, can thiệp, hỗ trợ trẻ em tiếp cận với các dịch vụ, thường xuyên báo cáo lên xã và xã báo cáo lên tỉnh. Khi đó, ngân sách tỉnh phải bỏ ra trong một năm đối với khoản phụ cấp này là: 1.678 bản (của 112 xã, phường) x 30.000đ/tháng/người x 12 tháng = 604.080.000 đồng (mỗi bản có một trưởng bản). Với số tiền này, công tác bảo vệ trẻ em được nâng lên rất nhiều, tình hình trẻ em được nắm bắt tốt hơn và do đó, giải quyết được rất nhiều vấn đề trẻ em.

Hiện nay, toàn quốc đã có khoảng 12 tỉnh, thành phố lớn đã có Trung tâm công tác xã hội (trong trung tâm có văn phòng tư vấn trẻ em) hoạt động để bảo vệ những người yếu thế, những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Tỉnh Điện Biên chưa có trung tâm này vì vậy, nên thành lập trung tâm trong thời gian sớm nhất có thể. Rất cần thiết có một trung tâm như vậy là bởi, một trong những nguyên nhân khiến trẻ em nghèo và yếu thế trong xã hội là người nuôi dạy các em cũng là những người yếu thế trong xã hội. Trung tâm công tác xã hội ra đời không chỉ giúp đỡ những trẻ em nghèo, quan tâm đến những vấn đề của trẻ em trực tiếp mà còn gián tiếp giải quyết cái nghèo cho trẻ em thông qua giải quyết những khó khăn của người lớn – những người nuôi dạy các em.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w