Chỉ số nghèo trẻ em (CPI)

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 26 - 29)

Chỉ số nghèo trẻ em CPI là một chỉ số tổng hợp về nghèo trẻ em, kết hợp các chỉ số riêng lẻ vào các chỉ số theo từng lĩnh vực và kết hợp các chỉ số theo lĩnh vực thành một thước đo kết quả đầu ra đơn nhất. Chỉ số này có thể được sử dụng để so sánh mối tương quan giữa các vùng theo thứ hạng của các vùng. Hạn chế của CPI là thiếu tính giải thích trực quan. Giá trị của CPI là kết quả tính toán thống kê và biến đổi, không thể hiện giá trị bằng số có thể giải thích trực quan. Bảng xếp hạng CPI có thể thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách tập trung hơn vào vấn đề nghèo trẻ em tại các vùng có kết quả thấp. Việc tính toán CPI được tiến hành qua một quá trình gồm 3 bước:

Bước 1:Tính tỷ lệ nghèo trẻ em theo từng thành phần của từng lĩnh vực. Tỷ lệ nghèo trẻ em theo thành phầnlà tỷ lệnhững trẻ em không đáp ứng một giới hạn đã được xác định của thành phần ấy trên tổng số trẻ em được quan sát. Khác với những tính toán CPR, số liệu sử dụng không nhất thiết là số liệu vi mô, có thể là số liệu vĩ mô ở vùng địa lý khi so sánh.

Bước 2: Giá trị chỉ số nghèo trẻ em theo lĩnh vực được tính bằng cách tính trung bìnhtỷ lệ nghèo trẻ em theo thành phần cho từng lĩnh vực: Tổng Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số trong một lĩnh vực chia cho số chỉ số trong lĩnh vực đó.

Bước 3:Chỉ số nghèo trẻ em tổng hợp dựa trên giá trị chỉ số nghèo trẻ em theo lĩnh vực bằng cách tính tổng các bình phương của các giá trị chỉ số nghèo trẻ em theo lĩnh vực rồi lấy tổng đó chia cho số lĩnh vực.

Chỉ số nghèo tổng hợp là: CPI =

Trong đó: CPI là Chỉ số nghèo tổng hợp

h là số lĩnh vực

dj là Chỉ số nghèo lĩnh vực j

Tính toán CPI không đòi hỏi phải có số liệu vi mô, có thể dựa trên các số liệu tổng hợp theo vùng hoặc vùng địa lý. Trong bước đầu tiên, Tỷ lệ nghèo trẻ em theo chỉ số không nhất thiết phải dựa trên số liệu về từng trẻ. CPI không đòi hỏi thông tin về các chỉ số theo từng trẻ nhưng lại cần có thông tin chi tiết ở cấp vùng địa lý. Do vậy, phương pháp CPI đã tạo cơ hội cho việc sử dụng các số liệu hành chính và phân tích sâu hơn ở các cấp địa lý. Các số liệu hành chính cũng có căn cứ hơn để được thu thập ở nhiều vùng địa lý hơn là sử dụng số liệu điều tra có tính đại diện nhưng rất tốn kém về thời gian và tiền bạc.

Về phương pháp luận được sử dụng, CPI cũng có thể được coi là một chỉ số về mức độ nghèo theo lĩnh vực bình phương. Việc sử dụng cách đánh trọng số phù hợp trong bối cảnh này do tình trạng nghèo trẻ em ở lĩnh vực nào càng nghiêm trọng sẽ được đánh trọng số cao hơn. Ngoài ra, áp dụng phương pháp này đối với các điểm số nghèo trẻ em theo lĩnh vực hơn là các điểm số nghèo trẻ em theo chỉ số ngụ ý rằng tính chất bù trừ được thể hiện trong một lĩnh vực cụ thể chứ không phải là giữa các lĩnh vực. Trong một lĩnh vực cụ thể, tình trạng nghèo trẻ em xấu đi trong một thành phần có thể được bù đắp bởi kết quả tốt ở một thành phần khác. Tính chất bù đắp toàn diện giữa các lĩnh vực sẽ không được sử dụng khi áp dụng các điểm số bình phương có trọng số theo lĩnh vực. Ví dụ như Tỷ lệ nghèo trẻ em cao trong lĩnh vực y tế không thể được bù đắp bởi tỷ lệ nghèo trẻ em thấp trong lĩnh vực vệ sinh, nước sạch. Điều này được cho là thể hiện khá rõ nét tình hình thực tế ở trẻ em do tình trạng nghèo trong một lĩnh vực không thể đơn giản là được bù đắp bởi lĩnh vực khác

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương I đã đưa ra khái niệm về nghèo đa chiều trẻ em và cách nhận diện nghèo đa chiều trẻ em là sự áp dụng vào đối tượng trẻ em dựa trên quan niệm về nghèo khổ đa chiều nói chung và hai thước đo đo lường nghèo khổ đa chiều HPI và MPI. Đồng thời, hai thước đo đo lường nghèo đa chiều trẻ em là Tỷ lệ nghèo đa chiều trẻ em và Chỉ số nghèo đa chiều trẻ em do do Tiến sỹ Chris de Neubourgh, Tiến sỹ Franciska Gassman và Keetie Roelen biên soạn trong Báo cáo “Trẻ em nghèo Việt Nam sống ở đâu? – Xây dựng và áp dụng cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em” được đưa ra trên cơ sở cách nhận diện nghèo đa chiều trẻ em. Qua đó, xây dựng cái nhìn tổng quan và sâu sắc về vấn đề nghèo đa chiều trẻ em. Chương II sẽ nêu lên những nét tổng quan về nghèo đa chiều trẻ em Việt Nam để làm nổi bật nghèo đa chiều trẻ em tỉnh Điện Biên cũng sẽ được nêu ra trong chương này.

CHƯƠNG II: NGHÈO ĐA CHIỀU Ở TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHÈO ĐA CHIỀU TRẺ EM TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 26 - 29)