Tỉnh Điện Biên nằm trong ưu tiên của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 37 - 39)

tiêu quốc gia về giảm nghèo

“Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ,toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư”. Đây là mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.

Có thể nói, một trong những sự kiện của năm 2011 là Chính phủ ban hành Chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011- 2020. Nếu trước đây chỉ làm 1 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thì bây giờ, Nghị quyết 80 đã tách ra để huy động được nhiều nguồn lực xã hội, nâng cao trách nhiệm của các cấp, còn tập trung ưu tiên cho các huyện nghèo. Bên cạnh đó việc triển khai Đề án 30a của Chính phủ về hỗ trợ 62 huyện nghèo giảm nghèo nhanh và phát triển bền vững. Hiện nay, khoảng cách chênh lệch giữa các huyện nghèo với các huyện phát triển vẫn còn rất lớn, cả về hạ tầng và sản xuất. Cần phải cố gắng hẹp khoảng cách này.

Quốc hội đã thông qua danh mục Chương trình mục tiêu quốc gia cho 5 năm tới, trong đó có chương trình giảm nghèo, bắt đầu từ năm 2012. Chương trình tập trung cho 62 huyện nghèo cộng với 7 huyện mới được Thủ tướng bổ sung thêm vào diện 30a. Các xã nằm trong Chương trình 135, các xã biên giới, ngang biển, hải đảo cũng tiếp tục được tập trung đầu tư.

Tỉnh Điện Biên là một tỉnh miền núi, đa dạng về các dân tộc, có 7 huyện trong đó có 4 huyện nằm trong 62 huyện nghèo được hỗ trợ của Chỉnh phủ trong Đề án 30a và vì vậy cần tận dụng sự hỗ trợ và ưu tiên này để có kết quả giảm nghèo tốt hơn.

2.2.3. Tỉnh Điện Biên tiềm ẩn những nguy cơ của nghèo đa chiều

Đặc điểm địa lý cách biệt, mật độ dân cư không đồng đều, quá thưa thớt ở một số nơi và địa hình đồi núi hiểm trở có ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản. Đó là bởi chi phí đầu tư hạ tầng, chi phí giao dịch, chi phí cấp phát dịch vụ tính theo đầu người (như chi phí nhân sự, chi phí đi lại hay chi phí vận chuyển vật liệu,…) cao hơn hẳn. Tuy nhiên, chi phí đội lên của việc cung cấp dịch vụ ở vùng sâu vùng xa đều không được phản ánh đầy đủ trong

quá trình xây dựng và lập ngân sách thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như trong hệ thống định mức chi tiêu của Chính phủ.

Trong những năm gần đây, tỉnh đã đầu tư đáng kể vào lĩnh vực kinh tế và hạ tầng xã hội. Mặc dù vậy, hạ tầng thấp kém vẫn được xem là rào cản cho việc phát triển kinh tế và cung cấp dịch vụ xã hội, nhất là đối với các xã và huyện vùng sâu vùng xa. Theo số liệu từ Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 của tỉnh, trong khi phần lớn các xã khu vực nông thôn có đường tới trung tâm xã, cũng chỉ có khoảng 70% số đó có đường ô tô đến xã; khoảng 77% số xã có điện lưới quốc gia. Tuy vậy, cũng còn nhiều bản và nhiều hộ vẫn chưa có điện ngay cả khi họ thuộc những xã đã có điện đi qua. Các xã và thị trấn đều có bưu điện và điện thoại. Tính đến năm 2010, mặc dù 100% số xã có trạm y tế, mới chỉ có 42% số đó đạt chuẩn quốc gia. Ước tính, có khoảng 75% dân số nông thôn và 78% dân số thành thị tiếp cận được với nước sạch. Mặc dù hệ thống cấp nước đã được cải thiện, vẫn còn nhiều người dân vùng cao rơi vào cảnh thường xuyên thiếu nước, nhất là vào mùa khô.

Vấn đề dân tộc thiểu số là yếu tố then chốt nhất ảnh hưởng tới sự khác biệt về nghèo đói cũng như các chỉ tiêu về sự sống còn và phát triển của trẻ trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên một thực tế là tỉnh thiếu nghiêm trọng số liệu chính thống để khám phá các dạng khác biệt đó, làm cơ sở xây dựng kế hoạch và phân bổ nguồn lực. Điều này một phần là do Điện Biên mới được tách ra từ tỉnh Lai Châu từ đợt tổng điều tra dân số năm 1999. Do vậy số liệu liên quan đến dân số rất khó ngoại suy. Niên giám thống kê của tỉnh chỉ có 2 thông tin chính liên quan đến dân tộc thiểu số đó là tổng số giáo viên và học sinh dân tộc thiểu số trong giáo dục phổ thông, và số cặp vợ chồng có trên 2 con.

Các hộ gia đình của tỉnh nhìn chung có tỷ lệ chi tiêu từ nguồn thu nhập cũng như tiết kiệm của mình cho lương thực, thực phẩm và nhiên liệu cao (58,7% trong năm 2008) hơn các khu vực khác và hơn cả mức bình quân quốc gia (46,1% năm 2008). Tỷ trọng chi tiêu hộ gia đình cho lương thực và ăn uống là một tiêu chí hữu ích để đánh giá mức sống. Tỷ trọng chi càng nhiều có nghĩa là mức sống càng thấp. Tiếp theo, các hộ gia đình ở đây này dành ít thu nhập của mình để chi cho điện, nước và vệ sinh (2,3% so với mức bình quân chung của quốc gia là 6,4%), giáo dục (3,8% so với mức bình quân chung của quốc gia là 6,2%) (Phụ lục 3). Điều này chỉ ra một thực trạng là nhiều hộ gia đình của tỉnh có rất ít tiết kiệm bằng tiền mặt hay các nguồn thu nhập thay thế để cải thiện cuộc sống. Trong bối cảnh như vậy, ưu

tiên hàng đầu của các hộ gia đình thường là phải đảm bảo được cung ứng lương thực và an ninh lương thực hơn là giáo dục và chăm sóc y tế.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w