Trẻ em nghèo tỉnh Điện Biên ở các lĩnh vực nghèo đa chiều giai đoạn 2005 – 2010

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 51 - 54)

Phần này sẽ sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thống kê để đưa ra tình hình chung, những điều còn chưa biết về các lĩnh vực nghèo đa chiều trẻ em tỉnh Điện Biên.

2.4.2.1. Giáo dục

2.4.2.1.1.Tình hình chung

Cải thiện tiếp cận giáo dục và nâng cao chất lượng của giáo dục là những ưu tiên lớn của chính quyền tỉnh. Trong năm 2010, khoảng 36,6% chi tiêu công ở Điện Biên là dành cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Các khoản đầu tư đáng kể đã được ưu tiên cho việc mở rộng và cải thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở trường học trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, đến năm 2010, đã có tổng số 408 trường học, bao gồm:

- 89,3% xã, phường có trường mẫu giáo trung tâm và 91,3% làng, bản có trường mẫu giáo/phòng học mẫu giáo tại các điểm lẻ.

-100% xã, phường có trường tiểu học.

- 96,43% xã, phường có trường trung học cơ sở.

- 29 trường học phổ thông trong tỉnh, bao gồm 7 trường phổ thông trung học nội trú cấp huyện cho học sinh dân tộc thiểu số, 1 trường phổ thông trung học nội trú cấp tỉnh.

Nhà trẻ và mẫu giáo

Trong năm học 2009 – 2010, tỷ lệ trẻ em đến lớp mẫu giáo 5 tuổi là 94,2%, do đó, tỉnh đã đạt được mục tiêu 95% đề ra trong Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 2001 – 2010. Hiện tỉnh đã mở rộng các nhà trẻ và lớp học mẫu giáo thôn bản. Mặc dù vậy, việc tiếp cận với các cơ sở trường mẫu giáo trong các làng vùng sâu vẫn còn rất hạn chế. Trẻ nhỏ được anh chị ruột hoặc cha mẹ mình chăm sóc trong khi đang làm nông nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do các trường mẫu giáo, nhà trẻ nằm cách xa làng, nơi sinh sống của trẻ, vài cây số, vì vậy các em không thể đi học do cha mẹ thì bận rộn mà các em còn quá bé để tự đi bộ qua các địa hình miền núi. Nói chung, chỉ những gia đình nằm gần trung tâm xã mới có thể gửi con em đến nhà trẻ. Điều này có thể gây ra hiệu ứng kèm theo đối với những gia đình không thể gửi con mình đến nhà trẻ, vì khi đó, anh chị của các em cũng có thể phải nghỉ học ở trường để chăm sóc các em.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điện Biên là một trong 3 tỉnh miền núi phía Bắc không có trường mầm non hay trường mẫu giáo ngoài công lập. Điều này hạn chế việc lựa chọn cho các bậc cha mẹ khi họ chỉ có thể dựa vào trường

công lập. Điều này có cũng làm giảm khả năng cạnh tranh về chất lượng giáo dục cũng như việc chăm sóc trẻ em giữa các trường.

Giáo dục tiểu học

Theo Cuộc khảo sát Dân số, lực lượng lao động và Kế hoạch hóa gia đình của Tổng cục Thống kê năm 2010, khoảng 90,4% trẻ em trong độ tuổi tiểu học 6-9 tuổi tại Điện Biên được đi học. Tỷ lệ này về cơ bản là tương đương với các tỉnh khác có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự trong miền núi Bắc Bộ và so sánh được với tỷ lệ toàn quốc là 93,6%. Theo cuộc khảo sát này, 7,6% trẻ em 6- 9 tuổi ở Điện Biên chưa bao giờ đến trường, so với tỷ lệ này toàn quốc là 5,1%.

Trung học cơ sở

Theo con số của phòng thống kê tỉnh, tỷ lệ nhập học trung học cơ sở đã được duy trì từ 66,5% đến 70,5% trong khoảng năm 2005 và 2010, trong khi con số của Sở GD&ĐT cho thấy 65,4% trẻ em nhập học tại các trường trung học cơ sở trong năm học 2009-2010. Số lượng trung bình của học sinh/lớp là 29,2, so sánh được với tỷ lệ trung bình của toàn quốc là 36,6. Các tỷ lệ chung hoàn thành trung học cơ sở đạt 76% trong năm 2009 và 74% trong năm 2010.

2.4.2.1.2.Trường bán trú dân tộc thiểu số

Tăng cường cung cấp các cơ sở bán trú đã trở thành một phần quan trọng của quá trình tăng tiếp cận trường học cho trẻ em ở các bản làng hẻo lánh. Hiện số lượng các trường học có các cơ sở bán trú đã có sự tăng trưởng ổn định từ 84 trường học năm 2004 lên 185 trường học trong năm 2010. Trong năm học 2000 – 2010, có khoảng 50% số trường tiểu học, 74,5% trường trung học cơ sở và 53,5% trường trung học phổ thông có các cơ sở bán trú.

Ban đầu, nhiều trong số các cơ sở bán trú này đã được thành lập bởi công đồng địa phương để đáp ứng nhu cầu địa phương. Học sinh thường trở về nhà vào cuối tuần và mang đi gạo, muối và có thể thêm một số tiền để mua thực phẩm, tự nấu ăn sau khi kết thúc ngày học. Ban đầu, sự tăng trưởng của các trường này là tự phát và là một giải pháp tạm thời, không có kế hoạch tổng thể từ chính quyền cấp tỉnh hay cấp huyện.

Hỗ trợ và tài trợ từ ngoài cho các cơ sở bán trú đã gia tăng trong những năm gần đây, từ cả nguồn lực của chính quyền địa phương và các dự án do một số tổ chức phi chính phủ/nhà tài trợ hỗ trợ các cơ sở bán trú của địa phương và hỗ trợ học sinh nghèo bằng tiền mặt hoặc thực phẩm bổ sung. Sở GD&ĐT đã thực hiện mô hình thí điểm để cải thiện các điều kiện bán trú, bao gồm cả việc

thuê người giúp (khoảng 450.000 đồng/tháng) để hỗ trợ học sinh trong việc mua thức ăn và nấu ăn cũng như hỗ trợ để đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng. Điều này tiết kiệm thời gian cho việc học tập của trẻ em, làm giảm mối nguy hiểm cháy, chấn thương có thể, và bảo đảm sử dụng hợp lý quỹ. Gia đình đóng góp 13 kg gạo mỗi tháng và 2000 đến 5000 đồng mỗi ngày, và học sinh tham gia trong việc thu thập củi. Nhân dân và doanh nghiệp cũng hỗ trợ cho các em quần áo, hàng may mặc mùa đông, màn, chăn và các thứ tương tự. Tuy nhiên, do sự gia tăng nhanh chóng số lượng học sinh bán trú, đã có báo cáo từ một số địa phương về việc kinh phí phân bổ cho từng học sinh đã giảm. Theo báo cáo của tỉnh, nhiều cơ sở bán trú vẫn còn trong tình trạng nghèo nàn, xây dựng bằng tre gỗ đơn giản hoặc khung và bùn mà không đảm bảo an toàn và đủ ánh sáng cho trẻ em. Khoảng 95% các cơ sở phụ trợ như nhà bếp và hệ thống nước đang trong tình trạng tạm thời và việc cung cấp thường xuyên chăn màn, đồ dùng cần thiết khác là rất hạn chế. Nhiều phòng quá tải và thiếu kinh phí cho các hoạt động và bảo trì.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w